K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GIÚP TỚ VỚI Ạ Câu 29: Cho đoạn văn sau:(a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.(b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ.(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.a, Câu (a)b, Câu (b)c, Câu (c)d, Câu (d)Câu 30: Đọc hai câu thơ sau:Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chánSo với ông Bành vẫn thiếu niên.Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ...
Đọc tiếp

GIÚP TỚ VỚI Ạ

 

Câu 29: Cho đoạn văn sau:

(a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.

(b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ.

(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.

(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.

a, Câu (a)

b, Câu (b)

c, Câu (c)

d, Câu (d)

Câu 30: Đọc hai câu thơ sau:

Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán

So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ là:

a, Mùa đầu tiên trong 4 mùa.

b, Trẻ trung, đầy sức sống.

c, Tuổi tác.

d, Ngày.

Câu 32: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.

Là câu sai, vì sao ?

a, Thiếu chủ ngữ.

b, Thiếu vị ngữ.

c, Thiếu trạng ngữ.

d, Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 33: Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm các loại câu sau:

a, Câu kể, câu đơn, câu ghép, câu hỏi.

b, Câu hỏi, câu ghép, câu khiến, câu kể.

c, Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

d, Câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu đơn.

Câu 34: Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

a, Tết đến hàng bán rất chạy.

b, Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

c, Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.

d, Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 35: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên chúng ta điều gì?

a, Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.

b, Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.

c, Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu.

d, Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho.

Câu 36: Cuối bài thơ “Hành trình của bầy ong” tác giả có viết:

“ Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”

Hai dòng thơ trên ý nói gì?

a, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa tàn phai nhanh.

b, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa không bao giờ hết.

c, Bầy ong đã giữ những giọt mật cho đời.

d, Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết.

Câu 37: Cho câu văn: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”

Chủ ngữ trong câu trên là?

a, Trên nền cát trắng tinh

b, nơi ngực cô mai tì xuống

c, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc

d, những bông hoa tím

Câu 38: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?

a, Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa.

b, Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp.

c, Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức.

d, Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành

Câu 39: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?

“ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ”

a, Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

b, Quan hệ tương phản.

c, Quan hệ điều kiện – kết quả.

d, Quan hệ tăng tiến.

Câu 40: Từ “ đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a, Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.

b, Bạn Hùng có tài đánh trống.

c, Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng.

d, Bố cho chú bé đánh giầy một chiếc áo len.

Câu 41: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính chăm chỉ?

a, Chín bỏ làm mười.

b, Dầm mưa dãi nắng.

c, Thức khuya dậy sớm.

d, Đứng mũi chịu sào.

Câu 42: Câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ chom thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” có mấy câu?

a, có 1 vế câu

b, có 2 vế câu

c, có 3 vế câu

Câu 43: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?

a, phang

b, đấm

c, đá

d, vỗ

Câu 44: Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

a, Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy.

b, Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.

c, Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày.

d, Chị đánh vào tay em.

Câu 45: Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả

a, Xuất xắc

b, Suất sắc

c, Xuất sắc

d, Suất xắc

Câu 46: Từ “đi” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

a, Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

b, Nó chạy còn tôi đi.

c, Thằng bé đã đến tuổi đi học.

d, Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

Câu 47: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn các từ láy?

a, Cần cù, chăm chỉ, thật thà, hư hỏng.

b, Thẳng thắn, thành thật, đứng đắn, ngoan ngoãn.

c, Cần cù, chăm chỉ, đứng đắn, thẳng thắn.

d, Lêu lổng, thật thà, tốt đẹp, chăm chỉ.

Câu 48: Trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét.” là:

a, Cái hình ảnh trong tôi về cô

b, đến bây giờ

c, vẫn còn rõ nét

d, Cái hình ảnh

Câu 49: Câu nào dưới đây là câu ghép?

a, Mặt biển sáng trong và dịu êm.

b, Mặt trời lên, tỏa ánh nắng chói chang.

c, Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa.

d, Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa.

Câu 50: Từ “vàng” trong câu: “Giá vàng trong nước tăng đột biến.” và “Tấm lòng vàng” có quan hệ với nhau như thế nào?

a, Từ đồng âm

b, Từ đồng nghĩa

c, Từ nhiều nghĩa

d, Từ trái nghĩa

0
Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả.    Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây , mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch tỏa ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng  êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng tỏa hương riêng...
Đọc tiếp

Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả.

    Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây , mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch tỏa ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng  êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng tỏa hương riêng của mình. Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung, lúc từng làn từng làn tỏa ra lần lượt. Vào những đêm như vậy, rễ cây cũng bốc một mùi đặc biệt, một thứ mùi bền chắc, mạnh mẽ, cường tráng của đất có thể do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả. Và dường như đất thở. Và giờ này, chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống, ngoài ra không còn âm thanh nào khác.

    Và nếu như con người, dù chỉ một lần thôi, nghe thấy hơi thở của một đêm như đêm nay, thì đêm đó sẽ lưu lại trong tâm khảm anh ta mãi mãi. Nhưng nếu con người từ thuở ấu thơ đã hít thở làn hương thân thuộc, yêu thích ấy, thì dù cho anh ta có ở đâu, đường đời có đưa anh ta tới chốn nào cũng không bao giờ anh ta quên nó được. Tuyệt diệu làm sao một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa.

Tơ-rô-ê-pon-xki (Hoàng Hải dịch)

Nêu nội dung bài.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 Em thích nhất hình ảnh nào trong bài vì sao

Giúp mình với!

0
Ông nhà giàu dạo bướcTrên phố quen hoàng hônGặp chú đánh giày buồnLam lũ gầy khổ sởChú nhóc năn nỉ mời:“Ông đánh giày cho conĐể kiếm vài đồng gầyMua cơm nuôi em nhỏ”.Chạnh lòng thương trẻ khóÔng lơ đãng gật đầu“Có đáng là bao nhiêuVài ba đồng tiền lẻ…”Giày xong ông móc víĐưa tờ hai trăm ngànChú bé cầm ngần ngừ:“Ông chờ con đi đổiNăm đồng thôi ông hỡiĐủ bữa tối...
Đọc tiếp

Ông nhà giàu dạo bước

Trên phố quen hoàng hôn

Gặp chú đánh giày buồn

Lam lũ gầy khổ sở

Chú nhóc năn nỉ mời:

“Ông đánh giày cho con

Để kiếm vài đồng gầy

Mua cơm nuôi em nhỏ”.

Chạnh lòng thương trẻ khó

Ông lơ đãng gật đầu

“Có đáng là bao nhiêu

Vài ba đồng tiền lẻ…”

Giày xong ông móc ví

Đưa tờ hai trăm ngàn

Chú bé cầm ngần ngừ:

“Ông chờ con đi đổi

Năm đồng thôi ông hỡi

Đủ bữa tối hôm nay

Anh em con gặp may

Xin ông chờ một chút…”

Đã qua ba mươi phút

Cậu bé không trở về

Ông lắc đầu: “chán ghê

Trẻ nghèo hay gian lắm…”

Cơm tối xong đứng ngắm

Trăng mới mọc gió hiu

Trong vườn hoa thơm nhiều

Quên bực mình trẻ gạt…

Chuông cửa reo, tiếng quát:

“Đi chỗ khác mà xin

Nghèo khổ biết phận mình

Lộn xộn tao bắt nhốt!…”

Ông thong thả cất bước

Thấy một nhóc gầy gò

Đang mếu máo co ro

Giống tên đánh giày đó…

“Có việc gì đấy cháu

Từ từ nói ta nghe

Anh bảo vệ yên nha

Đừng làm trẻ con sợ!”

Thằng bé con ấp úng:

“Hồi chiều nay anh tôi

Cầm tiền của ông rồi

Băng qua đường đi đổi

Chẳng may bị xe cán

Gãy mất chân rồi ông

Một trăm chín lăm đồng

Bảo tìm ông trả lại !

Anh tôi giờ nằm liệt

Chỉ muốn xin gặp ông …”

Một lần nữa chạnh lòng

Rảo bước theo thằng bé

Đến ổ chuột xập xệ

Gặp thằng anh đang nằm

Mặt xanh tái như chàm

Thở ra tuồng hấp hối

Nói gấp hơi như vội:

“Xin ông thương em con…

Cha mẹ đã không còn

Con đánh giày nuôi nó…

Nay không may con khổ

Chỉ xin ông việc này :…

Cho em con đánh giày

Mỗi ngày cho ông nhé …

Kiếm lấy vài đồng lẻ

Mua cơm sống mà thôi …”

Chợt thằng anh duỗi tay

Hơi thở lịm như tắt …

Ông già trào nước mắt:

“Ta sẽ lo em con

Cho ăn học bình thường

Như bao đứa trẻ khác

Cứ bình tâm an lạc

Bệnh viện tiền ta cho…”

Thằng anh đã xuội lơ

Hồn bay về thiên giới

Nhân cách nghèo cao vợi

Môi nhợt thoáng nụ cười

Nó sống trọn kiếp người

Dù nghèo nhưng tự trọng

Bao người giàu-danh vọng     

Đã chắc gì bằng đâu! …


 

Câu chuyện hấp dẫn nhờ một sự hiểu lầm gây bất ngờ cho người đọc. Đấy là sự việc nào?

  
0