K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản biện

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.

14 tháng 5 2021

Hiện nay, vấn đề về lồi sống, đạo đức của giới trẻ đang được cả xã hội quan tâm. Đất nước ta ngày càng hội nhập vào quốc tế và internet đang trở nên phổ biến. Thế nhưng, cùng với internet thì game online cũng phát triển nhanh chóng, dẫn đến một bộ phận học sinh vì mãi chơi mà xao lãng việc học tập và còn phạm phải những sai lầm khác.

Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xuất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận người chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn người chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.


Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng, game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 - 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao lãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đã thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lí còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.

Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chuyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữ, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lí, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lí.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn. Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh. Xã hội phải tạo điều kiện cho các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá - xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao lãng học tập và cuộc sống.

Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao lãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.                                                   (Ngữ văn 8 – Tập hai) a.   Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.

                                                  (Ngữ văn 8 – Tập hai)

a.   Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

b.   Trong văn bản, tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích đó là gì? (2,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

 Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau:

a.   Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

                          (Lão Hạc, Nam Cao)

b.   Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

                           (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

133
14 tháng 5 2021

vvhxsbxhyt

17 tháng 5 2021

câu 1

a Văn bản " bàn luận về phép học "của Nguyễn Thiếp

câu2

câu nghi vấn ý a : con người đáng kính bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư

chức năng : dùng để hỏi

câu nghi vấn ý b : Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không

chức năng :dùng để hỏi

 

14 tháng 5 2021

Dạ hello ạ

Câu 1

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân

14 tháng 5 2021

Câu 2

Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay.

Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất kiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nơi đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình…

Ma túy không chỉ gây tác hại đối với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp giật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.

Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tang cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tang cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bai khi gần về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng xe bằng ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.

(Ngữ văn 8 tập 2, trang 100)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nài? Ai là tác giả?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.

Câu 4. (1,0 điểm) Xác định hai câu cảm thấn trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của các câu cảm than vừa tìm được.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tang cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tang cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bai khi gần về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng xe bằng ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.

(Ngữ văn 8 tập 2, trang 100)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nài? Ai là tác giả?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.

Câu 4. (1,0 điểm) Xác định hai câu cảm thấn trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của các câu cảm than vừa tìm được.

1
25 tháng 5 2021

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tang cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bai khi gần về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng xe bằng ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.

(Ngữ văn 8 – tập 2, trang 100)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

- Đoạn văn trên trích từ văn bản "Đi bộ ngao du"

- Tác giả là Ru-xô

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là Nghị luận

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.

Từ việc mà đi bộ ngao du đem lại sự tự do,trao dồi kiến thức ,rèn luyện sức khỏe. Tác giả thể hiện tinh thần tự do dân chủ tư tưởng tiến bộ của thời đại

Câu 4. (1,0 điểm) Xác định hai câu cảm thấn trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của các câu cảm than vừa tìm được

 Ta hân hoan biết bao khi gần về đến nhà!

=> Bộc lộ cảm xúc

 Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!

=> Bộc lộ cảm xúc

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:      Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi gần về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng xe bằng ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.

                                  (Ngữ văn 8 – tập 2, trang 100)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.

Câu 4. (1,0 điểm) Xác định hai câu cảm thán trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của các câu cảm thán vừa tìm được.

60
14 tháng 5 2021

câu 1: đoạn văn trên trích từ tác phẩm "Đi bộ ngao du" của tác giả Ru-xô.

câu 2: phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

câu 3: nội dung của đoạn văn: lợi ích của việc đi bộ ngao du.

câu 4: "Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế!" - tác dụng: bộc lộ cảm xúc. "Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn!" - tác dụng: bộc lộ cảm xúc.

 

17 tháng 5 2021

“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.

“Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.

Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.

Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

18 tháng 5 2021

   Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

   Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?

   Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…

   Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.

   Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

   Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt. Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dù cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

   Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.

   Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.

   Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…

   Như vậy, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…

I.   ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: [1] Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè   [2] Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi   [3] Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ...
Đọc tiếp

I.   ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

[1] Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

[2] Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

[3] Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (1, 0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ [2] của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 4: Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán. (1,0 điểm)

57
14 tháng 5 2021

 npknt p akyi

uwitn 'ow

ơy5n

16 tháng 5 2021

Câu 1: Thể thơi của đoạn văn trên là thể thơ mới . Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm .                                   Câu 2: Loại hoa đc nhắc thới trong khổ thơ 2 là: hoa bí và hoa sen .                             Câu 3: Thể hiện được những thứ bình dị , thân thương mà vốn đã có ở quê hương . Bọc lô được sự yêu mến , tự hào về vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả .                 Câu 4: Ôi, Quê hương tôi thật đẹp biết bao !                          Chức năng của câu cảm thán dùng để bọc lộ cảm súc của người nói .

 

 

Câu 1: (2,0 điểm) 1. Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? 2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.   Trình bày...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

 Câu 2: (3,0 điểm)

1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

– Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)

3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

22
14 tháng 5 2021

ji

jhgtfffff

17 tháng 5 2021

1a. 

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu."

1b. Tác phẩm "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu.

2. Gợi ý

- Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.

- Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

- Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. 

- Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

 Câu 2:

1. 

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: "Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào!"

2.

(1) Kiểu câu: trần thuật

Hành động: kể

(2) Kiểu câu: cầu khiến

Hành động: đề nghị

3. Các chữ đều thanh bằng sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự uyển chuyển, mềm mại.