K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

Mùa xuân

27 tháng 1 2022

Mùa xuân

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN          Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào...
Đọc tiếp

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

          Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

          Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất  đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

                                                                       Theo báo Thiếu niên tiền phong

 

10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.

 

 

1
7 tháng 2 2022

bạn Nguyễn Minh Phú như là mộ tấm gương sáng của nhi đồng

mìn chỉ bik vậy hoi hihi

Động từ trong câu “Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt”. là :A. dùng chân, kẹp bàn chải, lấy, mặt.B. sáng, Phú, chân, kẹp, mặt.C. chân, mặt, sáng, Phú, kẹpD. ngủ dậy, dùng, kẹp, lấy, rửa. 10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN          Những trang vở...
Đọc tiếp

Động từ trong câu “Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt”. là :
A. dùng chân, kẹp bàn chải, lấy, mặt.
B. sáng, Phú, chân, kẹp, mặt.
C. chân, mặt, sáng, Phú, kẹp
D. ngủ dậy, dùng, kẹp, lấy, rửa. 
10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

          Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

          Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất  đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

                                                                       Theo báo Thiếu niên tiền phong

2
Hello Nguyễn Hữu Nhật Minh
12 tháng 2 2022

:)))))

27 tháng 1 2022

Tài năng, tài đức, tài giỏi...

27 tháng 1 2022

ở cuối mà bạn GIA HÂN ơi

27 tháng 1 2022

thiên tài, đại tài, nhân tài,...

27 tháng 1 2022

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập cho tôi nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.

Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.

Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.

Chiếc bút mực mãi là đồ dùng học tập ưa thích của tôi. Chiếc bút sẽ mãi là người bạn đồng hành với tôi trong những tháng năm đi học và cả sau này.
 

27 tháng 1 2022

gười thân trong gia đình, mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong lòng em. Cha mẹ là người sinh em ra và nuôi em khôn lớn thành người. Còn những người xung quanh luôn yêu thương và chăm sóc cho em. Có lẽ trong tất cả, ông nội là người em thân thiết và yêu kính nhất.

Ông nội em là một người hiền từ. Từ những ngày còn bé cho đến tận bây giờ, em vẫn nhớ thói quen xoa đầu và nở một nụ cười hiền hậu mỗi lần em làm được việc tốt khiến ông vui vẻ. Giọng nói của ông rất ấm áp và hiền từ, giống như của những ông Bụt bước ra từ trong thế giới cổ tích vậy.

Em rất thích được nằm nghe ông kể chuyện, mỗi lần như thế, em như được trở về với thế giới của ngày xưa – thế giới của những cô gái hiền lành, những chàng trai chăm chỉ, chất phác, ở hiền gặp lành, kiên trì rồi cũng có ngày được nếm quả ngọt. Qua mỗi câu chuyện, ông đều giảng giải cho em nghe những bài học ẩn dấu bên trong và nhắc em phải luôn nhớ chúng. Nhờ có những câu chuyện của ông mà em khôn lớn nên người.

Ông nội em tuổi đã xế chiều, mái tóc đã bạc đi rất nhiều nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Mỗi sáng, ông đều dậy sớm tập thể dục, tưới nước cho mấy chậu hoa phong lan quý của mình. Chiều chiều, ông lại đi dạo xung quanh chào hỏi hàng xóm láng giềng nên ai cũng rất yêu quý ông.



Ko chép trên mạng nha:)))

29 tháng 1 2022

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muốn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

27 tháng 1 2022

Em ko rảnh thế là em nói rảnh cuối cùng em ko làm bài tập về nhà và em bị ăn của mẹ em.

                                                            Hết

27 tháng 1 2022

Tham khảo

Không ai trong đời là không có đôi lần mắc lỗi, nhưng điều quan trọng hơn cả là có thể nhìn nhận một cách đúng đắn và khách quan vấn đề của mình. Biết nhận lỗi và biết sửa sai. Đó mới là điều quan trọng nhất”.

Đó chính là những lời khuyên nhủ của mẹ dành cho tôi trong một lần tôi gây ra lỗi lầm với mẹ. Lỗi lầm đó khiến mẹ tôi rất buồn lòng còn tôi thì cảm thấy thất vọng về bản thân mình ghê gớm.

Vào một buổi chiều chủ nhật với tiết trời đẹp dịu dàng và hiền hậu. Chúng tôi, những đứa trẻ tong cùng một khu phố như thường lệ, tập trung trước cửa nhà của tôi để chơi. Vì trước cửa nhà tôi là khoảng sân rất rộng. Chúng tôi đã có khoảng thời gian vui chơi rất vui. Chúng tôi chơi bịt mắt bắt dê, rồi một lúc sau, có vẻ chán nản, các bạn nam và các bạn nữ bắt đầu tách nhau ra, các bạn nữ thì chơi chuyền, rồi chơi dây. Các bạn nam thì chơi bi, chơi gấc. Một lúc lâu sau, mẹ tôi có việc phải đi ra ngoài, mẹ gọi tôi về để coi nhà. Đang chơi vui, điều đó khiến tôi cảm thấy bực dọc, mẹ hiểu ngay tâm tính của tôi. Mẹ nói: “Con có thể mời các bạn lên nhà chơi đồ hàng, chơi búp bê cùng con rồi tiện thể giúp mẹ trông nhà nhé. Nhưng con đừng quên chơi xong phải cất dọn rồi còn phải nhớ cả chuyện giờ giấc làm bài tập nữa nhé”. Vậy là tôi vui vẻ đồng ý ngay. Trong phòng của mình chúng tôi bày biện hết những gì chúng tôi có, nào là chơi cắt may quần áo cho búp bê, chơi trò đóng giả cống chúa, bới tung tủ quần áo để chơi trò người mẫu thời trang. Chúng tôi chơi rất vui và nó khiến tôi không còn để ý gì nữa, kẻ cả chuyện học bài. Nhưng các bạn thì không quên, đến tầm chiều, các bạn đi về hết, còn lại một mình tôi, chán nản nhưng cũng không có hứng học tập. Tôi đi ra ngoài phòng khách và mở ti vi xem các chương trình hài. Cũng buồn cười và vui không kém….Cho đến khi mẹ về.

Vừa vào đến nhà, mẹ đã rất kinh ngạc. Không phải là vì nụ cười chưa tắt trên môi tôi, mà là căn nhà như một bãi chiến trường. Mẹ không nói gì, mẹ vào ngay phòng tôi và mọi chuyện còn kinh khủng hơn, quần áo rồi đồ chơi vất lung tung hết cả. Quần áo cũ mới, mùa đông mùa hè tứ tung cả. Mẹ thực sự nổi giận, mẹ đến hỏi chuyện tôi

- Tại sao lại thế này hả con. Trước khi đi mẹ đã dặn dò con thế nào. Con cũng chưa học bài đúng không?

Đoán ngay sự tức giận của mẹ, nhưng lo lắng sự trách phạt của mẹ hơn. Tôi đã biện hộ cho bản thân mình:

- Là các bạn bày biện chứ không phải con, các bạn vừa mới về nên con chưa kịp dọn dẹp. Các bạn cũng không chịu về sớm nên con không thể tập trung làm bài.

- Không con đang nói dối mẹ. Điều mẹ cần ở con bây giờ không phải những lời dối trá ấy, con làm mẹ quá thất vọng. Giọng mẹ nghiêm túc.

- Tôi cảm thấy hơi sợ. nhưng cũng hiểu tính mẹ. tôi biết tôi đã rất sai lầm. Tôi vội vàng đến gần mẹ, Nói lời xin lỗi mẹ, thành thực kể lại đầu đuôi câu chuyện. Mẹ rất hài lòng, mẹ xoa đầu tôi và bảo:

- Điều mẹ cần là như vậy con ạ, Nói dối không giải quyết được việc gì ngoài khiến cho con người ta trở nên xấu tính đi con ạ. Sự ích kỉ cũng bắt đầu từ đây. Nó cũng khiến con trong mắt người khác không có sự đánh giá cao con ạ. Con đã có một quyết định đúng đắn khi nói ra những lời thành thực. Ai cũng không thể tránh được chuyện mắc sai lầm, nhưng biết nhận lỗi vfa biết sửa sai, đó mới là điều quan trọng nhất.

Tôi cảm thấy khá hơn, hứa với mẹ sẽ không bao giờ tái phạm, tôi xung phong cố gắng dọn dẹp trong thời gian nhanh nhất và thu xếp học bài. Mẹ đã rất vui,: “Con của mẹ, mẹ tin là con có thể làm được, con yêu mẹ vẫn rất tự hào về con” .

Từ chuyện đó trở đi, tôi đã rất thấm thía bài học về sự dối trá và chân thành, tôi không bao giờ dám tái phạm nữa. Tôi cũng cảm ơn mẹ rất nhiều vì đã giúp tôi ngộ nhận ra được sai lầm của mình.

Kể lại một lần em mắc lỗi Ngữ văn 6 - Nói dối thầy cô

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy, em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.