K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2020

NGUỒN : INTERNET

  Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

    Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả.

    Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

    Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?



 

26 tháng 12 2019

minh cho de cuong sinh ne

Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?

Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:

  • Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.
  • Lớn lên và sinh sản.

VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng.....

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?

Trả lời:

  • Đặc điểm chung của thực vật là:
    • Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
    • Phần lớn không có khả năng di chuyển.
    • Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
  • Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.

Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.

Trả lời:

  • Dựa vào cơ quan sinh sản để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
    • Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
    • Thực vật không có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
  • Thực vật có hoa gồm có các loại cơ quan sau:
    • Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
    • Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
  • VD:
    • Cây có hoa: cây cải, cây sen, cây lúa.......
    • Cây không có hoa: cây rêu, cây quyết, dương xỉ....

Câu 4: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? Bao gồm những thành phần nào? Mô là gì? Kể tên một số mô thực vật.

Trả lời:

  • Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cấu tạo gồm các thành phần chính sau:
    • Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định .
    • Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
    • Chất tế bào: chứa các bào quan.
    • Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
    • Không bào
  • Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
    • VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.

Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

Trả lời:

  • Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sé phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
    • Chỉ những tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, quá trình phân bào diễn ra như sau:
    • Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
    • Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
  • Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ
  • Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? Nêu ví dụ minh họa.

Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?

Trả lời:

  • Có 2 loại rễ chính:
    • Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.VD: rễ cây cải, mít , xoan, nhãn....
    • Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD: rễ cây lúa, ngô, hành..
  • Rễ gồm 4 miền:
    • Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
    • Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
    • Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
    • Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?

Trả lời: Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:

  • Vỏ gồm:
    • biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
    • phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
  • Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. Ruột chứa chất dự trữ.

Câu 8: Cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?

Trả lời:

  • Cây cần nước và các loại muối khoáng hòa tan, trong đó cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau với từng loai cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.
  • Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.

Câu 9: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

  1. Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt
  2. Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.
  3. Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, mắm, bần.
  4. Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi.

Câu 10: Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?

Trả lời:

  • Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.
  • Có những loai thân sau:
    • Thân đứng gồm: thân gỗ (bàng, xoan, lim..), thân cột (cau, dừa..), thân cỏ (cỏ mần trầu).
    • Thân leo: gồm thân cuốn (mồng tơi), tua cuốn (mướp, đậu ván)
    • Thân bò: rau má, ...
26 tháng 12 2019

Một ngày đẹp trời, tôi ngồi xung quanh những đứa cháu của mình, kể cho chúng nghe về tôi, về những thời kì oai hùng và vĩ đại mà tôi đã sống và trải qua. Câu chuyện đánh ghen đời đời kiếp kiếp đã đi vào những câu ca dao cho đến tận bây giờ:

“Núi cao sông hãy còn dài

Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”

Bà là từng là người hầu thân cận của nàng công chúa Mị Nương. Mị Nương là công chúa của vua Hùng thứ 18, nổi tiếng xinh đẹp tuyệt trần lại hiền dịu, nết na. Nàng luôn biết nên phải làm điều gì, không nên và biết ứng xử phù hợp trong từng trường hợp khác nhau. Có thể nói, nàng là người con gái toàn vẹn về mọi mặt khiến cho mọi người phụ nữ đều muốn được giống như nàng và mọi người đàn ông đều muốn lấy nàng làm vợ. Đến tuổi lấy chồng nhưng Mị Nương lại chưa có ý chung nhân, vả lại hôn nhân của nàng không được quyền quyết định, hoàn toàn là do cha nàng sắp đặt. Nàng tin cha mình sẽ chọn cho nàng được người chồng xứng đáng. Vua Hùng đã mở hội kén rể tìm cho con gái một người chồng xứng đáng. Rất nhiều người đến tuyển chọn nhưng chẳng ai hợp yêu cầu cả. Đến bà còn thấy không xứng với Mị Nương nữa. May sao, đến cuối hội thi, có hai chàng thanh niên cường tráng đến, Hai người trông đều rất khôi ngô, tuấn tú.

Tâu vua, tôi tên là Sơn Tinh sống ở núi Tản. Cai quản vùng núi, chủ của muôn chim thú rừng chính là tôi.

Người này vừa nói xong, gió từ đâu ào  ào thổi tới. Sơn Tinh có khuôn mặt khôi ngô với mái tóc cắt ngắn và trang phục được thêu với những hình ảnh núi rừng và con vật.

Tâu, tôi là Thủy Tinh- người cai quản tất cả những thứ dưới biển, gồm tôm, cua, ốc, cá, … Mọi người muốn đi qua sông suối, muốn đi biển, đều phải xin phép tôi.

Tiếng Thủy Tinh vừa dứt, mây đen ầm ầm kéo đến che kín cả bầu trời. Người này có vẻ hoang dã hơn với mái tóc dài và bộ y phục thêu những hình thủy quái và sóng biển.

Bà để ý thấy Mị Nương hay nhìn sang phía Thủy Tinh, thỉnh thoảng lại cười mỉm. Nhưng nàng không nói ra. Không thể phân định thắng thua giữa hai người tài năng, vua Hùng bèn giao ra một nhiệm vụ:

Mỗi người đều rất tài giỏi và đều ngang tài ngang sức. Vì thế, ta quyết định ai mang lễ vật đến trước, người đó sẽ được lấy con gái ta. Lễ vật phải đầy đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Đúng lễ vật và thời gian sớm hơn. Hai người đồng ý không?

Hai người đồng ý rồi đi về. Bà có thể nhìn thấy rõ vẻ lo lắng trên gương mặt Mị Nương. Rõ ràng ra bài toán này, vua Hùng đã có ý thiên vị cho Sơn Tinh, toàn những thứ ở trên cạn mà.

Ngày hôm sau, Mị Nương dậy rất sớm. Khác với vẻ tinh anh và bình tĩnh thường ngày, nàng đang lo lắng, đi qua đi lại trong phòng. Khi nghe có người đến giao lễ vật, nàng vội chạy ra ngoài. Thì ra là Sơn Tinh. Trên mặt nàng có chút hụt hẫng, vẻ thất vọng. Hôn lễ được cử hành ngay sau đó. Nàng Mị Nương thật lộng lẫy và xinh đẹp trong bộ áo tân nương được may rất tỉ mỉ và quý giá.

Trong khi Sơn Tinh đón Mị Nương về núi, Thủy Tinh mới giao sính lễ tới. Nhưng đã quá muộn. Nhưng thực sự Thủy Tinh đã rất giỏi để tìm được những đồ vật trong thời gian ngắn như thế. Thủy Tinh bỗng nổi cơn thịnh nộ, đuổi theo Sơn Tinh. Chàng nổi gió, nâng nước lên để đắm chìm tất cả những cảnh vật và con người ở mặt đất. Mị Nương hốt hoảng, Sơn Tinh thì dùng sức mạnh của mình để nâng nhà cửa, ruộng đồng và đồi núi lên. Thủy Tinh dâng nước bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng nhà cửa lên bấy nhiêu. Không ai chịu ai, mấy ngày mấy đêm đều diễn ra cuộc chiến ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đành chịu thua nhưng vẫn tuyên bố rằng sẽ tìm đến Sơn Tinh để báo thù. Lúc ấy, nàng Mị Nương càng buồn và thất vọng về Thủy Tinh.

Và như thế, cứ mỗi năm, Thủy Tinh lại dâng nước thành lũ đánh phá Sơn Tinh nhưng đành chịu thua. Còn Mị Nương và Sơn Tinh lại sống với nhau hạnh phúc với sự bình yên, trù phú của dân làng

24 tháng 12 2019

cho mình xin lỗi là môn TOÁN

24 tháng 12 2019

UKKKKK

 PHÒNG GD&ĐT NHA TRANG                                   Đề kiểm tra học kì 1 -- Năm học 2019 2020                                                                                                             Môn Ngữ Văn lớp 6                                                                                        THỜI GIAN LÀM BÀI 90 PHÚT ( không kể thời gian phát đề )                              ĐỀ CHÍNH THỨC             CÂU 1 : Đọc đoạn trích sau...
Đọc tiếp

 PHÒNG GD&ĐT NHA TRANG                                   Đề kiểm tra học kì 1 -- Năm học 2019 2020

                                                                                                             Môn Ngữ Văn lớp 6   

                                                                                     THỜI GIAN LÀM BÀI 90 PHÚT ( không kể thời gian phát đề )                              

ĐỀ CHÍNH THỨC

             CÂU 1 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : (3.0 điểm)

                          " Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời tững dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dang lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân."

                           a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)

                           b) Cho biết ý nghĩa tượng trưng của mỗi nhân vật chính được nói đến trong văn bản. (1.5 điểm)

                           c) Hẫy tìm số từ và lượng từ có trong đoạn văn trên? (1.0 điểm)       

              CÂU 2 : Từ bài học của câu chuyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng" , em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống và trong học tập? (1.0 điểm)

              CÂU 3 : Hãy xác định từ dùng sai và sửa lại cho đúng trong các câu sau : (1.0 điểm)

                           a) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh Khánh Hòa.

                           b) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

             CÂU 4 : Hãy kể về một kỉ niệm vui (buồn) của tuổi thơ khiến em nhớ mãi (5.0 điểm)

 

                                                                                                          

0
23 tháng 12 2019

Chùa Bái Đính nằm ở phía tây cố đô Hoa Lư, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một Ý Yên, Nam Định, thêu ren Văn Lâm... qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính.
Về bố cục các kiến trúc chính như cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam Thế lần lượt có chiều cao đỉnh mái là 16.5 m, 22 m, 14.8 m, 30 m, 34 m với diện tích bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và 2370 m².

23 tháng 12 2019

thanks

1. 

Giống nhau: Tầng lớp thấp nhất là nô lệ

Khác nhau:

Phương Đông: nông dân công xã là lực lượng lao động chính;Nô lệ làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.

Phương Tây: nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của nô lệ mà có, họ cũng là người phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại như những con hầu, đầy tớ; Nô lệ là lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào

2.

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.

Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.

Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.

Công dụng trống đồng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong lễ mai táng các quan lang Mường và các ngày hội hè của người Mường tỉnh Hòa Bình.
  • Trong cuộc tế "thần sấm" của người Lê ở đảo Hải Nam, Trung Quốc [1]
  • Theo bài dân ca H'Mông, Trung Quốc "Hồng thuỷ hoành lưu" thì trống đồng đã cứu sống tổ tiên người H'Mông trong thời kỳ có nạn lụt lớn[2]
  • Trống được diễn tấu với dàn nhạc trong vương triều phong kiến thời nhà Hậu Lê, được ghi ở trong sách "Cương mục" [3]
  • Trống đồng đã được sử dụng trong quân đội thời nhà Trần theo một bài thơ của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên tại nước Đại Việt thuở ấy.
  • Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nhìn chung chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; ở vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao Xuân Hạo)[4]

Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán thư (後漢書 - một cuốn chính sử của Trung Quốc), Mã Viện, tướng nhà Hán đã dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng năm 40-43, đã thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa chính trị của trống đồng Đông Sơn những ngày này.

Tên gọi theo phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 1902, nhà nghiên cứu người Áo F. Heger đã xuất bản tập sách "Những trống kim khí ở Đông Nam Á" đã chủ trương chia trống đồng thành bốn loại chính, gọi tắt là HI, HII, HIII và HIV, theo thứ tự từ cổ nhất đến gần đây nhất. (Xem bài chính Hệ thống phân loại trống). Trống đồng Đông Sơn của Việt Nam được xếp vào loại HI. [5]

Đặc điểm trống đồng Đông Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ {\displaystyle \int _{\,}^{\,}}{\displaystyle \int _{\,}^{\,}} gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền và cả những hoạt động hàng ngày của nhân dân thời đó.
  • Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.
  • Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

Phân loại trống[sửa | sửa mã nguồn]

Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống:

Nhóm A[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu nhóm A1[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.

  1. Đặc điểm:
    • Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo
    • Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
  2. Hoa văn:
    • Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ {\displaystyle \int _{\,}^{\,}}{\displaystyle \int _{\,}^{\,}} gãy khúc và có hoa văn răng cưa

Tiểu nhóm A2[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình.

  1. Đặc điểm:
    • Giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay đổi,trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đuôi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình con bò hay hình con chim.
  2. Hoa văn:
    • Hoa văn chủ đạo là họa tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa.

Nhóm B[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn II, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh

Đặc điểm:

  • Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một số trống là hình sao 8 cánh và 10 cánh.
  • Vành chim trên mặt trống thường khắc bốn con, một vài trống là sáu con.
  • Hoạ tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song.

Nhóm C[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún.

Đặc điểm:

  • Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình trám và hoa văn có hình trâm.

Ngoài ra còn có nhiều trống minh khí có kích thước nhỏ, trên trống lại có rất ít hoa văn trang trí nên không được đưa vào hệ thống phân loại trên.

Tháng 8 năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn xuất lộ với nhiều hoạt động trưng bày hiện vật, trong đó có việc trưng bày các loại trống đồng Đông Sơn.

Danh sách trống đồng Đông Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Xem bài chính Danh sách một số trống đồng Đông Sơn nổi tiếng

  • Trống đồng Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp

  •  
  • Một góc bề mặt trống đồng Ngọc Lũ

  •  
  • Trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  •  
  • Trống đồng cỡ nhỏ tại bảo tàng Hà Nội

Văn hóa, xã hội Lạc Việt theo hình thức trống[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế và văn hoá vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.

Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.

Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng.

Quan niệm tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
  • Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
  • Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là "lễ khánh thành trống đồng", "lễ chiêu hồn", "đám tang" hoặc "lễ cầu mùa"...

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ 1

Hình dáng trống đồng Làng Vạc 1

Hình dáng trống đồng Phú Phương 1

Trang phục[sửa | sửa mã nguồn]

Quần áo được tả trên trống có các loại như: áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có hai loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.

Tượng trang trí[sửa | sửa mã nguồn]

Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.

Vũ nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như: mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi tù và, còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là trống. Có hai cách sử dụng trống:

  • Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.
  • Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.

Nghệ thuật tạo hình[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động: múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ: tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.

Những kiến thức khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp: tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa lý của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề.
  • Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
  • Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm: giáo, rìu, cung, dao găm và mộc.

Trống đồng Đông Sơn với xã hội Hùng Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Những trống đồng Đông Sơn sớm nhất đã xuất hiện vào những thế kỷ 6 TCN và thế kỷ 7 TCN trên địa bàn miền Bắc Việt Nam ngày nay, thuộc thời kỳ Hùng Vương. Nhưng lịch sử của thời đại các vua Hùng còn chưa được giới sử học tranh luận ngã ngũ vì chưa tìm được "dấu ấn" của vua Hùng. Những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn giờ đây có thể nói lên phần nào xã hội thời bấy giờ.

Theo "truyền thuyết trăm trứng" và mo "Đẻ đất đẻ nước", 50 người con về đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt, 47 người di cư lên miền núi trở thành tổ tiên các dân tộc miền núi, còn lại 3 người từ những trứng nở đầu tiên tên là Tá Cần, Tá Kài và cô nàng Kịt, ba người sống chung với nhau... Về sau Tá Cần lên làm vua và đã từng lấy Bà Chu Bà Chuông làm vợ sinh ra 18 người con: 9 trai và 9 gái. Họ trở thành lang và chia nhau đi coi các bản mường. Con số 18 khá quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước người Lạc Việt, giống như số 60 của người Babylon ở Lưỡng Hà hay số 20 của người Maya cổ.[cần dẫn nguồn]

Nghiên cứu số lượng chim trên các vành chim bay (chim vật tổ của người Lạc Việt) chúng ta nhận thấy phần lớn mỗi vành đều có 18 chim. Điều đặc biệt là trên mặt trống đồng Sông Đà, người nghệ nhân do lúc đầu sơ ý đã chia nhầm thành 17 cung bằng nhau, khi khắc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn một đoạn, do đó đã phải cố khắc hai con chim vào vành cuối này cho đủ số lượng là 18 con. Có thể nghĩ rằng con số 18 đời Hùng Vương là 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang.[cần dẫn nguồn]

21 tháng 12 2019
Đặc điểm nghệ thuật 

Tồn tại đủ ba hình thức: hội họa, kiến trúc và điêu khắc.

ý nghĩ 

Đó là nơi đặt xác nhà vua sau khi qua đời. Do tín ngưỡng của Ai Cập tin về một cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia nên sau khi nhà vua qua đời, người ta tiến hành ướp xác và đặt nó trong một khu lăng mộ kỳ vĩ để mong linh hồn con người được tồn tại vĩnh viễn. Thời cổ vương quốc là thời đại ưu thế của Kim Tự Tháp.

21 tháng 12 2019

#học tốt chớ quên h