K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2021

1.Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn goi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận)

Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?

Tình cảm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ?chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?

(Bài Bánh Trôi Nước Sách Ngữ Văn Vnen trang 65 Ngắn ngọn đúng dễ hiểu nha)

12 tháng 10 2021

Trong bài "Bánh trôi nước" (SGK Ngữ Văn 7/T94)?
Nhận xét cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong câu thơ mở đầu?
? Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của họ?
?Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
?Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được như vậy không?
? Từ đó nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
Mik sửa lại câu hỏi nha mn !

12 tháng 10 2021

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

I. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư”                                                             (Ngữ văn 7 – Tập 1,  NXB Giáo dục)Câu 1    a. Nêu nhan đề của bài thơ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?    b. Nêu nội dung chính của bài thơ?Câu 2. Từ “xâm...
Đọc tiếp

I. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

                                                             (Ngữ văn 7 – Tập 1 NXB Giáo dục)

Câu 1

    a. Nêu nhan đề của bài thơ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?

    b. Nêu nội dung chính của bài thơ?

Câu 2. Từ “xâm phạm”, “thiên thư” trong bài thơ trên là từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Giải nghĩa các từ trên?

Câu 3. Tìm hai từ Hán Việt có chứa yếu tố “thiên”? Giải nghĩa yếu tố “thiên” trong từng ví dụ đó.

Giúp mik với

2
12 tháng 10 2021

Câu 1.

a. Nam quốc Sơn Hà, thất ngôn tứ tuyệt.

b. Sông núi nước Nam vua Nam ở

   Sách trời đã định phận rõ ràng

   Cớ sao lũ giặc xâm phạm bờ cõi

   Chúng nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.

Câu  2.

Chính phụ

Xâm phạm: Tự ý sở hữu những thứ không phải của mình.

Thiên thư: Sách trời.

Câu 3. 

Thiên niên kỉ: 仟 (thiên: nghìn)

Thanh thiên: 天 (thiên: trời)

Đọc giống nhưng viết khác đấy :)

@Cỏ

#Forever

Câu 1:

a)Sông núi nước nam (Nam quốc sơn hà)

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

b)“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 2:

- Từ "xâm phạm" và "thiên thư" là 2 từ ghép chính phụ

+ Xâm phạm: Lấn quyền lợi của ai đó.

+ Thiên thư: sách trời.

Câu 3:

- Thiên địa: trời đất

- Thiên niên kỉ: 1000 năm

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

12 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ :

B1 : 

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải  “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là  những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này.  Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

Thạch mỹ có 0 định nghĩa. Bạn cũng có thể có định nghĩa riêng của mình.

12 tháng 10 2021

Thạch mỹ có 0 định nghĩa. Bạn cũng có thể có định nghĩa riêng của mình.

12 tháng 10 2021

Tham khảo :

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.

Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chững tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.

Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm. Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười. Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.

Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, động viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.

Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

Bố cục

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn

- Phần 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn

11 tháng 10 2021

A. Nội dung tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Bài thơ là sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên thiên dưới ngòi bút tài hoa Nguyễn Trãi.

B. Đôi nét về tác phẩm Bài ca Côn Sơn

1. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380- 1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cuộc đời bất hạnh

- Ông có một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, cáo quan về sống ở Côn Sơn.

b, Bố cục: 

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn

- Phần 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ 

- Bài thơ dịch theo thể thơ lục bát. 

e, Giá trị nội dung

- Bài thơ cho thấy khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cùng sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên được bắt nguồn từ tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.

g, Giá trị nghệ thuật

- Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ

- Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát có vần điệu nhịp nhàng, sinh động

C. Sơ đồ tư duy Bài ca Côn Sơn

D. Đọc hiểu văn bản Bài ca Côn Sơn

1. Cảnh thiên nhiên Côn Sơn

- Những phong cảnh tiêu biểu: Tiếng suối, đá rêu, thông, rừng trúc

- Cảnh sắc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ 

- So sánh: Tiếng suối- tiếng đàn cầm;  Đá rêu phơi- chiếu êm; Thông mọc- như nêm 

=> Sự lý thú của rừng núi hoang sơ kết hợp với thiên nhiên hoang sơ nhưng chứa đựng nhiều điều đẹp đẽ.

2. Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên

- “Ta” hiện diện giữa thiên nhiên, hưởng thụ thiên nhiên với những thú vui tao nhã. Nghe tiếng suối như tiếng đàn cầm, đá như chiếu để nằm thảnh thơi

- “Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”: không những hưởng thụ cuộc sống mà “ta” còn có thú vui “ngâm thơ” thể hiện một tâm hồn thư thái.

=> Thiên nhiên như người bạn tri kỷ của con người, con người sống hòa hợp cùng tình yêu thiên nhiên