K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2021

Trả lời:

Chúng ta có thể giải thích như sau: lớp vỏ kim loại bên ngoài tuy bằng kim loại nhưng được phủ một lớp hợp chất Urethane có tác dụng chống mài mòn, chống thoát nhiệt tốt, cách điện và khả năng hạn chế tiếng ồn, khiến tủ lạnh êm hơn. 

4 tháng 3 2021
Tôi ko biết Ok mọi người
22 tháng 2 2021

điểm khác nhau giữa Trái Đất và Sao Hỏa: Bán kính sao hỏa bằng 0,53 lần bán kính Trái Đất. Khối lượng Sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất và gia tốc trên Trái Đất là 9,8 m/s^2 còn gia tốc trên sao hỏa chỉ 3,8m/s^2 :3

22 tháng 2 2021

1. Sao Hỏa cũng có 4 mùa

Giống như Trái Đất, Hỏa Tinh cũng có 4 mùa. Nhưng khác với mỗi mùa kéo dài trong khoảng 3 tháng như ở Trái Đất, thời gian từng mùa của Sao Hỏa phụ thuộc vào mỗi bán cầu.

Một năm Sao Hỏa kéo dài 687 ngày (22,6 tháng), tức là gần gấp đôi so với một năm của Trái Đất. Ở bán cầu bắc của Sao Hỏa, mùa xuân kéo dài trong 7 tháng, mùa hè là 6 tháng, mùa thu là 5 tháng và gần 4 tháng còn lại là thời gian của mùa đông.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 1

Đồi cát Patchy Frosted ở Sao Hỏa vào mùa đông. Ảnh: NASA.

Mùa hè ở bán cầu bắc Sao Hỏa cực kỳ lạnh, nhiệt độ không bao giờ cao quá –20°C nhưng ngược lại lúc bấy giờ ở bán cầu nam có mức nhiệt vào khoản 30°C. Sự tương phản rõ ràng về điều kiện thời tiết của mùa ở hai bán cầu là một trong những lý do khiến Sao Hỏa thường xuất hiện những cơn bão bụi khổng lồ bao trùm cả hành tinh.

2. Sao Hỏa cũng có cực quang

Cực quang là những dải ánh sáng rực rỡ đầy màu sắc xảy ra khi các hạt điện tích từ Mặt Trời tương tác với khí quyển của Trái Đất. Nhưng không chỉ ở địa cầu mới xảy ra hiện tượng này, ở Sao Hỏa và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cũng chứng kiến điều tương tự.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 2

Không giống với cực quang ở Trái Đất chỉ diễn ra ở vùng cực, cực quang trên Sao Hỏa xuất hiện trên khắp hành tinh. Ảnh: NASA.

Nhưng khác với ánh sáng quang học từ cực quang của Trái Đất, cực quang ở Sao Hỏa phát ra ánh sáng cực tím – nghĩa là nó hoàn toàn vô hình nếu có con người ở đó quan sát. Các nhà khoa học đã quan sát được cực quang của Sao Hỏa qua thiết bị quan sát ánh sáng cực tím được trang bị trên tàu vũ trụ MAVEN của NASA, chúng cũng mềm mại tựa những dải lụa như cực quang ở Trái Đất.

3. Thời gian một ngày ở hai hành tinh gần bằng nhau

Thời gian của một ngày ở một hành tinh được xác định bởi thời gian mà hành tinh đó tự quay một vòng quanh trục của mình. Trên Trái Đất, một ngày có 24 giờ bởi Trái Đất tự quay quanh trục của mình mất 24 giờ. Ở Sao Hỏa, thời gian này là 24 giờ 40 phút, chỉ dài hơn Trái Đất khoảng 40 phút.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 3

Mặt Trời mọc ở Sao Hỏa. Hình ảnh được chụp vào 25/08/2008, nhằm sol 90 (ngày thứ 90) và cũng là ngày cuối cùng của sứ mệnh Phoenix thăm dò Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có thời gian một ngày khác nha. Sao Kim có ngày dài 116 ngày Trái Đất và 18 giờ, một ngày ở Sao Mộc kéo dài 9 tiếng 55 phút, trong khi Sao Thổ hoàn thành một vòng quay quanh trục mất 10 giờ 42 phút. Thời gian của một ngày ở các hành tinh là khác nhau, vậy mà của Trái Đất và Sao Hỏa lại gần nhau đến như vậy. Thật là một sự trùng hợp thú vị.

4. Sao Hỏa cũng có nước

Năm 2008, tàu thăm dò quỹ đạo MRO đã phát hiện ra dòng nước chảy xuống từ một sườn núi ở Sao Hỏa. Nước chỉ chảy vào mùa hè vậy nghĩa là nó đã bị đóng băng vào mùa đông lạnh giá. Nhưng mùa hè ở Sao Hỏa lạnh hơn mùa hè ở Trái Đất nhiều, nhiệt độ lúc đó vào khoảng –23°C, vậy tại sao nước lại chảy?

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 4

Hình ảnh chụp qua bước sóng hồng ngoại cho thấy nước lỏng chảy ở một thác đổ tại miệng núi lửa Garni trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA/JPL.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về điều này. Họ đặt ra giả thuyết rằng đó là nước có hàm lượng muối cao nên điểm đóng băng của nó sẽ khác so với nước nguyên chất, hoặc muối bằng cách nào đó đã xuất hiện và tương tác với băng khiến chúng tan chảy thành nước.

Dù sao đi nữa, giới khoa học vẫn chưa trực tiếp lấy được mẩu nước ở nguồn nước chảy đó để nghiên cứu sâu hơn, nên tất cả chỉ là giả thuyết. Có thể đó là nước ngầm hoặc hơi nước từ bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh đỏ.

5. Sao Hỏa cũng có núi tuyết và sông băng

Cũng giống ở Trái Đất, hai cực bắc nam của Sao Hỏa được bao phủ bởi những lớp băng vĩnh cửu và những ngọn núi tuyết cao vút. Hỏa Tinh cũng có những con sông băng và chúng không chỉ nằm ở vùng cực, mà còn xuất hiện rải rác ở những vùng có vĩ độ thấp.

Trước đây chúng ta không phát hiện thấy những con sông băng này bởi khí bụi dày đặc đã che khuất chúng. Bụi có thể là nguyên nhân khiến băng ở sông băng không thể hóa lỏng. Áp suất khí quyển ở hành tinh này là rất thấp, khiến băng hay nước lỏng ở bề mặt nhanh chóng bốc hơi ngay mà bỏ qua giai đoạn hóa lỏng.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 5

Núi tuyết ở cực bắc Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học ước tính Sao Hỏa chứa hơn 150 tỷ mét khối băng đá, số lượng này nếu trải phẳng ra thì sẽ bao phủ được toàn bộ hành tinh đỏ và tạo nên một lớp băng dày 1 mét. Băng ở Sao Hỏa được tạo thành từ nước, bùn, carbon dioxide. Nước tạo thành băng ở Sao Hỏa có giống nước ở Trái Đất? Các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được.

6. Sao Hỏa cũng có thác đổ

Qua phân tích hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò quỹ đạo MRO của NASA, các nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của một thứ giống như thác nước ở Trái Đất. Nhưng thay vì nước lỏng, các thác đổ của Sao Hỏa được lấp đầy bởi đá nóng chảy và dung nham.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 6

Những đụn cát ở miệng núi lửa Russell trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Dung nham được phun trào ra từ bốn xuất phát điểm nằm dọc theo miệng núi lửa rộng 30 km thuộc cụm núi lửa Tharsis, tạo ra cảnh quan giống thác nước ở Trái Đất. Dung nham ở Sao Hỏa lỏng hơn so với dung nham ở Trái Đất, nhưng nó có tốc độ chảy chậm hơn và dễ bị thay đổi nhiệt độ hơn.

7. Sao Hỏa là hành tinh có thể hỗ trợ sự sống duy nhất ngoài Trái Đất

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được chia làm hai loại, một là các hành tinh rắn được tạo nên từ đất đá như Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa; hai là các hành tinh khí được tạo thành từ khí độc và không có bề mặt rắn gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Các hành tinh khí ngoài vấn đề không có bề mặt rắn để sinh sống, thì ngập tràn ở chúng là chất khí độc và những cơn bão cực kỳ khắc nghiệt. Sao Thủy có nhiệt độ rất cao bởi vì nó nằm gần Mặt Trời, nhưng Sao Kim càng nóng hơn nữa vì bầu khí quyển carbon monoxide của nó giữ lại nhiệt độ từ Mặt Trời ở bên trong hành tinh. Khí quyển của Sao Kim rất dày đặc và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 7

Khu vực miệng núi lửa Gale, nơi tàu thăm dò Curiosity đang hoạt động và phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy Sao Hỏa có thể hỗ trợ phát triển sự sống. Ảnh: NASA.

Nhìn chung, trừ Trái Đất ra thì Sao Hỏa là hành tinh thích hợp hơn cả dẫu nó chưa hoàn toàn phù hợp. Nếu được trang bị những thiết bị đặc biệt, chúng ta có thể sinh sống ở đó. Giới khoa học đề xuất những ý tưởng như tạo ra từ trường nhân tạo bằng cách đặt một máy phát điện khổng lồ giữa Mặt Trời và Sao Hỏa để bảo vệ hành tinh đỏ khỏi những cơn gió Mặt Trời và giúp giữ lại bầu khí quyển của nó.

Khi gió Mặt Trời không tác động sâu lên Sao Hỏa, áp suất khí quyển của hành tinh sẽ tăng cao lên. Đổi lại, điều này giúp nhiệt độ tăng lên gây tan chảy băng ở hai cực. CO2 được giải phóng và kích thích hiệu ứng nhà kính làm nước chảy khắp hành tinh. Nghe thú vị và đầy khả quan, nhưng thực tế chúng ta không đủ năng lực để tạo ra từ trường nhân tạo cho cả hành tinh lớn như vậy.

8. Sao Hỏa cũng có quá trình tạo thành đảo

Những tưởng địa hình của Trái Đất ngày nay là cố định, nhưng thật ra trong vòng 150 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành của 3 hòn đảo mới. Các hòn đảo này được tạo ra sau quá trình phun trào núi lửa ở sâu thẳm dưới đáy đại dương.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 8

Địa hình của Sao Hỏa vẫn chưa cố định, vẫn thường xảy ra các hoạt động tạo đảo và phân chia địa hình. Ảnh: NASA.

Gần đây nhất là hòn đảo Hunga Tonga-Hunga Ha’apai, bất ngờ được hình thành ở ngoài khơi bờ biển Tonga, phía nam Thái Bình Dương. NASA đã theo dõi quá trình hình thành hòn đảo này và dự đoán nó sẽ chìm xuống biển sau thời gian ngắn, nhưng nó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.

Quá trình tương tự cũng diễn ra ở Sao Hỏa, địa hình của hành tinh vẫn chưa thật sự cố định mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự tạo thành các lục địa mới hoặc chia cắt lục địa.

9. Sao Hỏa cũng có thể tồn tại sự sống

Mặc dù chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất cứ dạng sống nào trên Sao Hỏa, nhưng có nhiều phát hiện khiến giới khoa học phải nghi ngờ về khả năng này. Tàu thăm dò Curiosity dạo bước trên Sao Hỏa từ năm 2012, đã tìm thấy sự tồn tại của các phân tử hữu cơ trong vài tảng đá ở miệng núi lửa Gale, vốn là một hồ nước vào 3,5 tỷ năm trước.

Mỗi sinh vật sống đều phải chứa 4 phân tử hữu cơ: protein, acid nucleic, chất béo và carbonhydrate. Không có chúng, sinh vật sẽ không thể tồn tại (theo cách chúng ta biết). Mặc dù đã tìm ra phân tử hữu cơ, nhưng không loại trừ khả năng những phản ứng hóa học ngẫu nhiên từ các thứ không sống cũng tạo ra chúng.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 9

Mật độ khí methane ở Sao Hỏa vào mùa hè, cao hơn nhiều so với thời điểm mùa đông. Ảnh: NASA.

Ngoài ra, NASA cũng tìm thấy methane (mê-tan). Những sinh vật sống tạo ra methane, phần lớn khí methane ở Trái Đất cũng được tạo ra bởi những sinh vật sống. Bầu khí quyển Sao Hỏa chứa đầy methane nhưng chỉ tồn tại trong vài năm rồi biến mất. Điều này có nghĩa là, có một thứ gì đó đã giải phóng methane vào khí quyển Hỏa Tinh.

Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng methane được tạo ra từ các phản ứng hóa học của một số loài vi khuẩn. Thật kì lạ, methane ở Sao Hỏa được tăng nhiều đột biến vào mùa hè và giảm sút nhanh chóng vào mùa đông, đây là điều chưa từng được chứng kiến ở Trái Đất.

10. Chúng ta cũng có thể trồng cây ở Sao Hỏa

Trong một thử nghiệm với đối tác ở Peru, NASA đã cho trồng khoai tây trên vùng đất khô cằn được tiệt trùng tối đa cùng điều kiện khí hậu giống hệt như ở Sao Hỏa, kết quả cho thấy khoai tây vẫn nảy mầm và phát triển tốt. Điều này cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một trang trại khoai tây ở Sao Hỏa.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 10

Đồ họa mô phỏng một nhà kính trồng thực vật ở Sao Hỏa trong tương lai. Ảnh: NASA.

Tuy vậy, vấn đề là chúng ta không thể vận chuyển hạt và củ khoai tây giống lên Sao Hỏa mà không gây hư hại tế bào. Đó là chưa kể đến lượng ánh sáng Mặt Trời mà Sao Hỏa nhận được ít hơn gần một nửa so với ở Trái Đất, cũng như bức xạ cực tím rất cao bởi Sao Hỏa không có bầu khí quyển dày để che chắn.

22 tháng 1 2021

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta thổi một hơi vào gương thì hơi nước được từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi. Sau đó, nhiệt độ không khí sẽ tăng lên làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và mảng mờ sẽ nhanh chóng mất đi.

  
22 tháng 1 2021

Vì khi nhiệt độ ngoài trời thấp, ta thổi một hơi vào gương thì hơi nước được từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi. Sau đó, nhiệt độ không khí tăng lên làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và mảng mờ sẽ nhanh chóng mất đi.Đó là sự chuyển từ thể hơi sang thế lỏng của một chất gọi là sự ngưng tụ.

Câu 1

Trong hệ mặt trời có tấm hành tinh gồm : Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương Sao Hải Vương.

Câu 2

Các hành tinh đều chuyển động quanh hệ mặt trời ,Mặt Trời gần như nằm trên cùng một mặt phẳng, cùng hướng, chúng chuyển động cùng chiều, chúng di chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ Cực Bắc của Trái Đất. Ngoại trừ Sao Kim Sao Thiên Vương, vòng quay của chúng cũng cùng chiều. Mặt Trời cũng quay theo chiều này.

21 tháng 1 2021

1.

*Trong hệ mặt trời có 8 hành tinh. Đó là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. 

*Thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến xa Mặt Trời nhất: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương

2. 

*Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời.

*So sánh chiều chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời:

-Chuyển động quanh Mặt trời theo cùng một chiều và gần như cùng một mặt phẳng.

-Chuyển động tự quay quanh trục: Mặt trời và các hành tinh quay theo chiều thuận, trừ sao Kim.

 

undefined

6

-nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giản nở vì nhiệt của các chất

-Vì ở bầu của nhiệt kế dùng trong y tế có chỗ bị thắt lại , có tác dụng để ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể con người . 

20 tháng 1 2021

- Nhiệt độ hoạt động trên nguyên lý : sự giản nở vì nhiệt của các chất 

- Thủy ngân là một kim loại có tỉ trọng lớn, khi được sử dụng trong nhiệt kế, người sản xuất đã làm nhiệt kế có một chỗ thắt rất nhỏ, hòng không cho thủy ngân tự do tụt xuống khi nhiệt độ thay đổi, vì sự co dãn của thủy ngân rất nhạy với nhiệt độ

- Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo để làm cho thủy ngân quay về nhiệt độ chuẩn của cơ thể, đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân chính xác hơn

18 tháng 1 2021

Nước trên lá sen đều là những hạt tròn vo vì : 

Lá sen và lá của một số thực vật là chất không dính ướt. Khi giọt nước tiếp xúc với chất không dính ướt sẽ không chịu lực căng mặt ngoài. Khi đó lực hút giữa các phân tử nước với nhau hướng vào tâm khối nước làm nước co cụm lại. Vì lực hút bên trong khối nước được phân bố đều nên khối nước luôn tròn nhưng vẫn chịu lực hút trái đất ( trọng lực) và phản lực của lá nên hình dạng khối nước tròn và dẹt.

Tóm lại chúng ta có thể hiểu  như sau lá sen không dính nước và khi nước vào lá sen thì không bị dính và cứ lăn lóc và giọt nước không phải chịu lực căng của mặt ngoài và các phân tử nước thì hút nhau và co lại và các lực hút trong khối nước  đấy  thường được phân bố đều nên tròn chịa . Và không phải nó cứ tròn vô vậy mà ló còn chịu tác dụng của bề mặt lá sen và trọng lực và các yếu tố khác nên nó thường như cái bánh bao hay quả trứng chứ không hẳn tròn.

17 tháng 1 2021

undefined

Mong là sẽ có nhiều bạn trả lời đúng!

17 tháng 1 2021

Nguồn 8 pin mà vẽ 2 pin, chậc chậc :v

a/ \(\xi=8.E=24\left(V\right)=U_V\)

\(r_b=8r=8.0,25=2\left(\Omega\right)\)

\(R_2=\dfrac{U^2_{dm}}{P_{dm}}=\dfrac{36}{3}=12\left(\Omega\right);I_{dm}=\dfrac{P_{dm}}{U_{dm}}=\dfrac{3}{6}=\dfrac{1}{2}\left(A\right)\) 

\(PTMD:R_4nt\left[\left(R_1ntR_2\right)//R_3\right]\) \(\Rightarrow R_{td}=R_4+\dfrac{\left(R_1+R_2\right).R_3}{R_1+R_2+R_3}=...\left(\Omega\right)\)

\(\Rightarrow I=I_A=\dfrac{\xi}{R_{td}+R}=\dfrac{24}{2+R_{td}}=...\left(A\right)\) 

b/ \(I_4=I\Rightarrow U_4=R_4.I=...\left(V\right)\)

\(\Rightarrow U_{12}=U_3=\xi-I.r-U_4=...\left(V\right)\)

\(\Rightarrow I_{12}=I_2=\dfrac{U_{12}}{R_1+R_2}=...\left(A\right)\) 

\(\left[{}\begin{matrix}I_2< I_{dm}\Rightarrow den-sang-yeu-hon-binh-thuong\\I_2>I_{dm}\Rightarrow den-sang-manh-hon-binh-thuong\\I_2=I_{dm}\Rightarrow den-sang-binh-thuong\end{matrix}\right.\)

P/s: Thầy cô thông cảm em vừa ngủ dậy nên lười dậy lấy máy tính tính toán lắm ạ :(

Đề này của Chuyên LHP - TPHCM không phải Chuyên LHP - Nam Định nha mọi người!

Đề này được bạn Anh Kỳ gửi! (https://hoc24.vn/vip/202859493659)

Vì khi ngọn lửa yếu dần đi và tắt hẳn do bên trong thiếu oxi ,không khí trong cốc sẽ giảm nhiệt độ đột ngột .Không khí lạnh sẽ chiếm ít không gian hơn .Sự co rút đó tạo ra một chân không yếu hay áp suất thấp hơn bên trong cốc .Áp suất bên ngoài sẽ cao hơn đẩy nước trên đĩa vào trong cốc thủy tinh .

16 tháng 1 2021

+ Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.

+ Khi nến tắt nước dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước dâng chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.

+ Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.

15 tháng 1 2021

- Đèn sợi đốt:

 + Ưu điểm: Ánh sáng liên tục

 + Nhược điểm:

  * Tuổi thọ thấp

  * Tốn điện

- Đèn compact:

 + Ưu điểm: 

  * Tuổi thọ cao

  * Tiết kiệm điện

 + Nhược điểm: Ánh sáng không liên tục gây hại cho mắt

- Đèn LED:

 + Ưu điểm:

  * Hiệu suất phát quang cao

  * Tiết kiệm điện

  * Tuổi thọ cao

  * Ánh sáng liên tục

 + Nhược điểm: Chắc không có :v

Việt Nam ngưng nhập khẩu và sản xuất đèn sợi đốt. Vì đèn sợi đốt có rất nhiều nhược điểm, nếu dùng đèn sợi đốt làm vật thắp sáng thì rất tốn tiền điện, nhiệt mà nó tỏa ra cũng rất lớn, không đáp ứng nhu cầu của người dân là "rẻ - tốt"

 

15 tháng 1 2021

* Đèn sợi đốt:

Ưu điểm: 

+ Không cần chấn lưu

+ Đèn phát ra ánh sáng liên tục

Nhược điểm:

+ Hiệu suất phát quang thấp khoảng 4-5% điện năng tiêu thụ

+ Tuổi thọ thấp 1000 giờ

Đèn compact:

Ưu điểm:

+ Hiệu suất phát quang khá cao đến khoảng 25%

+ Tuổi thọ khoảng 8000 giờ

Nhược điểm:

+ Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt

+ Cần chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử

Đèn LED:

Ưu điểm:

+ Hiệu suất phát sáng cao đến 40%

+ Tuổi thọ cao 10000 giờ

Nhược điểm:

+ Nguồn nuôi là nguồn một chiều, điện áp thấp

* Việt Nam đã ngưng nhập khẩu và sản xuất đèn halogen, đèn compact huỳnh quang (em nghĩ cũng có nguy cơ vì trong đó có chứa 5 mg thủy ngân gây hại cho sức khỏe khi bòng đèn bị vỡ). Vì các đèn trên gây ảnh hưởng sức khỏe của con người, môi trường...