K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tác giả cảm nhận Sài Gòn về các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây

- Bố cục của bài viết:

    + Đoạn 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm đối với nơi đây

    + Đoạn 2 (từ "ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu"): cảm nhận và bàn bạc đánh giá về phong cách con người Sài Gòn

    + Đoạn 3 (phần còn lại): nhấn mạnh thêm tình yêu với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Nét riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn qua cảm nhận tinh tế của tác giả

- Các hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ạt và mau dứt

- Sự thay đổi đột ngột nhanh chóng của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

- Cảm nhận về không khí nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.

b. Tình cảm của tác giả được thể hiện

    + Tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu da diết nồng nhiệt mọi đặc điểm cuộc sống ồn ào hay sự trái trứng của thời tiết cũng thật đáng yêu đáng nhớ

    + Tình yêu ấy đã khiến tác giả có những cảm nhậ sâu sắc tinh tế về thành phố

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả: điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh khẳng định tình cảm của mình cũng là để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên đất trời khí hậu Sài Gòn

Câu 3 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là: chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị

- Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn: đó là tình cảm chân thành yêu mến nồng nhiệt

Câu 4 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

    + Nhấn mạnh và khẳng định lại mối tình dai dẳng bền chặt với con người mảnh đất đã gắn bó gần hết đời người

    + Gửi gắm thông điệp ước mong tình yêu đối với Sài Gòn sẽ được lan tỏa đi nhiều trái tim khác nữa

Câu 5 (trang 173 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn

    + Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu , con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm

    + Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu....

Ở đây ko có phần Luyện tập đâu

19 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:

     + Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phogn cách con người

- Có thể chia làm ba đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả

     + Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn

     + Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

     + Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau đứt

     + Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp

     + Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

     + Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:

     + Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.

     + Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.

     + Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:

     + Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn

     + Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị

     + Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết

     + Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.

Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:

- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn

- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn

→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.

Câu 5 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghệ thuật tiêu biểu của bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu

     + Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn

     + Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp

Luyện tập

Bài 1 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)

Bài 2 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trong tâm trí mọi người quê hương luôn là nơi đẹp đẽ, nâng đỡ con người khôn lớn. Quê hương in sâu vào trái tim mỗi người từ lời hát ru của mẹ của bà, từ những ngày cắp sách tới trường trên con đường nhỏ… Quê hương là nơi che chở, nuôi dưỡng, cho ta, vì thế hai tiếng “quê hương” thật tự hào, xúc động. Quê hương ghi dấu biết bao điều tốt đẹp, làm hành trang nâng đỡ cho con người vươn cao, vươn xa tới những chân trời mới.

hok tốt 

nhớ k mk

██████████████████████████
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█
█░░░██████▒▒▒░░░██████▒▒▒█
█░░░██████▒▒▒░░░██████▒▒▒█
█▒▒▒██████░░░▒▒▒██████░░░█
█▒▒▒██████░░░▒▒▒██████░░░█
█░░░▒▒▒░░░██████▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░██████▒▒▒░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░████████████▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░████████████▒▒▒░░░█ 
█░░░▒▒▒████████████░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒████████████░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░███░░░▒▒▒███▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░███░░░▒▒▒███▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█
██████████████████████████
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
───█▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒░░░█───
██████████████████████████
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█░░░▒▒▒▒▒░░░██░░░▒▒▒▒▒░░░█
█░░░▒▒▒▒▒░░░██░░░▒▒▒▒▒░░░█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
█▒▒▒░░░░░▒▒▒██▒▒▒░░░░░▒▒▒█
██████████████████████████
██████████████████████████
██████████████████████████

19 tháng 12 2018

1.

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng. 
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

19 tháng 12 2018

2.

Dàn ý:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất
  • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

  • Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

  • Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...
  • Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

  • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

  • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ
  • Liên hệ bản thân ... lời hứa.

Bài làm:

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

19 tháng 12 2018

Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòaÔ nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước

1. Ô nhiễm không khí
Nguyên nhân:
- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

2. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân:
- Nước thải của các nhà máy.
- Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
- Chất thải sinh hoạt của con người.
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển.
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển.
- Chất thải sinh hoạt và sông ngòi đổ vào biển.

Hậu quả:
- Gây bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.v.v..
- Tạo hiện tượng Thuỷ triều đỏ, Thuỷ triều đen, làm chết các sinh vật sống trong nước.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...

- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

2. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân:
- Nước thải của các nhà máy.
- Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
- Chất thải sinh hoạt của con người.
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển.
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển.
- Chất thải sinh hoạt và sông ngòi đổ vào biển.

Hậu quả:
- Gây bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.v.v..
- Tạo hiện tượng Thuỷ triều đỏ, Thuỷ triều đen, làm chết các sinh vật sống trong nước.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...

19 tháng 12 2018

con tim

k nhe

19 tháng 12 2018

the heart

:)

19 tháng 12 2018

2031 nha bn

Câu hỏi ngớ ngẩn

19 tháng 12 2018
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Dù Bác đã đi xa nhưng câu nói của Người dường như vẫn in sâu trong tâm trí mỗi người con đất Việt. Vì vậy, trường THCS Lê Quý Đôn đã tổ chức cho chúng em đi trải nghiệm thực tế tại ATK Tân Trào. Đây có lẽ là chuyến đi thú vị, khó quên nhất đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
          Tân trào là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là nơi Bác Hồ và các chiến sĩ đã trải qua những ngày tháng thiếu thốn cùng cực và đầy gian truân, thử thách. Tân Trào là một xã của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có núi Hồng và sông Phó Đáy bao bọc. Nơi đây được biết đến là Thủ đô kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu di tích lịch sử Tân Trào gồm có 17 di tích, với các địa danh nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, đình Tân trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào,…
          Lán Nà Nưa ( lán Nà Lừa) là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Căn lán được làm theo kiểu nhà sàn, lợp lá cọ màu nâu xỉn, dưới các tán cây rậm rạp, đảm bảo bí mật lại gần dân. Lán có hai gian nhỏ, gian trong là nơi bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc. Khó ai có thể tin rằng chỗ ngủ của Bác chỉ là một cái giường làm bằng tre vầu, giống như chiếc chõng. Trong những năm tháng cực khổ ấy, Bác đã sống và làm việc trong căn lán nhỏ chưa đầy 12 mét vuông này. Cũng chính tại nơi đây, vào một đêm cuối tháng 7-1945, giữa hai trận sốt rét, Bác đã nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp như người cha tin yêu căn dặn người con phải ghi long tạc dạ câu nói này, và đây cũng chính là câu nói bất hủ của Bác Hồ: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”. Giữa cơn đau ốm “thập tử nhất sinh”, Bác vẫn quên mình vì dân vì nước, vẫn lo cho cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới. Thật cảm động biết chừng nào! Có ở bên cạnh Bác, có cùng Bác trải qua những năm tháng cực khổ muôn phần đắng cay mới thấu hiểu hết tình yêu thương dân tộc và đức hy sinh cao cả ở Người.
          Đến với Đình Tân Trào em được biết đến cũng nằm trong quần thể di tích ấy. Đình được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ ba gian hai chái, sàn lát ván, là nơi hội họp, sinh hạt văn hóa của dân làng. Mái đình Tân Trào không chỉ ghi dấu những sự kiện lịch sử trong thời kì cách mạng mà còn ghi dấu những sự kiện sâu sắc trong thời kì hòa bình. Vào ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào, thăm lại mái đình Tân Trào- nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
    Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1km trên đường đi Sơn Dương. Nơi đây còn được biết đến là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kì kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực “ An toàn khu cuả Trung ương đóng ở Tân Trào.
Cây đa Tân Trào cách đình tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Chính tại nơi này, 69 năm về trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm lễ xuất quân tiến về Hà Nội và giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám- 1945.
“Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
                                            ( Việt Bắc- Tố Hữu)
     Là người đi qua bao thời kì thăng trầm cùng lịch sử Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong thời kì của thời kì phong kiến, lớn lên gặp cách mạng và ngọn cờ của Chỉ tịch Hồ Chí Minh, bác Giáp đã dành trọn đời mình đi theo và thực hiện sứ mệnh lịch sử mà Chỉ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho.
     Có thể nói, chuyến đi trải nghiệm ở khu di tích lịch sử Tân Trào đã để lại cho chúng em những bài học thực tế quý giá. Được tận mắt chứng kiến nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong suốt thời kì kháng chiến, mỗi người như được sống lại cùng những giây phút vẻ vang của dân tộc. Chúng em tự hứa với mình rằng sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tiếp bước cha anh, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
26 tháng 12 2018

Thank you nha

trên mạng có ấy bạn

search là có hà