K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2018

Ai onl nick này v -.-

28 tháng 6 2018

t nghĩ a Hung onl chứ ai

KẾT QUẢ CUỘC THI TOÁN DO DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG TỔ CHỨC . Giải nhất : Ngô Tấn Đạt . Phần thưởng : Thẻ cào 100k + 30GP Giải nhì : Hoàng Thảo Linh và Diệp Băng Dao . Phần thưởng : Thẻ cào 50k + 20GP Giải ba : Truy kích và Luân Đào . Phần thưởng : 15GP Nhờ thầy @phynit trao giải cho những bạn trên ạ . Cảm ơn các bạn dã ủng hộ cuộc thi của mình . GOOD LUCK ! ĐÁP ÁN VÒNG 3 : " CUỘC THI TOÁN DO DƯƠNG PHAN...
Đọc tiếp

KẾT QUẢ CUỘC THI TOÁN DO DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG TỔ CHỨC .

Giải nhất : Ngô Tấn Đạt . Phần thưởng : Thẻ cào 100k + 30GP

Giải nhì : Hoàng Thảo Linh và Diệp Băng Dao . Phần thưởng : Thẻ cào 50k + 20GP

Giải ba : Truy kích và Luân Đào . Phần thưởng : 15GP

Nhờ thầy @phynit trao giải cho những bạn trên ạ . Cảm ơn các bạn dã ủng hộ cuộc thi của mình . GOOD LUCK !

ĐÁP ÁN VÒNG 3 : " CUỘC THI TOÁN DO DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG TỔ CHỨC "

Câu 1 :

a ) ĐKXĐ : \(x\ge0\) , \(x\ne25\) , \(x\ne9\)

b )

\(A=\left(\dfrac{x-5\sqrt{x}}{x-25}-1\right):\left(\dfrac{25-x}{x+2\sqrt{x}-15}-\dfrac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+5}+\dfrac{\sqrt{x}-5}{\sqrt{x}-3}\right)\)

\(=\left(\dfrac{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-5\right)}{\left(\sqrt{x}-5\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}-1\right):\left(\dfrac{25-x}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}-\dfrac{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}+\dfrac{\left(\sqrt{x}-5\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}\right)\)

\(=\left(\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+5}-1\right):\left(\dfrac{25-x-\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-3\right)+\left(\sqrt{x}-5\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}\right)\)

\(=\dfrac{-5}{\sqrt{x}+5}:\left(\dfrac{25-x-x+9+x-25}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}\right)\)

\(=\dfrac{-5}{\sqrt{x}+5}:\dfrac{-x+9}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+5\right)}\)

\(=\dfrac{-5}{\sqrt{x}+3}:\dfrac{-\left(\sqrt{x}+3\right)}{\sqrt{x}+5}\)

\(=\dfrac{-5}{\sqrt{x}+5}\times\dfrac{\sqrt{x}+5}{-\left(\sqrt{x}+3\right)}\)

\(=\dfrac{5}{\sqrt{x}+3}\)

c )

Để biểu thức A nhận giá trị nguyên thì \(5\) phải chia hết cho \(\sqrt{x}+3\)

Ta có : \(Ư\left(5\right)=\left(-5;-1;1;5\right)\) . Mà \(\sqrt{x}+3\ge3\) .

\(\Rightarrow\sqrt{x}+3=5\Rightarrow\sqrt{x}=2\Rightarrow x=4\left(N\right)\)

Vậy \(x=4\) thì biểu thức A nhận giá trị nguyên .

d )

Ta có :

\(B=\dfrac{A\left(x+16\right)}{5}=\dfrac{5\left(x+16\right)}{\dfrac{\sqrt{x}+3}{5}}=\dfrac{x+16}{\sqrt{x}+3}=\dfrac{x-9+25}{\sqrt{x}+3}=\dfrac{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+3\right)+25}{\sqrt{x}+3}=\sqrt{x}-3+\dfrac{25}{\sqrt{x}+3}=\sqrt{x}+3+\dfrac{25}{\sqrt{x}+3}-6\)

Theo BĐT Cô - Si cho hai số không âm ta có :

\(\sqrt{x}+3+\dfrac{25}{\sqrt{x}+3}\ge2\sqrt{\sqrt{x}+3\times\dfrac{25}{\sqrt{x}+3}}=2\sqrt{25}=10\)

\(\Rightarrow\sqrt{x}+3+\dfrac{25}{\sqrt{x}+3}-6\ge10-6=4\)

Dấu \("="\) xảy ra khi \(\sqrt{x}+3=\dfrac{25}{\sqrt{x}+3}\Leftrightarrow\sqrt{x}+3=5\Leftrightarrow\sqrt{x}=2\Leftrightarrow x=4\)

Vậy GTNN của \(B\) là 4 khi \(x=4\)

Câu 2 :

a ) \(\left(x^2-x+1\right)\left(x^2+4x+1\right)=6x^2\)

\(\Leftrightarrow x^4+4x^3+x^2-x^3-4x^2-x+x^2+4x+1-6x^2=0\)

\(\Leftrightarrow x^4+3x^3-8x^2+3x+1=0\)

Xét : 0 không phải là nghiệm của phương trình trên .

\(\Leftrightarrow x^2+3x-8+\dfrac{3}{x}+\dfrac{1}{x^2}=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x^2+\dfrac{1}{x^2}\right)+\left(3x+\dfrac{3}{x}\right)-8=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+\dfrac{1}{x}\right)^2+3\left(x+\dfrac{1}{x}\right)-10=0\)

Đặt \(x+\dfrac{1}{x}=t\) . Phương trình trở thành :

\(t^2+3t-10=0\)

\(\Delta=9+40=49>0\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}t_1=\dfrac{-3+\sqrt{49}}{2}=2\\t_2=\dfrac{-3-\sqrt{49}}{2}=-5\end{matrix}\right.\)

Với \(t_1=2\) :

\(\Leftrightarrow x+\dfrac{1}{x}=2\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{x^2}{x}+\dfrac{1}{x}=\dfrac{2x}{x}\)

\(\Leftrightarrow x^2-2x+1=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2=0\)

\(\Leftrightarrow x=1\)

Với \(t=-5\) :

\(\Leftrightarrow x+\dfrac{1}{x}=-5\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{x^2}{x}+\dfrac{1}{x}=\dfrac{-5x}{x}\)

\(\Leftrightarrow x^2+5x+1=0\)

\(\Delta=25-4=21>0\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-5+\sqrt{21}}{2}\\x_2=\dfrac{-5-\sqrt{21}}{2}\end{matrix}\right.\)

Vậy \(S=\left\{1;\dfrac{-5+\sqrt{21}}{2};\dfrac{-5-\sqrt{21}}{2}\right\}\)

b ) \(3x^2+2x=2\sqrt{x^2+x}+1-x\)

\(\Leftrightarrow3\left(x^2+x\right)-2\sqrt{x^2+x}-1=0\)

\(\Leftrightarrow3\left(x^2+x\right)-3\sqrt{x^2+x}+\sqrt{x^2+x}-1=0\)

\(\Leftrightarrow3\sqrt{x^2+x}\left(\sqrt{x^2+x}-1\right)+\left(\sqrt{x^2+x}-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(\sqrt{x^2+x}-1\right)\left(3\sqrt{x^2+x}+1=0\right)\)

\(\) \(\Leftrightarrow\left(\sqrt{x^2+x}-1\right)=0\) . Vì \(3\sqrt{x^2+x}+1>0\)

\(\Leftrightarrow x^2+x-1=0\)

\(\Delta=1+4=5>0\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{2}\\x_2=\dfrac{-1-\sqrt{5}}{2}\end{matrix}\right.\)

Vậy ..............................

c )

\(\sqrt{x+3}+2x\sqrt{x+1}=2x+\sqrt{x^2+4x+3}\) ( ĐK : \(x\ge-1\) )

\(\Leftrightarrow\sqrt{x+3}+2x\sqrt{x+1}-2x-\sqrt{\left(x+1\right)\left(x+3\right)}=0\)

\(\Leftrightarrow\left(\sqrt{x+3}-2x\right)\left(\sqrt{x+1}-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\sqrt{x+3}=2x\\\sqrt{x}+1=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}x\ge0\\x+3=4x^2\end{matrix}\right.\\x+1=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=1\end{matrix}\right.\)

Vậy......................

d ) \(x^2+9x+20=2\sqrt{3x+10}\) ( ĐK : \(x\ge-\dfrac{10}{3}\) )

\(\Leftrightarrow\left(x^2+6x+9\right)+\left(3x+10-2\sqrt{3x+10}+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+3\right)^2+\left(\sqrt{3x+10}-1\right)^2=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x+3=0\\\sqrt{3x+10}=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=-3\)

Vậy...............................

Câu 3 :

a )

\(VT=\dfrac{\sqrt{\dfrac{abc+4}{a}-4\sqrt{\dfrac{bc}{a}}}}{\sqrt{abc}-2}\)

\(=\dfrac{\sqrt{\dfrac{abc+4}{a}-\dfrac{4\sqrt{abc}}{a}}}{\sqrt{abc}-2}\)

\(=\dfrac{\sqrt{\dfrac{abc+4-4\sqrt{abc}}{a}}}{\sqrt{abc}-2}\)

\(=\dfrac{\sqrt{\dfrac{\left(\sqrt{abc}-2\right)^2}{a}}}{\sqrt{abc}-2}\)

\(=\dfrac{\dfrac{\sqrt{abc}-2}{\sqrt{a}}}{\sqrt{abc}-2}=\dfrac{1}{\sqrt{a}}\left(đpcm\right)\)

b )

Nếu trong \(a+bc;b+ca;c+ab\) không có số nào lớn hơn 1 thì giá trị của mỗi số hạng củaVT ít nhất là \(\dfrac{1}{3}\)

Nếu trong \(a+bc;b+ca;c+ab\) có một số lớn hơn 1 khi đó : \(c=\dfrac{1-ab}{a+b}\)\(a+b< 1\)

Theo BĐT Cô - Si dưới dạng engel ta có :

\(\dfrac{1}{2a+2bc+1}+\dfrac{1}{2b+2ca+1}\ge\dfrac{4}{2a+2b+2bc+2ca+2}=\dfrac{2}{a+b+2-ab}\)

Khi đó ta cần chứng minh :

\(\dfrac{2}{2+a+b-ab}+\dfrac{1}{2c+2ab+1}\ge1\)

Hay :\(\dfrac{2}{a+b-ab+2}+\dfrac{a+b}{a+b-2ab+2ab\left(a+b\right)+2}\ge1\)

Ta có :

\(VT=\dfrac{4+4\left(a+b\right)-4ab+3ab\left(a+b\right)+\left(a+b\right)^2}{\left(2+a+b-ab\right)\left(2+a+b-2ab+2ab\left(a+b\right)\right)}\)

Đặt \(S=a+b< 1;P=ab\) . Ta cần chứng minh :

\(\dfrac{4+4S-4P+3SP+S^2}{4S-6P+3SP+S^2+2S^2P-2P^2+2SP^2+4}\ge1\)

\(\Leftrightarrow2P\ge2S^2P-2P^2+2S^2P\)

\(\Leftrightarrow2P\left(1-S\right)\left(P+S+1\right)\ge0\) ( Đúng vì \(S< 1\) )

Dấu \("="\) xảy ra khi \(\left(a;b;c\right)=\left(0;1;1\right)\) và hoàn vị .

Câu 4 :

A B C H D E

a )

Tứ giác ADHE có : \(\widehat{A}=\widehat{D}=\widehat{E}=90^0\)

\(\Rightarrow ADHE\) là hình chữ nhật .

\(\Rightarrow\widehat{AED}=\widehat{HAE}\)

Ta lại có : \(\widehat{HAE}=\widehat{ABC}\) ( Cùng phụ với góc C )

\(\Rightarrow\widehat{AED}=\widehat{ABC}\)

Xét \(\Delta AED\)\(\Delta ABC\) ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{A}:Chung\\\widehat{AED}=\widehat{ABC}\left(cmt\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\Delta AED\sim\Delta ABC\left(g-g\right)\)

b )

Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}S_{ADE}=\dfrac{1}{2}S_{ADHE}\\S_{ABC}=2S_{ADHE}\end{matrix}\right.\Rightarrow S_{ADE}=\dfrac{1}{4}S_{ABC}\Rightarrow\) \(\dfrac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\dfrac{1}{4}\)

Mặt khác : \(\Delta ADE\sim\Delta ABC\) ( Câu a )

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\left(\dfrac{DE}{BC}\right)^2=\dfrac{1}{4}\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{DE}{BC}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow DE=\dfrac{1}{2}BC\)

Gọi M là trung điểm của BC .

\(\Delta ABC\) vuông tại A . \(\Rightarrow AM=\dfrac{1}{2}BC\)

\(\Rightarrow DE=AM\)

\(AH=DE\) ( Do ADHE là hình chữ nhật )

\(\Rightarrow AM=AH\) ( Đường trung tuyến cũng là đường cao )

\(\Rightarrow\Delta ABC\) vuông cân tại A ( đpcm )

Câu 5 :

Ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}2011+y^2=y^2+xy+yz+zx=\left(x+y\right)\left(y+z\right)\\2011+z^2=z^2+xy+yz+zx=\left(x+z\right)\left(y+z\right)\\2011+x^2=x^2+xy+yz+zx=\left(x+y\right)\left(x+z\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow Q=x\sqrt{\dfrac{\left(x+y\right)\left(y+z\right)\left(x+z\right)\left(y+z\right)}{\left(x+y\right)\left(x+z\right)}}+y\sqrt{\dfrac{\left(x+y\right)\left(x+z\right)\left(x+z\right)\left(y+z\right)}{\left(x+y\right)\left(y+z\right)}}+z\sqrt{\dfrac{\left(x+y\right)\left(y+z\right)\left(x+y\right)\left(x+z\right)}{\left(x+z\right)\left(y+z\right)}}\)

\(=2\left(xy+yz+zx\right)=2.2011=4022\)

13
25 tháng 6 2018

bucminh

25 tháng 6 2018

Mi kết liễu đời ta đii :v

AH
Akai Haruma
Giáo viên
25 tháng 6 2018

Câu 1:

ĐK: \(0\leq x\leq 1\)

Áp dụng bđt Bunhiacopxky:

\(\text{VT}^2=(\sqrt{1-\sqrt{x}}+\sqrt{4+x})^2\leq [1-\sqrt{x}+\frac{4+x}{2}](1+2)\)

\(\Leftrightarrow \text{VT}^2\leq 3\left(3+\frac{x-2\sqrt{x}}{2}\right)\)

\(0\leq x\leq 1\Rightarrow x-2\sqrt{x}\leq \sqrt{x}-2\sqrt{x}=-\sqrt{x}\leq 0\)

Do đó: \(\text{VT}^2\leq 3.3=9\Rightarrow \text{VT}\leq 3\)

Dấu bằng xảy ra khi :

\(\frac{\sqrt{1-\sqrt{x}}}{1}=\frac{\sqrt{4+x}}{2}; x=\sqrt{x}\Rightarrow x=0\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
25 tháng 6 2018

2)

\(\sqrt[3]{x+45}-\sqrt[3]{x-16}=1\)

Đặt \(\sqrt[3]{x+45}=a; \sqrt[3]{x-16}=b\). Ta thu được HPT:

\(\left\{\begin{matrix} a-b=1\\ a^3-b^3=61\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=1\\ (a-b)^3+3ab(a-b)=61\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=1\\ 1+3ab=61\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=1\\ ab=20\end{matrix}\right.\)

Thay \(a=b+1\Rightarrow (b+1)b=20\)

\(\Leftrightarrow b^2+b-20=0\Leftrightarrow (b-4)(b+5)=0\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} b=4\rightarrow x=80\\ b=-5\rightarrow x=-109\end{matrix}\right.\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
23 tháng 6 2018

Lời giải:

Ta có:

\(P=\frac{a^2+1}{b^2+1}+\frac{b^2+1}{c^2+1}+\frac{c^2+1}{a^2+1}\)

\(=a^2+1-\frac{b^2(a^2+1)}{b^2+1}+b^2+1-\frac{c^2(b^2+1)}{c^2+1}+c^2+1-\frac{a^2(c^2+1)}{a^2+1}\)

\(=a^2+b^2+c^2+3-\left(\frac{b^2(a^2+1)}{b^2+1}+\frac{c^2(b^2+1)}{c^2+1}+\frac{a^2(c^2+1)}{a^2+1}\right)(*)\)

\(a,b,c\geq 0; a+b+c=1\Rightarrow 0\leq a,b,c\leq 1\)

\(\Rightarrow 0\leq a^2,b^2,c^2\leq 1\)

Do đó:

\(\frac{b^2(a^2+1)}{b^2+1}+\frac{c^2(b^2+1)}{c^2+1}+\frac{a^2(c^2+1)}{a^2+1}\geq \frac{b^2(a^2+1)}{2}+\frac{c^2(b^2+1)}{2}+\frac{a^2(c^2+1)}{2}(**)\)

Từ \((*);(**)\Rightarrow P\leq a^2+b^2+c^2+3-\frac{a^2+b^2+c^2+(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{2}=3+\frac{a^2+b^2+c^2-(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{2}\)

Mà: \(a^2+b^2+c^2-(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)=(a+b+c)^2-[2(ab+bc+ac)+(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2]\)

\(=1-[2(ab+bc+ac)+(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2]\leq 1\) do \(a,b,c\geq 0\)

Suy ra \(P\leq 3+\frac{a^2+b^2+c^2-(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)}{2}\leq 3+\frac{1}{2}=\frac{7}{2}\)

Vậy \(P_{\max}=\frac{7}{2}\Leftrightarrow (a,b,c)=(1,0,0)\) và hoán vị.

18 tháng 6 2018

Ôi vãi thức khuya đá banh luôn .-. ghê zz

18 tháng 6 2018

uk ; vậy thui

Vòng 2 đến đây là kết thúc . Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cuộc thi của mình . Sau đây là 15 bạn xuất sắc nhất được chọn vào vòng 3 vòng chung kết . 1. soyeon_Tiểubàng giải +1đ vào vòng 3 2. Nhật Minh +1đ vào vòng 3 3. Nguyễn Xuân Tiến 24 +1đ vào vòng 3 4. Nhã Doanh +1đ vào vòng 3 5. Shinichi Kudo +1đ vào vòng 3 6. Bastkoo +1đ vào vòng 3 7. Diệp Băng Dao +0,75đ vào vòng 3 8. Hoàng Thảo Linh +0,75đ vào vòng 3 9. Truy kích +0,75đ...
Đọc tiếp

Vòng 2 đến đây là kết thúc . Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cuộc thi của mình . Sau đây là 15 bạn xuất sắc nhất được chọn vào vòng 3 vòng chung kết .

1. soyeon_Tiểubàng giải +1đ vào vòng 3

2. Nhật Minh +1đ vào vòng 3

3. Nguyễn Xuân Tiến 24 +1đ vào vòng 3

4. Nhã Doanh +1đ vào vòng 3

5. Shinichi Kudo +1đ vào vòng 3

6. Bastkoo +1đ vào vòng 3

7. Diệp Băng Dao +0,75đ vào vòng 3

8. Hoàng Thảo Linh +0,75đ vào vòng 3

9. Truy kích +0,75đ vào vòng 3

10. Ngô Thanh Sang +0,75đ vào vòng 3

11. Phùng Khánh Linh +0,75đ vào vòng 3

12. Mysterious Person +0,5đ vào vòng 3

13. Ngô Tấn Đạt +0,5 vào vòng 3

14. Luân Đào +0,5 vào vòng 3

15. hattori heiji +0,5 vào vòng 3

Nhờ thầy phynit tặng 15 bạn trên mỗi bạn 5GP ạ .

Đáp án vòng 2 , mấy bạn liên hệ những bạn đạt điểm tối đa nhé . Chứ mình lười biến rồi :v

Sáng mai 8h mình sẽ mở vòng 3 vòng chung kết .

9
17 tháng 6 2018

Cmt đầu :))

17 tháng 6 2018

mk là người tốt ahihi

Violympic toán 9

13 tháng 6 2018

Ai vietsub lại cái đề cho t cái

Mặc dù là tiếng việt nhưng t đọc dell hiểu gì _-_

13 tháng 6 2018

Trẻ em mẫu giáo là mầm non của đất nước. Phải được thương yêu chứ không phải la mắng vậy khocroi.

T vô tội. Người đăng câu hỏi mới có tội khocroi

Vòng 1 đến đây là kết thúc ! Cảm ơn các bạn đã tham gia cuộc thi của mình . Sau đây là 31 bạn xuất sắc nhất được chọn vào vòng 2 . 1 . Soyeon_Tiểubàng giải +1 điểm vào vòng 2 2 . Hoàng Thảo Linh + 0,75đ vào vòng 2 3 . Truy Kích + 0,75đ vào vòng 2 4. Shinichi Kudo + 0,75đ vào vòng 2 5 . Nguyễn Xuân Tiến 24 + 0,75đ vào vòng 2 6 . Nhật Minh + 0,75đ vào vòng 2 7 . Phạm Phương Anh + 0,75đ vào vòng 2 8 . Ngô Tấn Đạt +...
Đọc tiếp

Vòng 1 đến đây là kết thúc ! Cảm ơn các bạn đã tham gia cuộc thi của mình . Sau đây là 31 bạn xuất sắc nhất được chọn vào vòng 2 .

1 . Soyeon_Tiểubàng giải +1 điểm vào vòng 2

2 . Hoàng Thảo Linh + 0,75đ vào vòng 2

3 . Truy Kích + 0,75đ vào vòng 2

4. Shinichi Kudo + 0,75đ vào vòng 2

5 . Nguyễn Xuân Tiến 24 + 0,75đ vào vòng 2

6 . Nhật Minh + 0,75đ vào vòng 2

7 . Phạm Phương Anh + 0,75đ vào vòng 2

8 . Ngô Tấn Đạt + 0,75đ vào vòng 2

9 . Hà Linh + 0,75đ vào vòng 2

10 . Nguyễn Thị Hồng Nhung + 0,75đ vào vòng 2

11 . Nhã Doanh + 0,75đ vào vòng 2

12 . Aki Tsuki + 0,75đ vào vòng 2

13 . nguyen thi vang + 0,5đ vào vòng 2

14 . kuroba kaito + 0,5đ vào vòng 2

15 . Luân Đào + 0,5đ vào vòng 2

16 . Diệp Băng Dao + 0,5đ vào vòng 2

17 . Nguyễn Công Tỉnh + 0,5đ vào vòng 2

18 . Hiếu Cao Huy + 0,5đ vào vòng 2

19 . Ngô Thanh Sang + 0,5đ vào vòng 2

20 . Dương Nguyễn + 0,5đ vào vòng 2

21 . Phùng Khánh Linh + 0,5đ vào vòng 2

22 . hattori heiji + 0,5đ vào vòng 2

23 . Feed Là Quyền Công Dân + 0,25đ vào vòng 2 .

24 . Phạm Ánh Tuyết + 0,25đ vào vòng 2

25 . Trần Quốc Lộc + 0,25đ vào vòng 2

26 . Cold Wind + 0,25đ vào vòng 2

27 . Mysterious Person + 0,25đ vào vòng 2

28 . Tâm Trần Huy + 0,25đ vào vòng 2

29 . Mến Vũ + 0,25đ vào vòng 2

30 . Kim Tuyến + 0,25đ vào vòng 2

31 . Bastkoo+ 0,25đ vào vòng 2

Cảm ơn những bạn còn lại dù rằng không được vào vòng 2 nhưng các bạn đã cố gắng hết sức và mình còn năm sau nữa nhé ^^ . Nhờ thầy phynit tặng 31 bạn trên mỗi bạn 3GP ạ .

ĐÁP ÁN VÒNG 1 . Cuộc Thi Toán do Dương Phan Khánh Dương tổ chức .

Bài 1 :

a ) ĐKXĐ \(\left\{{}\begin{matrix}x>0\\x\ne4\\x\ne9\end{matrix}\right.\)

b )

\(P=\left(\dfrac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}-2}+\dfrac{\sqrt{x}+2}{3-\sqrt{x}}+\dfrac{\sqrt{x}+2}{x-5\sqrt{x}+6}\right):\left(1-\dfrac{1}{\sqrt{x}+1}\right)\)

\(=\left(\dfrac{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(x-\sqrt{3}\right)}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}-\dfrac{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-2\right)}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}+\dfrac{\sqrt{x}+2}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}\right):\left(\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}\right)\)

\(=\dfrac{x-9-x+4+\sqrt{x}+2}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}:\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}\)

\(=\dfrac{\sqrt{x}-3}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}\times\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}\)

\(=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}\right)}\)

c )

\(P< O\) \(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{\sqrt{x}+1}{\left(\sqrt{x}-2\right)\sqrt{x}}< 0\) \(\Leftrightarrow\) \(\sqrt{x}-2< 0\) ( Vì \(x>0\) ) \(\Leftrightarrow x< 4\)

Kết hợp với điều kiện ban đầu ta có : \(x\in\left\{1;2;3\right\}\)thì \(P< 0\)

d )

Ta có : \(\dfrac{1}{P}=\dfrac{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-2\right)}{\sqrt{x}+1}=\dfrac{x-2\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}=\dfrac{x-1+3-2\left(\sqrt{x}+1\right)}{\sqrt{x}+1}=\sqrt{x}+1+\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}-4\)

Theo BĐT Cô-Si cho 2 số không âm ta có :

\(\sqrt{x}+1+\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}\ge2\sqrt{\sqrt{x}+1\times\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}}=2\sqrt{3}\)

\(\Rightarrow\sqrt{x}+1+\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}-4\ge2\sqrt{3}-4\) Hay \(\dfrac{1}{P}\ge2\sqrt{3}-4\)

Dấu \("="\) xảy ra khi \(\sqrt{x}+1=\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\sqrt{x}+1=\sqrt{3}\Leftrightarrow x=4-2\sqrt{3}\\\sqrt{x}+1=-\sqrt{3}\left(ktm\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy GTNN của \(\dfrac{1}{P}\)\(2\sqrt{3}-4\) . Dấu \(''="\) xảy ra khi \(x=4-2\sqrt{3}\)

Bài 2 :

a )

\(A=x^2-2xy+y^2+4x-4y+5\)

\(=\left(x-y\right)^2+4\left(x-y\right)+4-9\)

\(=\left(x-y+2\right)^2-3^2\)

\(=\left(x-y-1\right)\left(x-y+5\right)\)

b )

\(P=x^4+2x^3+3x^2+2x+1\)

\(=x^4+x^3+x^3+x^2+x^2+x+x+1\)

\(=x^2\left(x^2+x+1\right)+x\left(x^2+x+1\right)+\left(x^2+x+1\right)\)

\(=\left(x^2+x+1\right)^2\)

\(=\left[\left(x+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}\right]^2\)

Do \(\left(x+\dfrac{1}{2}\right)^2\ge0\left(\forall x\right)\)

\(\Rightarrow\left[\left(x+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}\right]^2\ge\dfrac{9}{16}\)

Vậy GTNN của P là \(\dfrac{9}{16}\) . Dấu \("="\) xảy ra khi \(x=-\dfrac{1}{2}\)

c )

\(Q=x^6+2x^5+2x^4+2x^3+2x^2+2x+1\)

\(=x^6+2x^5+x^4+x^4+2x^3+x^2+x^2+x+x+1\)

\(=x^2\left(x^4+2x^3+x^2\right)+\left(x^4+2x^3+x^2\right)+x+2\)

\(=x^2\left(x^2+x\right)^2+\left(x^2+x\right)^2+x+2\)

\(=x^2+x+3=4\)

Bài 3

\(2xy+x+y=83\)

\(\Leftrightarrow4xy+2x+2y=166\)

\(\Leftrightarrow4xy+2x+2y+1=167\)

\(\Leftrightarrow\left(2x+1\right)\left(2y+1\right)=167\)

Ta có : \(Ư\left(167\right)=-167;-1;1;167\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}2x+1=-167\\2y+1=-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-84\\y=-1\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}2x+1=167\\2y+1=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=83\\y=0\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)

Vậy các cặp x , y gồm : \(\left(x;y\right)=\left(-84;1\right)\) và hoán vị . \(\left(x;y\right)=\left(83;0\right)\) và hoán vị .

b )

Ta có :

\(y^2+2xy-3x-2=0\)

\(\Leftrightarrow x^2+2xy+y^2=x^2+3x+2\)

\(\Leftrightarrow\left(x+y\right)^2=\left(x+1\right)\left(x+2\right)\)

VT là một số chính phương . VP là tích 2 số nguyên liên tiếp . Hai vế bằng nhau khi VP phải bằng 0 .

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x+1=0\\x+2=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x=-2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}y=1\\y=2\end{matrix}\right.\)

Vậy ..........................

Bài 4 :

A B C D E K H

Kẻ \(AK\perp BC\left(K\in BC\right)\)

Gọi H là giao điểm của AK và DE . Theo bài ra ta có :

\(\dfrac{HK}{AK}=\dfrac{1}{5}\Rightarrow\) \(\dfrac{AH}{AK}=\dfrac{4}{5}\)

Vì DE//BC nên theo hệ quả của định lý ta-léc độ dài 3 cạnh của tam giác ADE sẽ tương ứng với độ dài 3 cạnh tam giác ABC

\(\Rightarrow\Delta ADE\sim\Delta ABC\left(c-c-c\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\left(\dfrac{AH}{AK}\right)^2=\left(\dfrac{4}{5}\right)^2=\dfrac{16}{25}\)

\(\Rightarrow S_{BDEC}=\dfrac{9}{25}S_{ABC}\)

\(\Rightarrow S_{ABC}=\dfrac{25}{9}.S_{BDEC}=\dfrac{25}{9}.36=100cm^2\)

Vậy ....................

Bài 5 :

GTNN :

\(B=\dfrac{x^2+x+1}{x^2-x+1}=\dfrac{3\left(x^2+x+1\right)}{3\left(x^2-x+1\right)}=\dfrac{x^2-x+1+2x^2+4x+2}{3\left(x^2-x+1\right)}=\dfrac{1}{3}+\dfrac{2\left(x+1\right)^2}{3\left(x^2-x+1\right)}\)

Ta có : \(\left(x+1\right)^2\ge0\left(\forall x\right)\)\(x^2-x+1=\left(x-\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}>0\left(\forall x\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{2\left(x+1\right)^2}{3\left(x^2-x+1\right)}\ge0\left(\forall x\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{1}{3}+\dfrac{2\left(x+1\right)^2}{3\left(x^2-x+1\right)}\ge\dfrac{1}{3}\)

Vậy \(MIN_B=\dfrac{1}{3}\) khi \(x=-1\)

+ GTLN

\(B=\dfrac{x^2+x+1}{x^2-x+1}=\dfrac{3\left(x^2-x+1\right)-2\left(x-1\right)^2}{x^2-x+1}=3-\dfrac{2\left(x-1\right)^2}{x^2-x+1}\)

Do \(\left(x-1\right)^2\ge0\left(\forall x\right)\)\(x^2-x+1=\left(x-\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}>0\left(\forall x\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{2\left(x-1\right)^2}{x^2-x+1}\ge0\left(\forall x\right)\)

\(\Rightarrow3-\dfrac{2\left(x-1\right)^2}{x^2-x+1}\le3\)

Vậy \(MAX_B=3\) khi \(x=1\)

15
12 tháng 6 2018

:)) mk nhớ mk thi tốt lắm mà ta

12 tháng 6 2018

Bài này t có thể bắt lỗi nhiều chỗ đấy

11 tháng 6 2018

@Hắc Hường

Chào mọi người! Em vừa thi tuyển sinh 10 xong và dưới đây là đề tuyển sinh Toán của trường em vào, mong mọi người giúp em giải với ạ! Em cảm ơn rất nhiều ạ! Câu 1: (2,0 điểm) 1. Giải các phương trình sau: a) \(5\left(x+1\right)=3x+7\) ; b) \(x^4-x^2-12=0\) 2. Cho hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}3x-y=2m-1\\x+2y=3m+2\end{matrix}\right.\) a) Giải hệ phương trình khi m =1. b) Tìm m để hệ có nghiệm (x;y) thoả mãn:...
Đọc tiếp

Chào mọi người! Em vừa thi tuyển sinh 10 xong và dưới đây là đề tuyển sinh Toán của trường em vào, mong mọi người giúp em giải với ạ!
Em cảm ơn rất nhiều ạ!
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Giải các phương trình sau:
a) \(5\left(x+1\right)=3x+7\) ; b) \(x^4-x^2-12=0\)

2. Cho hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}3x-y=2m-1\\x+2y=3m+2\end{matrix}\right.\)
a) Giải hệ phương trình khi m =1.
b) Tìm m để hệ có nghiệm (x;y) thoả mãn: \(x^2+y^2=10\).
Câu 2: (1,5 điểm) Cho biểu thức: \(A=\left(\dfrac{1}{x-\sqrt{x}}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}\right):\dfrac{\sqrt{x}+1}{\left(\sqrt{x}-1\right)^2}\) (với \(x>0;x\ne1\))
a) Rút gọn biểu thức A.
b) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: \(P=A-9\sqrt{x}\)
Câu 3: (1,0 điểm) Một chiếc bè trôi từ bến sông A đến bến B với vận tốc dòng nước là 4 km/h, cùng lúc đó một chiếc thuyền chạy từ bến A đến B rồi quay lại ngay thì gặp chiếc bè tại vị trí C cách bến A là 8 km. Tính vận tốc thực của thuyền biết khoảng cách giữa hai bến A và B là 24 km.
Câu 4: (1,5 điểm) Trong hệ toạ độ Oxy, cho Parabol (P) : \(y=x^2\) và đường thẳng (d) có phương trình: \(y=\left(m-1\right)x+m^2-2m+3\)
a) Chứng minh với mọi giá trị của m thì (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.
b) Giả sử (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A, B. Tìm m để tam giác OAB cân tại O. Khi đó tính diện tích tam giác OAB.
Câu 5: (3,0 điểm) Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, M là một điểm bất kì thuộc đường tròn \(\left(M\ne A,B\right)\) . Tiếp tuyến tại M cắt các tiếp tuyến Ax và By của nửa đường tròn đó tại C và D.
a) Chứng minh: \(\widehat{COD}=90^o\)
b) Gọi K là giao điểm của BM với Ax. Chứng minh: \(\Delta KMO\sim\Delta AMD\)
c) Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng diện tích hai tam giác ACM và BDM.
Câu 6: (1,0 điểm)
a) Cho hàm số: \(y=f\left(x\right)\) với \(f\left(x\right)\) là một biểu thức đại số xác định với mọi số thực \(x\ne0\). Biết rằng \(f\left(x\right)+3f\left(\dfrac{1}{x}\right)=x^2\left(\forall x\ne0\right)\). Tính \(f\left(2\right)\).
b) Cho ba số nguyên dương a, b, c đôi một khác nhau và thoả mãn: a là ước của b + c + bc, b là ước của c + a + ca và c là ước của a + b + ab. Chứng minh a, b, c không đồng thời là các số nguyên tố.

8
AH
Akai Haruma
Giáo viên
8 tháng 6 2018

Câu 6b:

Phản chứng. Giả sử $a,b,c$ đồng thời là các số nguyên tố (đường nhiên khác nhau)

Theo bài ra ta có:

\(\left\{\begin{matrix} a+b+ab\vdots c\\ b+c+bc\vdots a\\ c+a+ac\vdots b\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a+b+c+ab+bc+ac\vdots c\\ a+b+c+ab+bc+ac\vdots a\\ a+b+c+ab+bc+ac\vdots b\end{matrix}\right.\)

Vì $a,b,c$ là các số nguyên tố khác nhau nên $(a,b,c)$ đôi một nguyên tố cùng nhau

Do đó:

\(a+b+c+ab+bc+ac\vdots abc\)

Đặt \(a+b+c+ab+bc+ac=kabc\) (\(k\in\mathbb{N}^*)\)

\(\Rightarrow k=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ac}(*)\)

Giả sử \(a=\min (a,b,c)\) Nếu $a=2$ thì $b,c$ sẽ là snt lẻ. Theo đề bài thì:\( b+c+bc\vdots 2\) (hoàn toàn vô lý do \(b+c+bc\) lẻ với $b,c$ lẻ)

Do đó \(\min (a,b,c)>2(**)\)

Từ \((*);(**)\Rightarrow k\leq \frac{1}{3}+\frac{1}{5}+\frac{1}{7}+\frac{1}{3.5}+\frac{1}{5.7}+\frac{1}{3.7}< 1\) (vl vì $k$ là số nguyên dương)

Vậy điều giả sử hoàn toàn vl

Tức là $a,b,c$ không thể đồng thời là các số nguyên tố (đpcm)

P/s: Đây là đề tỉnh nào đây bạn? Bạn làm bài tốt chứ :)

8 tháng 6 2018

Đây là đề tỉnh Điện Biên ạ!
Còn phần bài thi thì em làm hết khả năng rồi, mặc dù em nghĩ ko ổn mấy đâu ạ!
Em cảm ơn thầy ( cô ) ạ!