K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2020

Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao mới.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép: Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc...

Có thể nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngôn từ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn làm rõ được những vấn đề mang tính trọng đại, lớn lao của quốc gia, dân tộc. Đó là lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền về cương vực lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!

19 tháng 10 2020

Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. Bài thơ được cho là bài thơ thần , do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077

Cho đoạn văn:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi táp

Gió lồng xôn xao,sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

a,Tìm từ láy có trong đoạn thơ trên

- '' xôn xao '' , '' đu đưa '' , '' ngân nga ''

-> Nhấn mạnh vẻ đẹp của không gian xanh mát , thoáng đãng . Sử dụng những từ láy làm cho khung cảnh trở nên êm ái , nhẹ nhàng và du dương . 

b,Nêu giá trị biểu đạt có trong đoạn thơ đó

- PTBĐ : Miêu tả xen lẫn biểu cảm làm cho cảnh vật đằm thắm tình yêu thương . Hình ảnh làng quê thân thuộc  ,gần gũi làm rung động trái tim của người đọc khi nghĩ về quê hương ,những sắc màu êm đềm , dịu dàng .

14 tháng 10 2020

Bài ca dao nói đến sự vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu thơ:” Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm mưa” trong bài thơ đã nhấn mạnh sự khổ cực, bão tố xô đẩy cuộc đời. Phản ánh số phận phụ nữ xưa bất hạnh, lam lũ trong thời phong kiến.

* Chúc bạn hok tốt!

12 tháng 10 2020

Từ đồng âm : lồng

12 tháng 10 2020

từ đồng âm:lồng

12 tháng 10 2020

Đồng ý

Dàn ý là

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm chiếc lá cuối cùng

 Những khó khăn trong cuộc sống và chúng ta vượt qua những khó khăn đó mới thật sự là đáng ngưỡng mộ. trong cuộc sống, tình người luôn là một vấn đề được nói đến và thể hiện rất nhiều. các nhà văn đã đưa tình đời vào trong các tác phẩm của chính bản thân mình. Trong chương trình học của chúng ta có bài Chiếc lá cuối cùng của tác giả O.hen ri, trong bài văn có nhắc đến tình đời của con người được thể hiện qua chiếc lá.

II. Thân bài: cảm nghĩ về bài Chiếc lá cuối cùng

1. Diễn biến tâm trạng của Gion-xi:

- Bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo khó

- Tâm trạng của Gion-xi rất chán nản, buồn

- Cô cho rằng chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô ấy lìa xa cõi đời này

- Nhưng chiếc lá không rụng, vẫn cứ ở đó không xê dịch

2. Ý nghĩa của chiếc lá:

- Chiếc lá rất sinh động, chiếc lá giống như một chiếc lá thật đến Gion-xi là họa sĩ mà vẫn không nhận ra

- Tạo ra sức mạnh khơi dậy sức mạnh cho một cô gái đang chán nản, buồn tủi khi mắc bệnh nặng

- Chiếc lá được vẽ bởi một con người yêu nghề, yêu quý người bạn của mình

3. Tình đời qua chiếc lá:

- Giúp cho người bạn của mình vượt qua bệnh tật

- Có tình yêu thương con người

- Chiếc lá như một phép màu cho bản thân người bệnh đang cảm thấy khó khăn

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về chiếc lá cuối cùng

Qua chiếc lá cuối cùng ta nhận thấy được tình người, tình đời trong chiếc lá được vẽ bởi một con người nhân hậu, yêu nghề và có tình cảm sâu sắc.

8 tháng 10 2020

câu văn trích trong bài cổng trường mở ra

2 từ ghép đẳng lập là cánh cổng, thế giới

l

5 tháng 10 2020

Văn bản A thuộc phương thức biểu đạt : Tự sự

Văn bản B thuộc phương thức biểu đạt : Miêu tả

Văn bản C thuộc phương thức biểu đạt :Nghị luận

Văn bản D thuộc phương thức biểu đạt : Biểu cảm

Văn bản E thuộc phương thức biểu đạt : Thuyết minh

5 tháng 10 2020

VĂN BẢN A thuộc phương thức: tự sự

VĂN BẢN B thuộc phương thức: miêu tả

VĂN BẢN C thuộc phương thức: nghị luận

VĂN BẢN D thuộc phương thức: biểu cảm

VĂN BẢN E thuộc phương thức: thuyết minh

Chúc bạn càng ngày càng học giỏi hơn nữa để nếu tụi mình hỏi thì cậu sẽ giải đáp nha!