K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0