K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Thể loại: Ca dao 

Thể thơ: Lục bát 

2. Văn bản trên nói về tình bạn gắn bó giữa người với người dù trải qua bao khó khăn hoạn nạn, từ lúc trẻ thơ hay bạc đầu, tình bạn ấy cũng không bao giờ phai nhòa. 

3. Tiếng "nhau" hiệp vần với tiếng "sau", tiếng "thân" hiệp vần với tiếng "ân" 

4. Câu ca dao: 

    "Bạn bè là nghĩa tương tri,

Sao cho sau trước một bờ mới nên."

GH
13 tháng 6 2023

Cảm ơn nhiều ạ!

2 tháng 6 2023

Khi cộng cả tử số và mẫu số với một số thì hiệu của mẫu số và tử số lúc sau không đổi và bằng:

3 - 1 = 2

Theo bài ra ta có sơ đồ

loading...

Theo sơ đồ ta có:  Tử số lúc sau là: 2: ( 2-1) = 2

Số cần thêm vào tử số và mẫu số là: 2 - 1 = 1

Đáp số: 1 

 

 

TH
Thầy Hùng Olm
Manager VIP
2 tháng 6 2023

Bài toán Hiệu tỉ nâng cao em suy nghĩ nhé

 

28 tháng 5 2023

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.

- Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Liên hệ bản thân.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.

27 tháng 5 2023

 

Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.

     

Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

26 tháng 5 2023

 

bạn tham khảo đi nhé!!

25 tháng 5 2023

em nhầm em gửi cô ạ☺☺

25 tháng 5 2023

 

 

Bằng những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, tác giả đã chứng minh cho ý kiến của mình: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Lần đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời. Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em. Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang. Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, tác giả còn muốn họ có cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.

23 tháng 5 2023
Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách

Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995 do Trần Đình Sử dịch. Bài viết nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách, cách đọc sách cần có hiệu quả.

22 tháng 5 2023

Một số ý:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay.

* Thân bài:

- Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay: Hiện nay một bộ phận học sinh có sự tha hóa về mặt đạo đức, mắc phải những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nghiện hút thuốc lá. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng lên án, bởi các bạn vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà lại có những hành động đáng chê trách như vậy.

- Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá:

+ Trước hết là do bản thân học sinh có nhận thức không đúng đắn. Tuổi học trò là tuổi muốn thể hiện và khẳng định bản thân mình, một số bạn có suy nghĩ sai lệch cho rằng phải hút thuốc lá, uống rượu bia,.. mới là sành điệu, như vậy bản thân mới được tôn trọng, đề cao. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc.

+ Thứ hai, có thể là do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương để con cái nhìn vào để học tập, noi theo, bởi vậy, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ hút thuốc cũng là hình ảnh xấu có thể khiến đứa trẻ làm theo.

+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.

- Tác hại khi hút thuốc lá:

+ Trước hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính học sinh sử dụng thuốc lá, hút nhiều bào mòn sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả học tập.

+ Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô.

+ Là học sinh chúng ta chưa làm ra tiền, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của bản thân sẽ dẫn đến hành vi lệch lạc như ăn trộm tiền của bố mẹ.

- Giải pháp.

+ Trước hết các bạn học sinh phải nhận thức được tác hại của thuốc lá, bỏ thuốc ngay từ bây giờ.

+ Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái.

+ Nhà trường tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá.

* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Học sinh phải nói không với thuốc lá.

22 tháng 5 2023

Cảm hứng văn hoá đọc?

24 tháng 6 2023

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nam Cao viết về số phận người nông dân trước cách mạng mà em được đọc và cảm thấy vô cùng ấn tượng. Nổi bật lên trong truyện là hình ảnh lão Hạc đã trở thành một trong những biểu tượng cho người nông dân Việt Nam.

Đầu tiên, lão Hạc cũng sống trong hoàn cảnh chung giống như biết bao người nông dân trước cách mạng - phải đối mặt với cuộc sống nghèo đói khổ cực. Nhưng lão cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Vợ lão mất sớm. Con trai lão bỏ đi đồn điền cao su vì không có đủ tiền cưới vợ. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con bầu bạn. Không chỉ vậy, thiên tai còn đẩy lão vào cảnh đói nghèo. Lão phải đối mặt với: cái đói, giàu yếu, và sự cô đơn. Để rồi cuối cùng lão phải bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”...

Sống trong hoàn cảnh đó, nhưng lão Hạc vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Bởi đó con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình. Lão thương con đến mức chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn là của hồi môn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Lão quyết không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, bởi lão nghĩ hoàn cảnh của ông giáo có khá hơn mình đâu. Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Trong hoàn cảnh này, con người ta rất dễ đánh mất đi sự trong sạch của mình. Nhưng lão Hạc thì không như vậy. Lão quyết định tìm đến cái chết. Lão đến xin Binh Tư một ít bả chó.Binh Tư đã nghi ngờ lão. Ông giáo cũng vậy. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão Hạc đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp.

Với ngòi bút xây dựng nhân vật độc đáo, qua nhân vật lão Hạc, người đọc mới thấm thía được số phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, cũng như nổi bật lên cả là phẩm chất tốt đẹp của họ.

17 tháng 3

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nam Cao viết về số phận người nông dân trước cách mạng mà em được đọc và cảm thấy vô cùng ấn tượng. Nổi bật lên trong truyện là hình ảnh lão Hạc đã trở thành một trong những biểu tượng cho người nông dân Việt Nam.

Đầu tiên, lão Hạc cũng sống trong hoàn cảnh chung giống như biết bao người nông dân trước cách mạng - phải đối mặt với cuộc sống nghèo đói khổ cực. Nhưng lão cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Vợ lão mất sớm. Con trai lão bỏ đi đồn điền cao su vì không có đủ tiền cưới vợ. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con bầu bạn. Không chỉ vậy, thiên tai còn đẩy lão vào cảnh đói nghèo. Lão phải đối mặt với: cái đói, giàu yếu, và sự cô đơn. Để rồi cuối cùng lão phải bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”...

Sống trong hoàn cảnh đó, nhưng lão Hạc vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Bởi đó con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình. Lão thương con đến mức chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn là của hồi môn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Lão quyết không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, bởi lão nghĩ hoàn cảnh của ông giáo có khá hơn mình đâu. Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Trong hoàn cảnh này, con người ta rất dễ đánh mất đi sự trong sạch của mình. Nhưng lão Hạc thì không như vậy. Lão quyết định tìm đến cái chết. Lão đến xin Binh Tư một ít bả chó.Binh Tư đã nghi ngờ lão. Ông giáo cũng vậy. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão Hạc đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp.

Với ngòi bút xây dựng nhân vật độc đáo, qua nhân vật lão Hạc, người đọc mới thấm thía được số phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, cũng như nổi bật lên cả là phẩm chất tốt đẹp của họ.