K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2018

- Hình ảnh so sánh : nước ầm ầm đổ ra ngày đêm như thác....

Phân tích:

Vế A :  nước

Phương diện so sánh : ầm ầm đổ ra ngày đêm

Từ so sánh : như

Vế B : thác ...

- Tác dụng : Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh làm nổi bật vẻ đẹp mênh mông, bao la, hùng vĩ, hoang dã, dào dạt sức sống của cảnh sắc thiên nhiên sông nước Cà Mau.

chúc bạn học tốt~

24 tháng 4 2018

nước ầm ầm dổ ra biển ngày đem như thác

so sánh ngang bằng

tăng sức gợi hình gợi cảm

23 tháng 4 2018

Trả lời

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà! 

23 tháng 4 2018

Vì khi đậy nút chai rượu sẽ không bị bay hơi nên sẽ không bị can dần

23 tháng 4 2018

no se thoat ra khong khi va can dan thui

MIK NGHI THE

23 tháng 4 2018

Trả lời

Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.
Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một cơn gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò "bát quái" phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.
Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như táp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…
Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau , sân nhà em đã lưng nước.
Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.
Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vội vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.

23 tháng 4 2018

Trong màn mưa giăng kín lối, sủi bọt trắng xóa trên sân còn cảm nhận thấy cái mùi hanh hanh ngai ngái của hương vị ngày hè. Trong những ngày nắng gắt của mùa hè miền Bắc, những cơn mưa rào như những thứ đặc sản mà người ta vẫn mong ngóng suốt không thôi. Nhờ có cơn mưa rào mùa hè vồn vã mà dường như lòng người cũng đã dịu lại cái bực tức khó chịu trong mấy ngàyoi nực. Sau khi vội vã thu dọn những quần áo, trấu thóc và củi khô … khỏi cơn mưa, mọi người thanh thản đón chờ món quà của thiên nhiên vui vẻ và nhẫn nại.

Những đứa trẻ hồn nhiên vui thích ra vầy nghịch dưới màn mưa đã đầy sự sống, chúng té nước, lăn xả thỏa thê. Vài cô cậu học trò mắc kẹt vì cơn mưa không tiếp tục quãng đường về, dừng lại trú ttrong một mái hiên, vui vẻ trò chuyện cười đùa. Mấy bác mang xô chậu phấn khởi hứng đầy nước mưa để dùng. Ai cũng xuýt xoa cơn mưa mùa hạ ngọt quá, đã đầy quá để vạn vật như hồi sinh sau cái héo của nắng hè.

Trong cơn mưa giăng mắc, tôi ngồi ở bậc cửa mong bố về nhà. Chờ đến lúc mưa đã ngớt tầm đã thấy bóng bố từ đầu ngõ, bố tôi vác cái cày sau lưng “đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa” với cái áo mi tơi mỏng manh đã rách ba – bảy chỗ và cái nón mê sờn cũ. Bố cười với tôi sáng cả vùng trời rồi đưa cho một túi cá rô đồng. Bố bảo “Mưa được mẻ cá con gái ạ, tốt quá, thế này cứ mong mưa thôi”. Tôi đón lấy mẻ cá mà cười xuề xòa, thầm cảm ơn cơn mưa rào tốt tính!

Đúng như cái tên của nó, cơn mưa rào mùa hạ đến thật nhanh mà đi cũng thật chóng, Mang theo cả cái vẻ ồn ào của nó, trả lại cái thanh bình ban đầu  Nhưng sự thoải mái, không khí nó mang lại đã làm dịu cả một vùng đất lẫn tâm hồn người. Vẫn mong những tiếng reo “mưa…mưa…mưa về” như mong một món quà đẹp đẽ của thiên nhiên miền Bắc.

23 tháng 4 2018

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. 
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. 
Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ. 
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp

23 tháng 4 2018

Nếu như xuân đến mang theo những làn mưa bụi giăng giăng êm đềm , thu sang mang theo hương nồng ổi chín và cái gió lạnh dịu ngọt và đông đến mang theo cái se lạnh cắt thịt thì hè về lại khoác lên cho vạn vật tấm áo mới rực rỡ, óng ánh hơn. Chính vì thế nên mùa hè luôn tỏa nắng trong tâm hồn em.

Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn. Những cành cây bàng, cây phượng hay những đầm sen đang rung rinh theo gió, đùa nghịch với nắng hồng. Mọi vật như đang khoác lên mình chiếc áo mới, óng ánh, tươi trẻ, sặc sỡ để cùng hòa mình vào bữa tiệc khổng lồ của trần gian. Những cây phượng vĩ in trên nền tròi mâm xôi gấc khổng lồ để cùng giao duyên với vạn vật. Và ông mặt trời như đang reo vui trên đỉnh non cao. Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.

Mùa hè đến cũng là lúc làng quê đang vào vụ gặt. Những cánh đồng với đợt sóng lúa nối đuôi nhau chạy dài tít tận chân trời. Thỉnh thoảng, nghe đâu đây như có tiếng thì thầm của những bông lúa uốn câu đang ghé sát nhau. Khắp không gian tràn ngập hương lúa đồn nội, ngào ngạt sánh quyện cùng với công sức mồ hôi của các bác nông dân. Từng đoàn xe kéo nhịp nhàng chở lúa đổ về sân. Chà! Cảnh tượng ấy mới đẹp và thịnh vượng làm sao. Trên cánh đồng, nhấp nhô hình ảnh các bà các mẹ, các chị gặt lúa. Một dáng vẻ cần mẫn, rất truyền thống, rất Việt Nam đã đổ bóng vào trang, văn trang thơ bao đời nay của dân tộc. m thanh tiếng cười nói, tiếng cắt lúa huyên náo đâu đây, cuộc sống của làng quê trông mới êm đềm, no ấm biết mấy. Xa xa, những đàn trâu, đàn bò thung thăng gặp cỏ. Còn đây là những chú bé chăn trâu thả diều đang vắt vẻo trên cây cầu. Mùa hè đã phủ lên làng bản, núi sông một màu vàng óng ả, tươi tắn khiến khắp nơi như một bức trang vàng rực sáng, ấm êm.

Mỗi lần hè về, tôi thường hay cùng lũ bạn đi câu cá, bắt cua. Vi vu cùng tiếng sáo diều du dương. Những âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức, vào giấc ngủ êm đềm mỗi tối. Một tuổi thơ đầy ngọt ngào, rất quê mùa, một cái quê mùa rất đẹp, rất duyên, rất trong sáng, nên thơ. Hè cũng là lúc tôi được ầu ơ trong tiếng ru của bà vào mỗi buổi chiều êm, gió mát rượi và tôi ngả đầu vào lòng bà. Hơi ấm của tình thương yêu đã vỗ về cho tôi vào giấc ngủ say.

Thế đấy, màu hè đã nuôi dưỡng trong tôi một tâm hồn sôi nổi, tinh nghịch và tươi trẻ. Đó là mùa của nằng, của gió mát, trăng thanh và những kỉ niệm êm đềm luôn sống mãi trong lòng tôi.

23 tháng 4 2018

Đã 37 năm đã trôi qua, hơn 1/3 thế kỷ là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta càng nhận ra ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng 30/4/1975.

Đã 37 năm đã trôi qua, hơn 1/3 thế kỷ là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta càng nhận ra ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng 30/4/1975.

Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…

Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hoá dân tộc, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đồng thời là sự ủng hộ giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.

Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời…

Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường… Hoà hợp dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…

Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của chiến thắng 30/4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hoà bình và sự thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Vì cuộc sống hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ mà cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm. Vì thế, hơn ai hết, người Việt Nam càng quý trọng những ngày tháng hôm nay, càng trân trọng những thành quả có được sau hơn 20 năm đất nước đổi mới trong bối cảnh đất nước hoà bình, xã hội ổn định.

Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta khôg cam chịu cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Và nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến khích hiền tài, khơi nguồn lực của toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội…

Chiến tranh càng lùi xa, chúng ta càng gìn giữ và phát huy tối đa giá trị tinh thần mà ngày chiến thắng 30/4 mang lại, để dân tộc mãi mãi hoà bình và thịnh vượng.

Chúng ta cùng nhìn lại một số hình ảnh làm nên chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

23 tháng 4 2018
Câu hỏi Hội thi tìm hiểu về đại thắng mùa xuân 1975 
(30/4/1975 -30/4/2010)
---------------

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 : Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?

a. Chiến dịch Tây Nguyên

b. Chiến dịch Trị - Thiên

c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Câu 2: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Sài Gòn

Câu 3: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Bạn hãy cho biết tên người phi công này.

a. Nguyễn Thành Trung

b. Lê Văn Phong

c. Nguyễn Văn Lương.

d. Nguyễn Văn Hiệu

Câu 4. Bạn hãy cho biết chiến dịch Tây Nguyên diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 4/3 đến 3/4/1975

b. Từ 4/3 đến 7/3/1975

c. Từ 7/3 đến 3/4/1975

d. Từ 16/3 đến 15/3/1975

Câu 5. Bạn hãy cho biết chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 15 đến 21/3/1975

b. Từ 21 đến 29/3/1975

c. Từ 25 đến 29/3/1975

d. Từ 15 đến 29/3/1975

Câu 6. Bạn hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra bằng mấy mũi tiến công:

a. 3 mũi

b. 4 mũi

c. 5 mũi

d. 6 mũi

Câu 7. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời tổng thống:

a. 5 đời

b. 4 đời

c. 3 đời

d. 2 đời

Câu 8. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long ( hiện nay được tách thành 2 tỉnh Long An và Bình Phước) được giải phóng vào thời gian nào?

a. 6/1/1975

b. 16/1/1975

c. 26/1/1975

Câu 9: Chiến dịch giải phóng thành phốSài Gòn- Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào?

a. Ngày 4/4/1975

b. Ngày 14/4/1975

c. Ngày 24/4/1975

d. Ngày 23/4/1975

  1. Câu 10. Bạn hãy cho biết trong trận “Điện Biên Phủ trên không” - đòn quyết định đập tan “Uy thế không lực Hoa Kỳ” trên bầu trời Hà Nội, quân và dân ta đã tiêu diệt bao nhiêu chiếc máy bay của địch.

a. 85 chiếc

b. 83 chiếc

c. 82 chiếc

d. 81 chiếc

Câu 11. Bạn hãy cho biết : quân và dân ta đã đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên trong thời gian nào?

a. từ 20/3 đến 30/3/1972

b. Từ 30/3 đến 25/5/1972

c. Từ 30/3 đến 27/6/1972

d. Từ 25/5 đến 27/6/1972

Câu 12. Có một thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975 trùng với ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Đắc Lắc

Câu 13. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long được giải phóng vào thời gian nào?

a. Ngày 6/1/1975

b. Ngày 6/2/1975

c. Ngày 6/3/1975

d. Ngày 6/4/1975

Câu 14. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng do Trung uý Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4 chỉ huy đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 309

b. 390

c. 843

d. 307

Câu 15. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, tổng thống Mỹ Kennơdi chính thức sử dụng công thức nào để đánh phá cách mạng Việt Nam nhưng cuối cùng chúng cũng bị quân và dân ta đánh bại. Bạn hãy cho biết tên của công thức này?

a. Lực lượng nguỵ + vũ khí và cố vấn mỹ

b. Lực lượng ngụy + vũ khí và chính quyền tay sai

c. Lực lượng nguỵ + Vũ khí

d. Lực lượng nguỵ + Chính quyền tay sai

Câu 16. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng dẫn đầu đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 390

b. 429

c. 205

d. 309

Câu 17. Bạn hãy cho biết Hiệp định Paris được ký vào thời gian nào?

a. 26/1/1973

b. 27/1/1973

c. 28/1/1973

Câu 18. Bạn hãy cho biết lời kêu gọi cả nước của Bác Hồ: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” được ra đời vào thời gian nào?

a. Ngày 5/6/1965

b. Ngày 20/6/1965

c. Ngày 25/6/1965

d. Ngày 26/5/1965

Câu 19. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập:

a. Bùi Quang Thận

b. Lữ Văn Hoả

c. Thái Bá Minh

d. Nguyễn Văn Kỷ

Câu 20. Bạn hãy cho biết tên của đồng chí lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.

a. Lữ Văn Hoả

b. Ngô Viết Thụ

c. Hoàng Cao Đại

d. Nguyễn Hữu Hạnh

22 tháng 4 2018

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.

Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.

Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống - phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.

Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.

Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi... lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ.... Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.

Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.

Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp... rất yêu chuộng.

24 tháng 4 2018

dài quá bạn

Thực đơn hay còn gọi thông dụng là Menu là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan. 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn: 

- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..) 

- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn. 

- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn

20 tháng 4 2018

Thực đơn hay còn gọi thông dụng là Menu là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan. 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn: 

- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..) 

- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn. 

- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn

(k mk nha)

20 tháng 4 2018

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp.

Ví dụ:

  • Trẻ em đang lớn, cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.
  • Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay, cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
  • Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, canxi, phốt pho và chất sắt.
  • Cân nhắc về số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm
  • Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện thông qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

    Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cần bằng dinh dưỡng.
  • 4. Thay đổi món ăn

    • Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.
    • Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.
    • Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.
    • Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có.

    Ví dụ: Bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải thêm món cá hấp.

  • GHI NHỚ

    • Bữa ăn hợp lí sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.
    • Bố trí các bữa  ăn trong ngày hợp lí để đảm bảo tốt cho sức khỏe
    • Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, phải ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.

    CÂU HỎI

    1. Em hãy nêu những yếu tố cần  thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí?

    2. Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng  trong bữa ăn?

    3. Hãy kể tên những món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lí chưa?

    4. Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

20 tháng 4 2018

1. xây dựng thực đơn 

2. lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

3. chế biến món ăn

4. trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn

20 tháng 4 2018

So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 2 kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta. 

- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.

nhớ k cho mik nha

20 tháng 4 2018

so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này vs sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt. mik nha . chúc bn học tốt