K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2021
1. Lo sợ,thẹn,tủi cực 2. Biện pháp tu từ so sánh ở trong câu văn"và cái lầm đó...sa mạc" diễn tả sự vui mừng của cậu bé Hồng khi được gặp mẹ sau bao năm xa cách
13 tháng 9 2021

Trong chúng ta, tình mẫu tử luôn là thiêng liêng và ấm áp nhất. Những đưa con dù hiền hay dữ, dù sang hay hèn thì trong trái tim mình đều có tình yêu thương bao la dành cho mẹ – người sinh thành, nuôi dưỡng và luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất. Tôi đã đọc nhiều câu chuyện, nhiều vần thơ viết về tình mẹ con, nhưng tôi thực sự bị ám ảnh với hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đặc biệt in sâu đậm dấu ấn trong tôi là hình ảnh cậu bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ.

Đọc những dòng đầu tiên của đoạn trích Trong lòng mẹ, tôi thực sự thương cảm và xoát xa cho số phận cậu bé Hồng : “Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu ; chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc”. Ngay từ những phút giây bắt đầu đón nhận sự sống, chú bé Hồng đã gặp những bất hạnh. Là một đứa trẻ lẽ ra cậu bé Hồng phải được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của bố mẹ và gia đình, nhưng trái lại em phải “sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng…” vì bố chết, mẹ bỏ đi “tha phương cầu thực”. Sống giữa gia đình nhưng cậu bé Hồng giống như một đứa trẻ mồ côi, và hơn thế em còn phải chiu đưng sư hắt hủi, chì chiết của người thân, đặc biệt là bà cô.

Trong đoạn trích, nhà văn Nguyên Hồng đã rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng : từ nỗi đau đớn buốt lạnh trước những lời đay nghiến của bà cô đến nỗi vui sướng vỡ oà khi gặp lại mẹ, và bao trùm lên tất cả là tình yêu mẹ vô bờ bến của chú bé.

Dù mới chỉ là một cậu bé nhưng Hồng sớm phải gánh chịu sự đối xử cay nghiệt của người thân, đó chính là sự nhẫn tâm của bà cô. Cho dù cả đoạn trích không nhắc đến sự đánh đập bằng đòn roi nhưng cách đối xử, lời lẽ mỉa mai của người cô còn khiến cho chú bé đau đớn hơn gấp trăm nghìn lần. “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?”, nghe qua ta tưởng đây là lời nói thể hiện sự quan tâm, muốn cháu với bớt nỗi nhớ mẹ nhưng thực chất đây là những lời nói kháy, tàn độc : “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi ki, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc và đầu óc những hoài nghi đề tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”.

Trước lời nói đầy thâm ý của bà cô, trong lòng cậu bé Hồng lại càng trào dâng lên tình yêu thương mãnh liệt dành cho mẹ “Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Cậu ra sức bảo vệ mẹ, cố gắng cười đáp lại dù trong thâm tâm đang rất đau đớn, tủi cực “Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Cậu bé trả lời bà cô và có lẽ cũng là tự an ủi mình, cậu bé luôn có niềm tin mãnh liệt rằng mẹ sẽ về và không bao giờ bỏ rơi cậu. Tuy nhiên, bà cô của chú vẫn tiếp tục đay nghiến “Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước nữa đâu !”. Tâm hồn non nớt, ngây thơ của chú bé dường như đã quá sức chịu đựng “lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay”. Nhà văn đã kết họp miêu tả đan xen giữa lời nói bà cô và tâm trạng chú bé, mỗi lời bà cô phát ra là một lần khiến cho cậu bé trở nên đau đớn hơn. Tính chất chì chiết đay nghiến trong từng câu nói cứ tăng dần, để rồi lên đến cao trào khi bà cô nói : “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Từng lời nói như những nhát dao cứa vào trái tim non nớt, khiến cậu bé phải khóc “ròng ròng”. Hồng khóc không phải vì ghen tị với em bé mà “vì thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm”. Người đọc hiểu rằng, dù mới chỉ là một cậu bé nhưng Hồng đã có những suy nghĩ chín chắn.

Tinh yêu thương mẹ của cậu bé Hồng còn gắn liền với niềm căm tức, thù hận với những định kiến. Bởi lẽ cậu bé hiểu rằng chính những thành kiến tàn ác kia đã đẩy mẹ cậu vào cảnh “tha hương cầu thực”, mẹ con cậu phải chia lìa nhau. Trong nỗi đau uất ức, nghẹn ngào không thốt ra tiếng chú bé Hồng đã có một ước mơ “giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiên cho kì nát vụn mới thôi”. Nỗi căm tức, đau đớn của chú bé đã được nhà văn hình tượng hoá qua hình ảnh so sánh biểu cảm. Những cổ tục cũng lạnh lùng, sắc nhọn chẳng khác nào “hòn đá, cục thuỷ tinh”. Bên cạnh đó, biện pháp điệp “mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” khiến cho nhịp văn nhanh dần, mạnh mẽ thể hiện niềm căm tức tột độ của cậu bé Hồng. Qua đó toát lên tình yêu thương mẹ cháy bỏng, chú bé sẵn sàng làm tất cả dù khó khăn, dù đau đớn để bảo vệ người mẹ kính yêu của mình. Suy nghĩ tâm trạng của Hồng khiến cho người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót xa, thương cảm và khâm phục. Ta hiểu rằng, những thủ đoạn tàn nhẫn, những câu nói cay độc, phũ phàng của bà cô không thể lay chuyển suy nghĩ của bé Hồng về mẹ, trái lại nó càng khiến cho cậu yêu thương mẹ hơn.

Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ, người đọc được trải qua các trạng thái cảm xúc đối lập nhau. Đọc đoạn đầu tiên, ta như đi vào một sa mạc khô cằn tình người, ở đó ta chỉ thấy sự chì chiết, đối xử cay nghiệt và nỗi đau của một chú bé nhưng kết thúc đoạn trích ta lại chìm ngập trong dòng suối mát lành của tình mẹ con ấm áp. Cho dù bà cô có cố tình chia lìa tình mẹ con thì với Hồng cậu luôn tin rằng mẹ cậu sẽ trở về và niềm tin đó đã trở thành sự thực : “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về”. Để diễn tả niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ, nhà văn đã miêu tả một cách cụ thể, chi tiết: “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi Những cụm từ như “thoáng thấy”, “liền đuổi theo”, “gọi bối rối” thể hiện sự cuống quýt, Vội vàng của chú bé. Ta hiểu rằng niềm mong chờ mẹ về luôn thường trực trong tâm trí của chú bé Hồng. Tuy nhiên, giống như con chim bị thương sợ gặp phải cành cong, cậu bé Hồng chưa kịp vui sướng thì đã lo sợ, lo sợ nếu như đó là người khác thì sẽ thành “trò cười tức bụng” cho lũ bạn. Hình ảnh so sánh tinh tế, biểu cảm cái lầm đó… khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” cho người đọc thấy tâm trạng mong đợi khắc khoải của cậu bé Hồng. Hình ảnh người bộ hành “ngã gục giữa sa mạc” sẽ chính là hình ảnh của chú bé Hồng sẽ gục ngã giữa sa mạc của sự ghẻ lạnh, đay nghiến nếu như mẹ cậu không về. Càu chuyện được đẩy lên đến cao trào, người đọc cũng hồi hộp chờ đợi : liệu người đó có phải là mẹ cậu bé ? Và rồi, tất cả như được tháo bung ra “Xe chạy chầm chậm… mẹ tôi cầm nón vẫy tôi… mẹ tôi… xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Đó không còn là những giọt nước mắt tủi cực mà là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhà văn đã viết nên những câu văn nhẹ nhàng để diễn tả tình mẹ con ấm áp. Trong lòng cậu bé Hồng giờ đây chỉ còn niềm vui sướng tột độ vì cậu thấy rằng mẹ mình không phải như những gì bà cô nói, mẹ vẫn tươi đẹp và “cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú bé Hồng thấy mình cần bé lại để “lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm,… mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Ở bên mẹ, Hồng không còn một chút đau đớn, tất cả những lời bà cô giờ trở nên vô nghĩa với cậu “câu nói ấy bị chìm đi ngay, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Tình mẹ bao la và ấm áp đã xua tan đi mọi băng giá, khổ đau, đem lại một niềm hạnh phúc tràn ngập. Người đọc như thấy đâu đây sự mỉm cười mãn nguyện của nhà vãn. Ông thực sự là nhà văn có trái tim ấm nóng, hiểu và cảm thông sâu sắc với những người có số phận bất hạnh ,đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ. Trang văn của Nguyên Hồng nói chung và đoạn trích Trong lòng mẹ nói riêng thực sự là những trang văn thấm đượm tấm lòng nhân đạo của một nhà vãn chân chính.

Đoạn trích Trong lòng mẹ khép lại nhưng đã gợi lên cho người đọc biết bao điều suy nghĩ : chúng ta sẽ làm gì để những tâm hồn non nớt, ngây thơ luôn được sống trong niềm yêu thương, hạnh phúc, chở che ? Chúng ta làm gì để những giọt nước mắt đau đớn, tủi cực không còn lăn dài trên khuôn mặt thánh thiện của các em ? Đó sẽ mãi là câu hỏi nhức nhối mà nhà văn gửi đến mỗi chúng ta.

13 tháng 9 2021

sai roi ngu

13 tháng 9 2021

Bn đưa tên bài ko bt tên bài thì lm kiểu j

13 tháng 9 2021

tên văn bản là trong lòng mẹ còn để bài là điền vào theo yêu cầu thôi mà 

13 tháng 9 2021

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.

12 tháng 9 2021

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993

12 tháng 9 2021

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

12 tháng 9 2021

Thầy cô và cha mẹ luôn luôn dặn dò tôi phải làm một người tốt, biết dang tay giúp đỡ người khác. Chính vì vậy tôi luôn ghi nhớ và thực hiện nó. Hôm trước tôi đã làm được một việc tốt đó là giúp một cụ già sang đường khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc.

Hôm đó là chủ nhật, em được bố mẹ dẫn đi chơi phố. Giữa chừng, vì có việc nên bố mẹ bảo em cứ đi loanh quanh khoảng một lúc rồi quay lại. Em vâng lời rồi đi đến những địa điểm mà em thích. Đây không phải là lần đầu tiên em đi chơi ở phố nên đường xá ở đây em khá quen thuộc và thành thạo. Đang đi dạo, lúc chuẩn bị sang đường để tới nhà sách, em đã bắt gặp một bà cụ.

Bà cụ đã lớn tuổi, trông mái tóc bạc phơ của bà thì có lẽ bà đã trên tám mươi tuổi. Bà chống một chiếc gậy trúc, tay xách một cái giỏ trông khá nặng. Bà đang đứng nép vào mép đường, hình như bà có ý định sang bên kia nhưng đây là đoạn đường không có đèn tín hiệu, xe cộ lại khá đông đúc nên loay hoay mãi mà bà vẫn chưa sang đường được. Nhìn khuôn mặt bà, em đoán rằng hình như bà đang rất vội thì phải.

Em tiến tới cạnh bà và cất tiếng hỏi:

– Bà ơi! Hình như bà muốn sang bên kia đường đúng không ạ?

Bất ngờ nghe một tiếng nói lạ, bà ngước nhìn tôi bằng đôi mắt hiền từ, nhân hậu. Nghe tôi nói hết câu, bà liền nở một nụ cười móm mém:

– Cảm ơn cháu đã quan tâm! Bà đang có việc gấp muốn sang đường nhưng đứng mãi từ nãy đến giờ vẫn không sao sang được!

Nghe bà nói vậy, em liền tìm cách giúp đỡ bà mà không cần suy nghĩ:

– Vậy thì bà ơi, để cháu giúp bà sang đường nhé!

– Cháu có thể giúp được bà sao?

– Dạ! Cháu đã đi chơi ở đây được mấy lần rồi nên cháu nghĩ cháu sẽ giúp được bà thôi!

Vừa dứt lời, tôi nhanh chóng đỡ lấy tay bà, tay còn lại tôi xách giúp bà chiếc giỏ to nặng. Quả thật, hôm nay là ngày nghỉ nên việc sang đường có chút khó khăn khi mà lượng xe cộ tăng nhiều hơn so với thường ngày. Tuy vậy, tay tôi vẫn đỡ tay bà mà không hề do dự, nao núng trước làn xe tấp nập. Hai bà cháu khẽ nhích từng bước nhỏ, vừa đi tôi vừa ra hiệu xin đường cho các xe khác. Do vậy, sau một lúc vất vả, em đã đưa được bà sang được phía bên kia đường.

– Cảm ơn cháu! Nếu không có cháu thì bà cũng chẳng biết phải làm sao! Cháu đúng là một đứa bé ngoan!

Bà nhìn tôi, vừa cười hiền từ vừa cảm ơn em như vậy. Em chỉ khẽ đáp lại lời bà bằng một sự chân thành và nụ cười tươi rói:

– Dạ! Không có gì đâu bà! Cháu chúc bà một ngày tốt lành!

Nhìn bóng lưng bà dần khuất sau những con phố, lòng em cảm thấy vui sướng đến lạ. Đây là lần đầu em dắt một bà cụ sang đường, là lần đầu em làm một việc tốt. Em tự hứa với lòng, sau này em sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa để có thể mang lại niềm vui đến cho nhiều người.

Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây...
Đọc tiếp
Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai. Câu 1. nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trog văn bản/ Câu 3. Vì sao nhà vua lại chọn bức tranh thứ hai? help me
1
12 tháng 9 2021

1.ẩn dụ của mặt hồ là một gương tuyệt đẹp làm tăng sự yên ả của hồ nc

2. có lẽ bức tranh có nghĩa là cho dù ngoài kia có phong ba bão táp thì khi vs mẹ là yên bình nhất

12 tháng 9 2021

????????????????

12 tháng 9 2021

Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới..Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới

12 tháng 9 2021

Bạn viết sai đề rồi