K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1

bạn tham khảo trên mạng nhé❤

   Tết là dịp xum vầy, đoàn viên để mọi người trong nhà cùng nhau quây quần nói về một năm đã qua và hướng tới những điều tốt đẹp trong năm mới. Vì vậy, năm nào gia đình em cũng về ăn Tết với ông bà. Trước khi về quê, mọi người tranh thủ thời gian dọn dẹp, giặt giũ nhà cửa cho thật sạch sẽ. Đến hai chín Tết, cả nhà em đã có mặt ở quê để cùng ông bà gói bánh chưng. Suốt đêm hôm đấy, nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng nói tiếng cười ồn ã. Đúng vào giây phút giao thừa, mọi người cùng cúng giao thừa sau đó quây quần lại bên nhau hồ hởi chúc nhau sự may mắn, thành công cho năm mới. Vì vậy, em rất thích những ngày Tết.

14 tháng 1

Bạn cố gắng tự viết nha, đánh máy nó lâu với lại dễ sai lỗi chính tả lắm, có khi sẽ bị phát hiện là copy cho nên tự viết nha, chúc bạn viết hay❤

14 tháng 1

nhưng mik coppy hihi

Bài 1: 

a.  Biện pháp tu từ so sánh "mẹ già" - "chuối ba hương", "xôi nếp một", "đường mía lau".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi người mẹ dù đã có tuổi nhưng vẫn luôn ngọt ngào, dành cho con tình yêu thương vô bờ bến không bao giờ vơi cạn.

- Thể hiện thái độ trân trọng của đứa con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

b. Biện pháp tư từ so sánh "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" kết hợp cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rơi nghiêng". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

- Diễn tả hình ảnh trước lá đa rơi nhẹ bên thềm một cách sinh động.

- Cho thấy khả năng quan sát và tâm hồn đầy tinh tế của tác giả.

c. Biện pháp so sánh "quê hương" - "chùm khế ngọt", "đường đi học".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy sự gắn bó của quê hương và con người qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thiên nhiên.

- Thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với quê hương của mình.

d. Biện pháp tu từ so sánh "công cha" - "núi ngất trời"; "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông". Tác dụng:

- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi công lao sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ.

- Nhắc nhở mỗi người về trách nghiệm làm tròn chữ "hiếu", kính trọng đối với đấng sinh thành của mình.

14 tháng 1

Ét ô ét!

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng già nổi tiếng lương thiện nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Cho đến một ngày, người vợ đi ra đồng thì chợt thất một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, người vợ chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã vì con.

Thuở ấy, giặc Ân thế mạnh vô cùng, tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Đứa bé trong nhà nghe tin của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con". Nghe được tiếng con, bà lão ngạc nhiên, mừng rỡ chạy ra mời sứ giả theo lời con nói. Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này." Sứ giả nghe xong vô cùng kinh ngạc nhưng cũng rất vui vì đã tìm ra được người giúp nước. Ông vội về tâu với nhà vua ngay. Nhà vua ngay chấp thuận yêu cầu của cậu bé và sai người ngày đêm làm ra những đồ vật cậu bé đã dặn. Nhưng có điều rất lạ rằng từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo mới mặc đã căn đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ để nuôi con nhưng được bà con xóm làng giúp đỡ, người một ít góp gạo nuôi Gióng, mong cậu ra trận thành công cứu nước.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế nguy như ngàn cân treo sợi tóc, người người nhà nhà đều hoảng sợ bỏ chạy. Đúng lúc đó, sứ giả mang đủ những thứ mà cậu bé dặn đến. Cậu vươn vai, trong phút chốc đã trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa quyết tâm cùng Gióng, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí, quất tan đám giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa bay lên trời, chỉ để lại áo giáp sắt. 

Về sau, để tưởng nhớ công ơn, Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương và đền thờ tại quê nhà. Tại đây, mỗi năm còn có tổ chức hội mang tên hội Gióng. Hội Gióng là 1 trong những lễ hội truyền thống quan trọng của VN, diễn ra hằng năm ở làng Gióng và 1 số địa phương khác nữa. Trong lễ hội này, người dân từ nhiều vùng quê về đây tham dự các nghi lễ truyền thống, nhằm tôn vinh công đức của anh hùng làng Gióng, đồng thời cầu mong cho nghề nông phát triển, đất nước thêm giàu mạnh, thái bình.

 

14 tháng 1

Ko. Bít 

14 tháng 1

chải sẻ ?