K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

........, ngày  ... tháng ... năm 20........

Bố kính yêu của con!

Đầu thư con chúc bố sức khỏe, luôn công tác tốt. Thời tiết dạo này trở lạnh rồi, bố nhớ mặc áo ấm khi ra ngoài nhé. Ở nhà hai mẹ con con vẫn khỏe và nhớ bố nhiều. Trong thư có gửi kèm ảnh của hai mẹ con bố nhớ mở ra xem đấy.

Trong thư trước gửi cả nhà, bố nói là sắp được về phép làm hai mẹ con con ngóng mãi. Bao giờ thì bố được về nhỉ, liệu bố có được về lâu không? Ông bà cũng nhắc bố nhiều lắm, bố mau về đi nhé. Con dạo này vẫn học tập tốt, bố về đừng quên mua quà cho con. Con vẫn nhớ lần trước bố dẫn con ra cung thiếu nhi chơi rất vui, bố có về dẫn con đi chơi tiếp bố nhé. Con yêu bố nhiều!

Ở trong ấy bố có khỏe không, có béo lên được nhiều không? Lần trước về bố béo lên làm cả nhà vui lắm. Công việc của bố vẫn tốt chứ ạ? Bố đừng uống rượu với hút thuốc lá nhiều nhé, hai mẹ con con lo lắm.

Trời dạo này trở lạnh nên sức khỏe bà hơi yếu đi một chút, bà vẫn bị bệnh thấp khớp bố ạ, chân bà trở trời là lại đau. Con thương bà lắm nhưng chắc biết làm sao được. Mong sao bà mãi khỏe mạnh thôi. Sau này lớn con sẽ kiếm thật nhiều tiền để mua thuốc chữa cho bà khỏi bệnh, để bà không phải chịu đau đớn nữa. Bà nhắc bố nhiều lắm đấy ạ.

Mẹ cũng nhớ bố nhiều lắm. Có lần con thấy mẹ lấy áo của bố ra ôm rồi cứ ngồi vậy mãi thôi. Bố về mau đi đừng làm mẹ buồn nhé.

Con mèo hay ăn vụng nhà mình bỏ đi mất rồi bố ạ. Từ cái ngày bố đánh nó ấy nó cứ quanh quẩn không dám về nhà rồi giờ thì bỏ đi mất tiêu. Bố bảo mèo mà mũi đỏ thì hay ăn vụng thế mà đúng thật. Nó đi rồi nhà cũng vắng đi nhiều.

Cái cửa mà bố đóng vào mùa hè giờ mùa đông gỗ nó co lại hút gió lạnh lắm bố ạ. Bố sớm về sửa bố nhé. Còn cái chuồng gà nữa, hôm nọ con gà nó nhảy kiểu gì gãy mất rồi, ở nhà mẹ với con chẳng sửa được gì. Bố mau về bố nhé.

Vậy thôi, thư cũng đã dài. Con dừng bút ở đây bố nhé. Con yêu bố nhiều lắm. Mong sớm nhận được thư bố.

Con gái của bố

29 tháng 10 2021

viết sai thì xin vĩnh biệt cụ

29 tháng 10 2021

vác cả đề cương ra cho giải luôn

29 tháng 10 2021

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích trong văn bản " Kiều ở lầu Ngưng Bích "

- Tác giả: Nguyễn Du

- PTBĐ chính: Miêu tả và Biểu Cảm

Câu 2: 

Nội dung chính: Thể hiện tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ

Câu 3:

Qua đoạn trích chúng ta có thể thấy Thúy Kiều là một người con hiếu thảo. Mặc dù đã bán mình chuộc cha, báo hiếu cho cha mẹ nhưng khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích nàng vẫn không ngừng nhớ và xót thương khi tưởng tượng cảnh cha mẹ tựa của ngóng chờ mình. Nàng lo lắng không biết ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ vào những ngày hè oi nóng, lấy ai ấp chiếu chăn cho cha mẹ ngủ vào những ngày mùa đông giá lạnh, ai sẽ múa để mua vui cho cha mẹ xem. Nghĩ đến đây Thúy Kiều lại tự cho rằng mình chưa báo hiếu được cho cha mẹ và buồn bã vô cùng. Qua bốn câu thơ này, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mặt người đọc một người con hiếu thảo, một người con giàu đức hi sinh.

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

29 tháng 10 2021

TL:h đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

^HT^

29 tháng 10 2021

TL ;

Đây là tượng thanh vì chỉ mô phỏng âm thanh

HT

29 tháng 10 2021

vun vút là từ tượng thanh

hok tốt

k cho mình nha!!!

29 tháng 10 2021

TL:

"mọi người sống vui vẻ hoà thuận với nhau" nha bạn

-HT-

29 tháng 10 2021

hòa thuận

gia đình em rất hòa thuận 

HT

@ nghĩa

29 tháng 10 2021

Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác đã viết:

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.

Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.

Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.

Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.

Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.



 

29 tháng 10 2021

nhầm, trong mỗi câu sau nhé. Mik cảm ơn các bạn trước

29 tháng 10 2021

Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ nếu có trong mnooix câu sau:

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

b. Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ.

c. Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.

d. Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người lại ngủ trong lều

e. Trên nền cát trắng tinh, mọc lên những bông hoa tím.

g. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

h. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.

i. Ve kêu rộn rã.

k. rộTiếng ve kêu n rã.

29 tháng 10 2021

Cho câu "Tiếng đàn trầm bổng làm lay động lòng người."

Từ "lay động" trong câu trên được dùng theo cách nào dưới đây:

A. Nghĩa gốc             B. Nghĩa chuyển                 C. Không xác định được

B. Nghĩa chuyển

@Bảo

#Cafe

29 tháng 10 2021

Kết bài mở rộng gồm cảm xúc , cảm nghĩ và bài học giúp người đọc hiểu nhiều ý của văn bản hơn

Kết bài không mở rộng chỉ gồm cảm nghĩ , cảm xúc và câu kết bài

HT

29 tháng 10 2021

TL

Kết bài theo kiểu tự nhiên: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.

Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy rộng ra các vấn đề khác.

HT

29 tháng 10 2021

I.Yêu cầu chung - Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. - Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên. II. Yêu cầu cụ thể Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm sáng rõ định hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến * Học sinh cần giải thích được ý của nhận định - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh.. - Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.... 2. 2. Chứng minh: a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo - Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. + Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện tiêu biểu... + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông.... - Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “Lão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh... b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”. b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người: * Truyện “ Lão Hạc” + Nam Cao cảm thương cho Lão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến HSđưadẫndẫnchứngvềnỗikhổvậtchất,tinhthầncủaLãoHạcHSđưadẫndẫnchứngvềnỗikhổvậtchất,tinhthầncủaLãoHạc + Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc... * Văn bản“ Tức nước vỡ bờ” - Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến HSđưadẫnchứngvềtìnhthế,hoàncảnhcủagiađìnhchịDậuHSđưadẫnchứngvềtìnhthế,hoàncảnhcủagiađìnhchịDậu b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người.. + Với “Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu thương, lối sống tự trọng HSđưadẫnchứngphântíchlàmrõlờingợicacủatácgiảvớiLãoHạcHSđưadẫnchứngphântíchlàmrõlờingợicacủatácgiảvớiLãoHạc + Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt HSđưadẫndẫnchứngvềsựngợicavềtìnhyêuthươngchồngconcủachịDậuvàsựphảnkhángcủachịDậu..HSđưadẫndẫnchứngvềsựngợicavềtìnhyêuthươngchồngconcủachịDậuvàsựphảnkhángcủachịDậu.. b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người. - Văn bản “Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.HSđưadẫnchứngHSđưadẫnchứng - Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị HSđưadẫnvềsựlênántốcáotháiđộhốnghách,tángtậnlươngtâmcủanhàvănvớitêncailệvàngườinhàlítrưởngHSđưadẫnvềsựlênántốcáotháiđộhốnghách,tángtậnlươngtâmcủanhàvănvớitêncailệvàngườinhàlítrưởng c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm. - Với Nam Cao qua văn bản “Lão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan... - Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động từngoạihìnhngônngữ,hànhđộngtâmlí...từngoạihìnhngônngữ,hànhđộngtâmlí... Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cách của riêng mình như để khẳng định trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những người nông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nước đọng” 3. Kết bài Ý kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo như sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văn có tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hướng ngòi bút của mình về con người, vì con người. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng của những nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chương chân chính của“ Nghệ thuật vị nhân sinh”. .....