K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” có từ khi nào?18. Phong trào “Nghìn việc tốt” ra đời vào năm nào?19. Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng được Bác viết vào năm nào?20. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu gì cho tổ chức Đội?  21. Tên gọi “Đội TNTP Hồ Chí Minh” có từ khi nào?22. Người vẽ lá cờ Tổ quốc là ai?23. “Con...
Đọc tiếp

17. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” có từ khi nào?

18. Phong trào “Nghìn việc tốt” ra đời vào năm nào?

19. Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng được Bác viết vào năm nào?

20. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu gì cho tổ chức Đội? 

21. Tên gọi “Đội TNTP Hồ Chí Minh” có từ khi nào?

22. Người vẽ lá cờ Tổ quốc là ai?

23. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng chứ không thể có con đường nào khác” là câu nói của ai?

24. Hành động dũng cảm của anh hùng La Văn Cầu:

25. Hành động dũng cảm của anh hùng Tô Vĩnh Diện:

26. Hành động dũng cảm của anh hùng Phan Đình Giót:

27. Hành động dũng cảm của anh hùng Bế Văn Đàn:

28. Anh hùng thiếu niên của quê ở Duy Tiên - Hà Nam là ai?

29. “Người con gái trẻ măng

      Giặc đem ra bãi bắn

      Đi giữa hai hàng lính

      Vẫn ung dung mỉm cười…” là ai?

30. Người phụ trách Đội đầu tiên là ai?

 

1
26 tháng 3 2022

17. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” có từ khi nào? 1958

18. Phong trào “Nghìn việc tốt” ra đời vào năm nào? 

19. Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng được Bác viết vào năm nào?

20. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu gì cho tổ chức Đội? Huân chương Sao Vàng

21. Tên gọi “Đội TNTP Hồ Chí Minh” có từ khi nào? Ngày 30/1/1970

22. Người vẽ lá cờ Tổ quốc là ai?

 23. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng chứ không thể có con đường nào khác” là câu nói của   ai? Lý Tự Trọng 

24. Hành động dũng cảm của anh hùng La Văn Cầu: 

25. Hành động dũng cảm của anh hùng Tô Vĩnh Diện: Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội.

Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.

Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.

Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

26. Hành động dũng cảm của anh hùng Phan Đình Giót: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

27. Hành động dũng cảm của anh hùng Bế Văn Đàn: Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động du kích từ ngày còn nhỏ tuổi. Năm 1948 anh xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang diễn ra quyết liệt.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta lúc bấy giờ đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, anh được phân công làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó khi thấy lực lượng của Việt Minh ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bại. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt, quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn chốt giữ.

Nhận lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, tạo điều kiện các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, anh đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trận đấu càng ngày càng diễn ra ác liệt hơn, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu cùng đồng đội.

Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, anh không ngần ngại chạy lại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh bị thêm hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Sự hy sinh của Bế Văn Đàn đã trở thành tấm gương tiểu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Khi hy sinh, anh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đại hội mừng công của đơn vị Bế Văn Đàn được truy tặng danh hiệu Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì.

28. Anh hùng thiếu niên của quê ở Duy Tiên - Hà Nam là ai?

29. “Người con gái trẻ măng

      Giặc đem ra bãi bắn

      Đi giữa hai hàng lính

      Vẫn ung dung mỉm cười…” là ai? Võ Thị Sáu (chắc vậy)

30. Người phụ trách Đội đầu tiên là ai? Nông Văn Dền - Kim Đồng

còn lại mình không biết (sorry bạn)

21 tháng 3 2022

Đồng bằng Bắc bộ có hình tam giác nhé

21 tháng 3 2022

Đồng bằng Bắc Bộ có hình tam giác

Chọn đáp án : A

HT

15 tháng 3 2022

Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.

15 tháng 3 2022

có hay là không

14 tháng 3 2022

PHÍA BẮC VÀ TÂY BẮC GIÁP VỚI THÁI LAN

PHÍA ĐÔNG GIÁP VỚI LÀO

PHÍA ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM GIÁP VIỆT NAM

PHÍA TÂY NAM GIÁP VỚI VỊNH THÁI LAN

+ NẾU KO ĐÚNG THÌ THUI NHA TUI HONG NHỚ LẮM

14 tháng 3 2022

Các nước láng giềng của Việt Nam gồm: Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc.

12 tháng 3 2022

TP HCM có dân số đông nhất với 9,22 triệu; Hà Nội xếp thứ nhì với 8,24 triệu

12 tháng 3 2022

thủ đô hà nội

8 tháng 3 2022

Diễn biến cuộc tiến công vào đại sứ quán Mĩ  của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân  1968:

  • Thời khắc giao thừa, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quán Mĩ làm sập một mảng tường bảo vệ.
  • Lính đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, chiếm giữ tầng dưới Sứ quán.
  • Lính Mĩ chống trả quyết liệt, dùng máy bay chở thêm lính đổ xuống nóc Sứ quán.
  • Đại sứ Mĩ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép.
  • Cuộc chiến diễn ra 6 giờ đồng hồ, khiến Sứ quán Mĩ tê liệt .
  • Ht :3
  • Nhớ kich cho mik nha :D
8 tháng 3 2022

Diễn biến cuộc tiến công vào đại sứ quán Mĩ  của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân  1968:

-Thời khắc giao thừa, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quán Mĩ làm sập một mảng tường bảo vệ.

-Lính đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, chiếm giữ tầng dưới Sứ quán.

-Lính Mĩ chống trả quyết liệt, dùng máy bay chở thêm lính đổ xuống nóc Sứ quán.

- Đại sứ Mĩ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép.

-Cuộc chiến diễn ra 6 giờ đồng hồ, khiến Sứ quán Mĩ tê liệt.

Tham khảo nha bạn !

6 tháng 3 2022

Lý Công Uẩn, ông vua đầu tiên của triều đại nhà Lý

6 tháng 3 2022

là Lý Công Uẩn

6 tháng 3 2022

Chọn A

Bạn đang thi thử CNN à?

A. Vùng ven biển và các thung lũng sông

  • Bắc Băng Dương (chữ Hán: 北冰洋, tên cũ là Bắc Đại Dương) là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét.

_HT_

25 tháng 2 2022

Diện tích: Bắc Băng Dương có chiều rộng khoảng 14.090.000 km2,  đại dương nhỏ nhất và nông nhất trong năm đại dương chính của thế giới. Độ sâu trung bình: 1038 m. Đường bờ biển được ước tính dài 45.390 km. Được bao quanh bởi các khối đất ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Greenland  một số hòn đảo

28 tháng 2 2022

Đoàn quân mang lá cờ đề “Phá cường địch, báo hoàng ân” vừa xuống khỏi dốc đầu trại Vĩnh Bình (Lạng Sơn) thì dừng lại.

Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng, dáng vẻ uy nghi giữa hàng quân, nói: “Ta vì sợ không được quan tin dùng nên băng rừng đi tìm giặc mà đánh. Nay giặc đã ở sát bên. Vậy ta hãy đánh vài trận cho giặc Nguyên khiếp vía, cho người lớn biết sức chúng ta. Sau khi được quân do thám báo cáo tình hình và bày binh, Trần Quốc Toản vẫy tay ra hiệu. Tiếng tù và rúc lên. Toán giặc đầu tiên ngã gục dưới làn mưa tên dữ dội. Toán thứ hai quay đầu chạy. Trần Quốc Toản đón đầu, giáp mặt với giặc, vung kiếm chém giặc như chém chuối. Viên tướng giặc liều chết mờ đường mau rút lui nhưng trước mặt hắn là vị tướng rất trẻ mặc áo bào đó, cười ngựa trắng oai phong lẫm liệt.

28 tháng 2 2022

Đoàn quân mang lá cờ đề “Phá cường địch, báo hoàng ân” vừa xuống khỏi dốc đầu trại Vĩnh Bình (Lạng Sơn) thì dừng lại. Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng, dáng vẻ uy nghi giữa hàng quân, nói: “Ta vì sợ không được quan tin dùng nên băng rừng đi tìm giặc mà đánh. Nay giặc đã ở sát bên. Vậy ta hãy đánh vài trận cho giặc Nguyên khiếp vía, cho người lớn biết sức chúng ta. Sau khi được quân do thám báo cáo tình hình và bày binh, Trần Quốc Toản vẫy tay ra hiệu. Tiếng tù và rúc lên. Toán giặc đầu tiên ngã gục dưới làn mưa tên dữ dội. Toán thứ hai quay đầu chạy. Trần Quốc Toản đón đầu, giáp mặt với giặc, vung kiếm chém giặc như chém chuối. Viên tướng giặc liều chết mờ đường mau rút lui nhưng trước mặt hắn là vị tướng rất trẻ mặc áo bào đó, cười ngựa trắng oai phong lẫm liệt.

Nguon : https://www.hoctotnguvan.net/em-hay-viet-mot-doan-van-ngan-ve-mot-trong-nhung-tran-danh-hoac-nhan-vat-lich-su-tieu-bieu-da-hoc-ma-em-thich-nhat-24-2837.html