K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2

a, Khiêm tốn/Chia sẻ/Cảm thông/..
b, Hoa Phượng/Hoa Hồng/Hoa Dâm Bụt/..

27 tháng 2

trung thực

hoa hồng

 

26 tháng 2

em rút ra một bài học không nên tham lam .

chúng ta ko nên tham lam và luôn sống tốt bụng

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)        Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Bài đọc: Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

       Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

Bài đọc:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr 293 - 297)

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. Câu 1. (0,5 điểm) Xác định người kể chuyện trong đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau? Thưa rằng: “Lượng cả bao dung, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen. Rộng thương cỏ nội hoa...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định người kể chuyện trong đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau?

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét như thế nào về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích?

Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích đã khơi gợi trong anh/chị những tình cảm/cảm xúc gì? Vì sao?

Bài đọc:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr 293 - 297)

1
29 tháng 2

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là chủ thể trữ tình 

 

 

Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.       “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là...
Đọc tiếp

Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu. 

     “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không”?

(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục 2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Tìm thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 2. (1,5 điểm) Ghi lại lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Theo em, có nên chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao?

Câu 3. (2,0 điểm) Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề “Tri thức là sức mạnh”.

0
Câu 9. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Câu 10. (1 điểm) Trong văn bản có một câu văn gợi suy ngẫm: Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Em sẽ làm gì để gắn kết gia đình và rút ngắn khoảng cách thế hệ trong ngôi nhà? (trả lời bằng đoạn văn từ 5 -...
Đọc tiếp

Câu 9. (1 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu.

Câu 10. (1 điểm)

Trong văn bản có một câu văn gợi suy ngẫm: Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Em sẽ làm gì để gắn kết gia đình và rút ngắn khoảng cách thế hệ trong ngôi nhà? (trả lời bằng đoạn văn từ 5 - 7 câu văn)

Bài đọc:

ÔNG NGOẠI

      (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.) 

       Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".

       Mẹ cười:

       - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.

       (...)

       Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đầu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.

       (...)

       Hôm bữa Dung nói với ông:

       - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?

       Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ: "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không?". 

       (...)

       Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi: "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...)

       Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: "Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại". Dung nói với ông, ông gật đầu:

       - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.

       Dung tròn mắt:

       - Thật ư?

       Ông khẽ cốc đầu nó.

       - Đừng có khinh ngoại.

       Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau; ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, bật nhạc dạo bài Tango "Xa vắng", Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm...

(Trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư)

0