K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2023

lười 

bị thao túng bởi mấy thứ vô bổ

2 tháng 5 2023

- Lười

- Ham chơi

- Bận học.

- Đi học.

- Bị TV thao túng.

- ...

2 tháng 5 2023

Suy nghĩ của em:

- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:

+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.

+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.

+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.

+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.

27 tháng 4 2023

Trong cuộc sống ngày xưa , phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường được sử dụng là ngựa hoặc voi . Vì đây là phương tiện sẽ giúp dân tộc tiểu số về ngày trước vượt qua được mọi địa hình khó khăn , những núi trắc trở và vòng vèo . Từ những miêu tả và nội dung của bài " Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa " đã giúp cho người đọc hình dung , hiểu thêm được nhiều những phương tiện mà chính dân tộc từ đời trước con cháu đã sử dụng có trong từ khoảng thế kỉ X - XVIII và những phương tiện đó đã được coi là bộ phận quan trọng và cũng được coi là thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người từ thưở xa xưa . 

Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn  làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

24 tháng 5

5 - 6 dòng:

Văn bản đề cập đến các loại ghe xuồng cùng những giá trị và kinh tế và văn hóa của nó với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.

10 - 12 dòng:

Văn bản đề cập đến sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ, tác giả chỉ ra các đặc điểm và tác dụng cụ thể của các loại ghe, xuồng Nam Bộ. Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc,… Về ghe, thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài như ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe ngo, ghe hầu,... Ghe xuồng ở Nam Bộ là một loại phương tiện giao thông hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.

 

25 tháng 4

Trò chơi cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và thú vị. Dưới đây là thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:

  1. Mở bài:

    • Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
    • Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hoặc đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé ở vùng nông thôn.
    • Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó mang lại.
  2. Thân bài:

    • Những quy tắc khi chơi:

      • Số lượng người tham gia: Khoảng 8 đến 10 người.
      • Độ tuổi: Trẻ em.
      • Dụng cụ: Một lá cờ.
      • Không gian diễn ra trò chơi: Phòng rộng rãi.
    • Miêu tả cách chơi và luật chơi:

      • Chuẩn bị trước khi chơi:
        • Tùy thuộc vào số lượng người chơi, chia đội chơi bằng nhau.
        • Chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó, vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ.
        • Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.
        • Chọn ra một người để làm quản trò.
      • Bắt đầu chơi:
        • Hai đội đứng sau vạch xuất phát. Sau đó, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5…
        • Khi quản trò gọi đến số nào, người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ.
        • Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào.
        • Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định.
        • Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.
    • Tác dụng của trò chơi cướp cờ:

      • Tăng khả năng vận động, khéo léo.
      • Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
      • Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
      • Tăng thêm tinh thần đoàn kết.
  3. Kết bài:

    • Khẳng định ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.
12 tháng 4
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
25 tháng 4

Trò chơi pháo đất là một trò chơi dân gian phổ biến, thường được chơi nhiều ở các vùng quê và thường diễn ra vào dịp lễ Tết. Dưới đây là một thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:

  1. Mở bài:

    • Trò chơi pháo đất là một trò chơi vô cùng quen thuộc, thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán ở các vùng quê.
    • Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn.
  2. Thân bài: Miêu tả cách chơi và nêu các quy tắc cơ bản:

    • Số lượng người chơi: Trò chơi không giới hạn số lượng người tham gia.
    • Độ tuổi: Dành cho mọi lứa tuổi.
    • Dụng cụ: Đất sét là nguyên liệu chính để làm pháo đất.
    • Không gian diễn ra trò chơi: Cần không gian rộng rãi, thoải mái để người chơi có đủ không gian làm pháo và nổ pháo.

    Luật chơi:

    • Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao 1 phần đất để làm pháo.
    • Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng.
    • Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi.
    • Kết thúc thời gian làm pháo, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy pháo và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với mặt sân chơi.
    • Người nào nổ pháo to nhất sẽ giành chiến thắng.
  3. Kết bài:

    • Trò chơi pháo đất không chỉ rèn luyện sự tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng và gắn kết mọi người với nhau.

Hy vọng bạn thấy thú vị khi tham gia trò chơi pháo đất! 🎆🎇

21 tháng 4 2023

...................................
bạn có viết thừa chữ "không" không thế?

29 tháng 4

Có ý kiến cho rằng " Học tập là điều không cần thiết " . Vậy xin hỏi những người thành công là từ đâu mà ra? Phải chăng họ vốn dĩ là thần đồng, không cần đến trường, không cần kiến thức, không cần chữ nghĩa, cứ thế mà mở doanh nghiệp rồi thành công? Xin hỏi những người làm buôn bán như bất động sản, sản phẩm xuyên quốc gia như xe máy, mĩ phẩm... họ làm gì để bán được sản phẩm khi mà họ không biết chữ nghĩa để kí vào hợp đồng? Phải chăng cứ nhìn thấy tờ giấy là kí mà không cần phải đọc? Vâng, tôi xin phép trả lời là không phải. Tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ kiến thức, đúng là đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không cần kiến thức! Bởi vì sao? Thử nghĩ đơn giản một ví dụ nhé: bây giờ đi ra chợ mua cam, người bán hàng nói 20k/kg, bạn mua 5,5kg, nếu không biết tính toán thì bạn tự tính tiền thế nào? Hay một ví dụ sâu xa hơn, bạn mở một doanh nghiệp với một cái đầu trống rỗng, không chút kiến thức, không chút hiểu biết chuyên ngành, đối tác muốn hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn, đưa cho bạn một tờ giấy để kí và nói là hợp đồng, bạn làm sao có thể kí khi mà bạn không đi học và không biết chữ? Chẳng lẽ cứ kí còn hậu quả tương lai sau này ra sao thì mặc kệ? Ngay từ khi giành được độc lập, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân chung tay đẩy lùi giặc dốt, giặc đói bởi Bác hiểu rõ rằng mù chữ chính là loại giặc giết chết cả dân tộc. Vậy mà vì cớ gì lại nói học tập là điều không cần thiết? Có ạ, nó rất cần thiết, phải đi học, phải có kiến thức mới có thể phát triển bản thân, xây dựng cho chính mình tương lai tươi sáng, không chỉ vậy còn góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hơn bởi "tri thức là sức mạnh", một đất nước sẽ ngày càng văn minh khi người dân của họ văn minh, và để đạt được điều đó thì phải có kiến thức, biết phân định phải trái đúng sai thì mới có thể văn minh. Tương lai của bạn phụ thuộc vào kiến thức bạn có, bạn muốn lao động chân tay vất vả hay ngồi phòng điều hòa nhàn nhã đều do bạn lựa chọn học hay không. Vì vậy, đừng bao giờ có suy nghĩ học tập không cần thiết, thử bỏ học đi làm bạn sẽ thấy, không có kiến thức là chết cả tương lai!