K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thư bảo cho tướng hiệu, quan viên quân nhân thành Tam Giang được biết: Người quân tử quý nhất ở chỗ biết thời cơ, hiểu lẽ biến, lượng sức để làm việc. Nay có người lấy trứng chim chọi với núi Thái Sơn, lấy càng bọ ngựa ra ngăn bánh xe, mà cứ cho là còn có thừa sức, thế thì có thể cho là ngu quá. Lũ các ngươi có vài trăm quân, độc giữ cô thành, kháng cự với ta, như thế có khác...
Đọc tiếp

Thư bảo cho tướng hiệu, quan viên quân nhân thành Tam Giang được biết: Người quân tử quý nhất ở chỗ biết thời cơ, hiểu lẽ biến, lượng sức để làm việc. Nay có người lấy trứng chim chọi với núi Thái Sơn, lấy càng bọ ngựa ra ngăn bánh xe, mà cứ cho là còn có thừa sức, thế thì có thể cho là ngu quá. Lũ các ngươi có vài trăm quân, độc giữ cô thành, kháng cự với ta, như thế có khác gì đâu. Xét thành trì các ngươi, không cao sâu bằng thành trì Nghệ An. Lương thực các ngươi trữ không nhiều bằng lương thực ở Diễn An. Mà tướng tá vũ dũng các ngươi đông sao bằng Diễn Nghệ. Chức vị các ngươi lại không bằng Sái Đô Đốc. Nay Diễn, Nghệ, Thuận Hóa, Thanh Hóa, Thị Kiều, Xương Giang, Tân Giang, quân sĩ đóng ở các xứ đều mở cửa thành ra hàng. Ở dưới ngàn Bồ Đề, Sái Đô Đốc đã định ngày rút quân về Kinh. Phàm các vợ con quan quân cùng tài sản, nhất thiết không bị tơ hào. Thế mà lũ các ngươi vẫn cứ mê muội, không biết nghĩ xa, sao xét việc chậm thế. Phàm các tướng sĩ ta, người nào lại chẳng lăm le cầm giáo mác định lên mặt thành. Nhưng ta còn ngại trong thành dân vô tội, chỉ vì lũ ngươi làm cho mê muội. Đến khi trống trận nổi lên, ngọc đá sẽ không phân biệt.
Thư mấy chữ gửi cho biết.
(Thư dụ thành Tam Giang, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Tập hạ,
Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hóa thông tin, 2001, tr. 526 – 527)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Theo văn bản, điều đáng quý nhất của người quân tử là gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Nay Diễn, Nghệ, Thuận Hóa, Thanh Hóa, Thị Kiều, Xương Giang, Tân Giang, quân sĩ đóng ở các xứ đều mở cửa thành ra hàng”.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về thái độ của Nguyễn Trãi đối với giặc Minh được thể hiện trong văn bản?

0
Giúp mình với mọi người ơi Năm mới chúc nhau - Trần Tế Xương Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua...
Đọc tiếp
Giúp mình với mọi người ơi Năm mới chúc nhau - Trần Tế Xương Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non. Bắt chước ai ta chúc mấy lời: Chúc cho khắp hết ở trong đời. Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người. Câu 1:Xác định thể thơ Câu 2:Chỉ ra 3 từ thể hiện những lời chúc của nhân vật "nó" trong bài thơ Câu 3:Nêu hiệu quả của việc sử dụng cặp đại từ "nó - ông" trong bài thơ Câu 4:Lời chúc năm mới trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
0
Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xaCó thể còn những điều con quênNhưng có điều này con phải nhớRằng biển quê mìnhDẫu còn lắm phong ba bão tốBao đợt sóng chồm lên như hổ dữNhững cơn bão có tên và không tênNhưng như phép mầu của đức tinNgười dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lênVẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộngĐất quê cằn, nhọc nhằn gió cátPhải bắt đầu từ...
Đọc tiếp

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản 

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời 

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

mn giúp vs ạ

0