K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao? Bài đọc: SƠN TINH, THỦY TINH      Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.      Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao?

Bài đọc:

SƠN TINH, THỦY TINH

     Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

     Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.

     Một người là chúa miền non cao, một người là vua vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:

     – Hai ngài đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.

     Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

     Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

     Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục, tr.7 – 9)

1

Ý nghĩa bài Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm

-Đề cao tinh thần chống lũ lụt của nhân dân ta thời xưa

-Thể hiện mong muốn, ước mơ về việc chế ngự thiên tai của người Việt ta thời xưa

Ngày hôm qua, em đã có một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cùng các bạn của mình. Chúng em đã cùng nhau tự lắp ráp và trang trí cho cây thông noel của lớp.

Khi nhận được lời “nhờ” của cô giáo chủ nhiệm, em và các bạn đã rất vui sướng và tự hào khi được tham gia hoạt động ý nghĩa này. Đầu tiên, chúng em chồng từng đoạn của cây thông theo thứ tự từ to đến nhỏ. Hai tầng cao nhất, chúng em đã nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm. Xong xuôi, chúng em cẩn thận tách từng chiếc lá của cành cây xòe ra. Chẳng mấy chốc, cây thông trở nên xum xuê và đồ sộ hẳn.

Bước tiếp theo cũng là bước mà em thích nhất, chính là trang trí cho cây. Cô giáo đặt tên ngọn cây một ngôi sao vàng thật to và đẹp. Còn lại, cô trao toàn quyền sáng tạo cho chúng em. Nào là hạt châu to hạt châu nhỏ đủ màu sắc, nào là những hộp quà lấp lánh kim tuyến đủ kích thước, nào là những hình bông tuyết, hình chiếc tất, hình chú hươu ngộ nghĩnh. Tất cả được treo rải rác khắp cành thông. Sau cùng, cô giáo quấn một vòng xoắn ốc từ trên ngọn cây xuống gốc dây đèn nhấp nháy nhiều màu.

Trải nghiệm lần này giúp em hiểu được sự vất vả để có thể dựng nên một cây thông noel. Đồng thời, còn giúp em học được cách hợp tác và tự phân công khi làm việc nhóm cùng các bạn. Trải nghiệm này thật là tuyệt vời!

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)

Quê hương là một phần quan trọng của mỗi người. Dù có đi xa đến đâu, mỗi lần về thăm quê sẽ luôn để lại những kỉ niệm đẹp đẽ.

Mỗi năm, gia đình của em đều về quê vào dịp lễ. Vào nghỉ hè năm lớp một, em đã được về thăm quê ngoại. Buổi sáng hôm ấy, em dậy thật sớm. Sau đó, gia đình của em ra bến xe. Chuyến xe khởi hành lúc tám giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi. Xe chỉ đỗ ở ngoài đường quốc lộ, nên mọi người phải đi bộ vào trong làng. Bố mẹ chỉ ở lại hôm chủ nhật, rồi sau đó phải về thành phố để đi làm. Còn em được ở lại cùng ông bà. Kết thúc kì nghỉ hè, em mới phải trở lại thành phố.

Những ngày sau đó thật tuyệt vời. Mỗi buổi sáng, em thức dậy từ sớm rồi đi tập thể dục cùng ông ngoại. Không khí ở làng quê thật trong lành, khác hẳn với thành phố. Tập thể dục xong, hai ông cháu trở về nhà ăn sáng. Sau đó, em sẽ cùng với các bạn trong xóm ra cánh đồng chơi. Chúng em cùng nhau chơi ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Toàn những trò chơi dân gian mà ở thành phố em chưa từng được chơi.

Khi ông mặt trời đã lên cao, cả nhóm trở về nhà. Em được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà ngoại. Đến khi chiều xuống, những tia nắng chói chang dần yếu ớt rồi biến mất. Cơn gió thổi mát rượi như xua tan đi cái oi nóng của ngày hè. Em lại theo ông ngoại ra vườn. Vườn cây của ông thật rộng biết bao. Trong vườn trồng rất nhiều cây ăn quả. Em đã giúp ông tưới nước cho cây cối. Sau đó, ông còn hái rất nhiều loại quả cho em. Đến tối, em và bà ra ngoài sân ngồi hóng mát. Em vừa thưởng thức hoa quả, vừa được nghe bà kể chuyện. Sự yên tĩnh của làng quê khiến em cảm thấy thích thú.

Hôm sau, em còn được ra đồng thu hoạch thóc với bác Năm và chị Thương. Bác là anh trai của mẹ em. Nhà bác nằm bên cạnh nhà ông bà ngoại. Còn chị Thương là con gái út của bác. Chị đang là học sinh lớp 10. Những lúc không phải đi học, chị sẽ ra đồng làm việc giúp đỡ bố mẹ. Chỉ là công việc thu hoạch lúa nhưng cũng thật khó khăn, mệt nhọc. Nhờ vậy, em đã thấu hiểu được nỗi vất vả của các bác nông dân.

Ba tháng hè trôi qua thật nhanh. Em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, quen thêm được nhiều người bạn ở dưới quê. Khoảng thời gian ở cùng với ông bà ngoại thật vui vẻ. Khi trở về thành phố, em còn kể cho các bạn trong lớp mình nghe.

Chuyến về thăm quê của em thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến về thăm quê hơn nữa.

18 tháng 12 2023

     Tối hôm ấy, tôi đã rất khó ngủ, háo hức. Vì ngày mai, tôi sẽ cùng gia đình đi về quê ăn Tết cùng họ hàng.

      Vào buổi sáng sớm ngày 29 Tết, tôi cùng gia đình lăn bánh về quê. Trên xe có rất nhiều tiếng nói, tiếng cười. Mọi người cùng kể lại những chuyện vui hồi năm ngoái. Ai cũng nhớ lại những khoảnh khắc đẹp của mình. Tôi về quê không chỉ trong sự chào đón của ông bà ngoại. Mà còn có cả những người hàng xóm xung quanh. Con người ở quê tôi đều giản dị, thật thà mà hiếu khách, gần gũi. Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên, tôi cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài, cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Buổi trưa, tôi được ăn một bữa no nê, toàn những món ăn thôn quê nhưng ngon vô cùng. Buổi chiều, tôi cùng chị ra đồng để thả diều. Gió trời lồng lộng khiến diều của tôi bay cao vun vút. Tối đến, cả nhà cùng ăn bữa cơm và cùng nhau xem phim trên ti-vi. Đến đêm, ai về phòng của người nấy, tôi ngủ cùng bố mẹ và chị tôi.

       Sáng sớm hôm 30 Tết, con gà trống reo lên thật to" ò ó o" đánh thức mọi người dậy. Mẹ và bà đã dậy từ sớm để đi mua thức ăn. Khi mọi người thức dậy, đi xuống bếp đã thấy thức ăn được bày biện trên bàn rất đẹp mắt. Ăn xong, tôi phụ mẹ và bà dọn dẹp bát đũa. Trong khi tôi đang dọn dẹp cùng mẹ và bà. Bố, chị và ông đã tranh thủ gói bánh chưng để cúng ông bà, tổ tiên. Xong việc, cả nhà cùng quây quần bên nồi bánh chưng, trò chuyện với nhau. Đến tối, gia đình tôi cùng đón giao thừa. Ông bà đã chuẩn bị cho chị em tôi 1 bất ngờ, đó là pháo bông. Tôi cùng chị để pháo bông ra nơi bằng phằng. Bố đốt lửa cho pháo bông. "Boom" tiếng nổ làm tôi rất vui. Tuy có chút sợ hãi, những nó khiến tôi đắm chìm trong cuộc vui của gia đình. Chơi xong, cả nhà tôi cùng thắp nhang lên bàn thờ ông bà, cầu mong gia đình vui vẻ, khỏe mạnh và luôn hạnh phúc. Xong việc cả nhà cùng đi ngủ.

        Vào các ngày 1,2,3 Tết Nguyên Đán, tôi cùng gia đình đi thăm họ hàng, chúc Tết, nhận lì xì.

Chuyến về quê đã kết thúc, gia đình em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp. Tôi cũng có thêm được nhiều trải nghiệm cho bản thân, với kỉ niệm thật đẹp.

I. Đọc hiểu            MẸ TÔI     Con cò lặn lội bờ sông Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con     Tháng năm thân mẹ hao mòn Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy     Cho con cuộc sống hàng ngày Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời     Lẽ thường nước mắt chảy xuôi Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn     Biển khơi, nhờ có nước nguồn Phận con chưa kịp đền ơn cao dày     Tâm nhang, thấu tận trời mây Cầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu

           MẸ TÔI

    Con cò lặn lội bờ sông

Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con

    Tháng năm thân mẹ hao mòn

Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy

    Cho con cuộc sống hàng ngày

Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời

    Lẽ thường nước mắt chảy xuôi

Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn

    Biển khơi, nhờ có nước nguồn

Phận con chưa kịp đền ơn cao dày

    Tâm nhang, thấu tận trời mây

Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi

    Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười

Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.

                                                    (Phạm Văn Ngoạn)

- Cửu tuyền: cửu: chín; tuyền: suối;  chín suối, tức là âm phủ.

Câu 9: (1.0 điểm) Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?

Câu 10: (1.0 điểm) Từ thông điệp của bài thơ, em có cách ứng xử như thế nào với cha mẹ mình?

0

"Dù muốn hay không chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều không công bằng. Vậy tại sao thay vì than vãn, bạn không thử thay đổi suy nghĩ của mình về nó. Như Bill Gates từng đưa ra quan điểm: "Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen với điều đó".

"Cuộc sống" là những gì xung quanh chúng ta, liên quan mật thiết đến quá trình sống như: môi trường học tập, làm việc, sinh sống; các mối quan hệ xã hội... "Không công bằng" là một tính trạng hay cảm nhận liên quan đến việc bị phân biệt đối xử hoặc nhận kết quả không tương xứng. Còn "quen" có thể được định nghĩa là sự tiếp xúc nhiều lần trong cuộc sống đến mức hoàn toàn thích nghi. Câu nói của Bill Gates mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Cuộc sống này luôn tồn tại những mặt đối lập nhau: có đen thì phải có trắng, có đêm tối thì hẳn có bình minh. Và nếu có công bằng thì hiển nhiên bất công sẽ tồn tại. Đó chính là quy luật tự nhiên. Thế giới không bao giờ chỉ có công bằng. Bạn hiểu điều này chứ? Bạn không bao giờ thay đổi cả thế giới được. Nếu hiểu quan điểm của Bill Gates, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận nó như một điều đương nhiên và có cách để thích ứng.

Đôi lúc, vào một khoảnh khắc nào đấy, bạn muốn hét to lên: "Cuộc đời thật bất công". Đấy đúng là một sự thật cay đắng. Chúng ta đều biết nhưng không muốn thừa nhận. Con người luôn đặt ra những chuẩn mực đạo đức. Ngày từ lúc nhỏ, ông bà, bố mẹ, thầy cô cũng đã dạy ta những điều hay, lẽ phải và thấm nhuần tư tưởng "ai ngoan sẽ được thưởng". Nhưng cuộc đời không dễ dàng cho đi như thế: bạn học ngày học đêm nhưng vẫn thi trượt, bạn cố gắng hoàn thành công việc thật tốt nhưng thành quả lại dành cho một người khác. Cuộc đời bất công khi người khác đạt được dễ dàng mọi thứ mà bạn phải cố gắng hết sức mới có. Nó bất công khi chọn đẩy bạn xuống trước khi cho bạn cơ hội thay đổi điều gì đấy và không công bằng khi mọi thứ tốt đẹp luôn kết thúc quá sớm. Cuộc sống chẳng bao giờ là một đường thẳng. Khi bạn tốt với ai, họ ít khi nhớ đến. Nhưng chỉ cần một phút giây vô tình làm điều gì khiến họ không hài lòng, bạn nghiễm nhiên trở thành hình bóng xấu luôn tồn tại trong tâm trí họ.

Cuộc sống này vốn dĩ đã là bất công. Ngăn cách giữa bất công và công bằng cũng rất mong manh bởi sự chấp nhận và hi sinh. Vốn dĩ cho dù thế giới con người hay cả thế giới loài vật đi nữa cũng vậy. Có người sinh ra đã có hoàn cảnh tốt hơn người khác, có người sinh ra đã có sức khỏe tốt. Trong khi đó, ngược lại, có người miếng ăn còn không đủ, phải chống chọi với bệnh tật triền miên. Có loài vật thì to lớn, có loài thì bé nhỏ. Có loài không chi như rắn, có loài không khỏe bằng voi, không bay được như chim nhưng mỗi loài đều tự tìm một môi trường sống và cách thích nghi phù hợp để sinh tồn và duy trì nòi giống.

Như vậy, cho dù cuộc sống này không công bằng đến mấy thì nó vốn dĩ là vậy. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận một sự thật đã tồn tại và điều chỉnh bản thân vì kháng cự không chỉ có thể hủy hoại cuộc sống mà còn khiến bạn suy sụp tinh thần. Bởi vậy khi không thể thay đổi nó được ta phải chấp nhận cách "làm quen dần" - chấp nhận, thích nghi như có ai đó từng nói: "Hãy vui vẻ mà chấp nhận, chấp nhận sự thật là bước đầu tiên khắc phục bất hạnh".

Bertrand Russell cũng từng viết rằng: "Nếu như hạnh phúc trên đời đều đặt trên nền tảng của sự công bằng thì cuộc sống chẳng có gì thú vị và để ta phấn đấu nữa". Đúng vậy, ưu điểm khi thừa nhận rằng cuộc sống không công bằng là điều này khích lệ chúng ta cố gắng hết khả năng của mình chứ không phải tự thương hại bản thân. Các bạn biết rằng yêu cầu hoàn thành tốt công việc chính là một thách thức của cuộc sống với chúng ta. Thừa nhận sự thực này sẽ khiến con người không còn cảm thấy tiếc nuối. Bởi mỗi con người khi trưởng thành đều phải đối mặt với khó khăn và đôi khi cảm thấy mình gặp phải sự đối đãi bất công.

Cuộc đời này vốn tàn nhẫn nhưng cũng đừng vì vậy mà bị nó đánh bại một cách dễ dàng. Ai sinh ra cũng có cơ hội như nhau cả thôi. Quan trọng là bạn có nắm bắt được hay không. Cuộc sống này có được, có mất. Vậy phải xem bạn chịu mất thứ gì để đạt được thứ gì. Thành công sẽ chào đón bạn ở phía trước nếu ta biết, hiểu rõ bản chất của nó, nếu ta biết cố gắng ngay từ bây giờ.

Sẽ có người được cuộc đời ưu ái về nhiều mặt hơn một số người khác. Việc này không phải lỗi của bất kì ai. Mình sẽ buộc phải chấp nhận việc này dù không dễ dàng chút nào. Cứ cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân. Nếu không đạt được đích ta mong muốn thì ít ra cũng tiến đến điểm xa hơn chỗ bạn từng đứng.

Cuộc sống phức tạp không phải lúc nào cũng công bằng. Chúng ta luôn muốn đấu tranh vì nó bởi đây không chỉ thuộc về bản năng sinh tồn mà còn là nguyên tắc cơ bản của con người. Ta không thể thờ ơ trước mọi bất công và xem nó là một phần tất yếu được. Tuy nhiên, phải đấu tranh bằng cách nào đó để không gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh mới thực sự tối ưu.

Thay vì những câu hỏi tiêu cực luôn nảy ra trong đầu. Tại sao mình không nghĩ thoáng hơn, cố gắng thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống rằng: "Thực ra chẳng có cái gọi là bất công, mọi việc đều diễn ra theo quy luật của nó, không có cái gì xảy đến mà không có nguyên do". Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong quá khứ nhưng có thể hạn chế được ảnh hưởng của chúng trong hiện tại bằng cách hỗ trợ, ủng hộ các hoạt động ngăn ngừa hoặc thậm chí đấu tranh cho sự công bằng. Không thể đảm bảo kết quả này có thể hoàn hảo như ý muốn, tuy nhiên ít ra ta có thể tạo nên sự khác biệt. Hoặc có cách cũng khá thú vị và dễ làm là ta tự yêu và bảo vệ mình trước. Đời người có bao nhiêu điều phức tạp khó lường, bạn không thể cứ đòi hỏi mọi thứ phải tuân theo ý muốn của mình. Tốt hơn hết, bản thân luôn phải trang bị một bản lĩnh, ý chí kiên cường để sẵn sàng trước mọi khó khăn, sóng gió cuộc đời. Chỉ khi ấy, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và chiêm nghiệm được ý nghĩa cuộc sống.

Câu nói của Bill Gates mãi còn nguyên giá trị. Cuộc sống là để mỉm cười hạnh phúc chứ không phải vì những chuyện buồn khổ mà trong lòng phải suy nghĩ dằn vặt cả đời. Trách nhiệm của chúng ta là đón nhận và làm quen với nó, còn cuộc sống không có lí do gì để đáp ứng đầy đủ nguyện vọng, mong muốn hay công bằng với bạn cả: "Hãy tập quen dần với điều đó".

7 tháng 12 2023

Lẽ công bằng là một trong những giá trị cốt lõi quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó đòi hỏi sự trung thành và tôn trọng đối với mọi người, không phân biệt về đẳng cấp xã hội, giới tính, tuổi tác, tôn giáo hay sắc tộc. Lẽ công bằng không chỉ đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội mà còn tạo ra một môi trường làm việc và học tập tích cực.

Trong một xã hội công bằng, mọi người có cơ hội như nhau để phát triển và thành công. Không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ tiêu chí nào khác ngoài năng lực và phẩm chất cá nhân. Điều này tạo ra một cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt đến địa vị xã hội hay tài chính. Mỗi người đều có quyền được đối xử công bằng và có cơ hội để phát triển bản thân theo đuổi ước mơ của mình.

Lẽ công bằng cũng đóng vai trò quan trọng trong các môi trường làm việc và học tập. Khi mọi người được đối xử công bằng, họ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn, điều này tạo ra một tinh thần làm việc tích cực và sự học tập tích cực. Mọi người không cảm thấy bị kìm hãm và có động lực để phát huy tối đa năng lực của mình. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho toàn bộ tổ chức hoặc cộng đồng.

Ngoài ra, lẽ công bằng cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Khi mọi người đều được đối xử công bằng, họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm, điều này tạo ra một môi trường sống tích cực và hài hòa. Mọi người không cảm thấy bị bỏ rơi hay bị kìm hãm, điều này tạo ra một tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, lẽ công bằng vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Có những người vẫn bị kìm hãm và bị đối xử không công bằng chỉ vì các yếu tố ngoại vi như sắc tộc, giới tính hay tình trạng kinh tế. Điều này đòi hỏi sự chung tay và nỗ lực từ tất cả mọi người để xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng.

Tổng kết lại, lẽ công bằng là một giá trị cốt lõi quan trọng trong cuộc sống. Nó đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho mọi người, tạo ra một môi trường làm việc và học tập tích cực, và là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải cùng nhau hành động và chấp nhận sự đa dạng, tôn trọng lẽ công bằng và tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người.

(1.0 điểm) Hãy liên hệ với một nhân vật khác trong tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười dân gian em đã học cũng có một thói xấu nào đó đã bị đem ra châm biếm giống như vị quan trong câu chuyện trên. (Nêu rõ nhan đề tác phẩm, tên nhân vật và chỉ ra thói xấu). Bài đọc: HAI KIỂU ÁO        Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên,...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Hãy liên hệ với một nhân vật khác trong tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười dân gian em đã học cũng có một thói xấu nào đó đã bị đem ra châm biếm giống như vị quan trong câu chuyện trên. (Nêu rõ nhan đề tác phẩm, tên nhân vật và chỉ ra thói xấu).

Bài đọc: HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

1

- Một số truyện cười: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…

- Kể chuyện: Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

cô nhớ tick cho em nhé.

(1.0 điểm) Phân tích nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người thợ may: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ! để từ đó làm rõ mục đích trào phúng của truyện. Bài đọc: HAI KIỂU ÁO        Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Phân tích nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người thợ may: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ! để từ đó làm rõ mục đích trào phúng của truyện.

Bài đọc: HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

1

HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luôn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp:
Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(0.5 điểm) Chỉ rõ hai trợ từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:      Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:      – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Bài đọc: HAI KIỂU ÁO        Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp...
Đọc tiếp

(0.5 điểm)

Chỉ rõ hai trợ từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

     Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

     – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Bài đọc: HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

1
HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dan, người thợ may bèn hỏi : - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan lớn ngạc nhiên : - Nhà ngươi biết để làm gì ? Người thợ may đáp : - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão : - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

nhớ tick cho em nhé cô.