K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I (ĐỀ 1)Môn: Tiếng Việt - Lớp 4PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)ĐIỀU NÊN LÀM NGAY          Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I (ĐỀ 1)

Môn: Tiếng Việt - Lớp 4

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

ĐIỀU NÊN LÀM NGAY

          Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình:

          “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi tôi yêu ông ấy.

          Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. May quá, bố tôi đã ra mở cửa.

          Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”

          Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt của ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”

          Đó là thời khắc quí báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ không còn cơ hội nào nữa”.

 

     Chú thích: + bất đồng: không cùng ý kiến, quan điểm

                        + trì hoãn: làm chậm lại

           

    

         Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Giáo sư đã ra đề bài gì trong khóa học tâm lí học?  

   a. Trong vòng một ngày, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

   b. Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

   c. Trong vòng một tháng, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

Câu 2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào?  

   a. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.

   b. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.

   c. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.

Câu 3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha mình?   

   a. Vượt qua gia đình anh ta.

   b. Vượt qua một quãng đường dài.      

   c. Vượt qua chính bản thân anh ta.          

Câu 4. Khi người con đến nhà và nói với bố là hãy tha lỗi cho mình đồng thời nói lời yêu thương bố. Ông bố đã có thái độ thế nào?

   a. Không nói gì và đi vào trong

   b. Ông nói ông đã tha lỗi cho người con từ lâu rồi nên không phải xin lỗi nữa.

   c. Ông khóc, ôm chầm lấy người con và nói bố cũng yêu con.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Câu 6. Trong các câu hỏi dưới đây, câu hỏi nào được dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy? 

   a. Bạn có thực hiện được yêu cầu của đề bài này không?

   b. Bạn có thể thực hiện yêu cầu của đề bài này giúp mình được không?

   c. Sao bạn làm điều ấy giỏi thế nhỉ?

Câu 7. Câu: Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.” Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?

   a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

   b. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

   c. Dùng để liệt kê sự việc.

Câu 8. Câu văn: “Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịucó mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ? Là những danh từ, động từ, tính từ nào?

   a. 3 danh từ, 1 động từ, 2 tính từ, đó là:

……………………………………………………………………………………

   b. 3 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ, đó là:

……………………………………………………………………………………

  c. 2 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ, đó là: 

……………………………………………………………………………………

Câu 9. Tìm và ghi lại 2 từ cùng nghĩa với “trung thực”.  Đặt câu với một từ vừa tìm được. 

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

1
24 tháng 12 2021

1.B

2.A

3.C

4.C

5.Hãy nói lời yêu thương với những người xung quanh mình khi có cơ hội đừng đẻ mất đi rồi mới nhận ra

6.A

7.A

8. B

9. BỘC TRỰC , NGAY THẲNG

CẢNH SÁT RẤT NGAY THẲNG

24 tháng 12 2021

tả chiếc áo mới được ko bạn

Ngày khai trường đã đến, em có biết bao nhiêu thứ mới mẻ: Giày mới, cặp mới, sách vở mới. Nhưng thứ mà em thích nhất là chiếc áo đồng phục màu trắng em đang mặc đến trường hôm nay.

Chiếc áo này em mặc rất vừa vặn. Được làm từ vải ca-tê tốt. Tay áo ngắn, bên trái có gắn một cái lô gô nho nhỏ, xinh xinh màu hồng tím, trên đó có ghi rõ tên trường, tên lớp và cả tên em nữa. Cổ áo cứng luôn được xếp gọn gàng để đeo chiếc khăn quàng đầy ý nghĩa. Bốn chiếc cúc áo màu trắng đục được đính ngay ngắn thẳng một hàng. Trên mỗi chiếc cúc có bốn lỗ nhỏ để xỏ chỉ buộc vào áo. Chiếc áo này tuyệt lắm! Vào những ngày hè nóng nực, mặc áo vào đổ mồ hôi ra bao nhiêu cũng rút hết, khô thoáng dễ chịu vô cùng. Bên phải, bên trái ngực còn có hai cái túi nhỏ để đựng những thứ mà em thích. Giữa mỗi túi có thêu một con rồng hùng vĩ oai vệ.

Em quý chiếc áo này lắm. Nó là một người bạn hằng ngày cùng em bước tới trường, áo đã đồng hành với em suốt mấy tháng trời. Mỗi khi đi học về, em đều mắc áo cẩn thận, đúng nơi đúng chỗ để áo luôn sạch đẹp.

24 tháng 12 2021

hello

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

                                                                                          Theo TRINH ĐƯỜNG

 

Câu 1. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền.

Câu 2. Qua bài học em đã học được điều gì từ Nguyễn Hiền.

ai giúp mình làm bài này với mình đang cần gấp lắm

 

 

2
24 tháng 12 2021

Câu 1 :

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.
 

Câu 2 :

Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi... Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: "Tuổi trẻ tài cao" và câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông Trạng thả diều".

 

24 tháng 12 2021

thành ơi, câu 1 là Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền, chứ ko phải là tính chất thông minh đâu

24 tháng 12 2021

TẢ BÚP BÊ

4 tháng 1 2022

mình không hỉu

24 tháng 12 2021
Văn hãy đấy nhỉ
25 tháng 12 2021
Bạn lên Google nha lên đấy thì nhiều bài văn hay lắm !
24 tháng 12 2021

Giả tạo, rả rích 

24 tháng 12 2021

giả mạo , giả tạo , đồ giả , .................

rả rích , ................

24 tháng 12 2021

TL:

– Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.

HT 

24 tháng 12 2021

Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.

– Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

24 tháng 12 2021

Chủ ngữ là : tôi thấy bé Na 

@doichongLmanz

Xác định chủ ngữ trong câu sau: "Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác.

Chủ ngữ là "tôi".

Tích t=D