K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2017

a) Dưới nước :

+ Cây có lá nổi trên mặt nước : Phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

+ Cây có lá chìm trong nước : Phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng.

+ Cây sống trôi nổi trên mặt nước : Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.

b) Trên cạn :

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiều nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

- Rễ ăn sâu : Giúp cây không bị đỗ và tìm nguồn nước.

- Lan rộng : Hút sương đêm.

- Lá có sáp hoặc có lông : Để hạn chế sự thoát hơi nước

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn do ít ánh sáng nên cây thường vươn cao để nhân được nhiều ánh sáng hơn.

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiểu nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.

23 tháng 4 2016

Đặc điểm chung giữa người và thú: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.... 
Khác nhau: 
- Sự phân hóa của bộ xuơng phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân. 
- Nhờ lao động có mục đích nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. 
- Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. 
- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. 
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. 
Còn về đi bằng hai chân thì có kanguru....... 
Phần thân cơ thể có 2 khoanh ngực bụng phân cách bởi cơ hoành thì có thỏ, chuột, báo, hổ... 
Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm thì ở bộ ăn thịt. 
Ở đây nói về sự khác nhau chứ đâu nói những đặc điểm mà con người có.

Chúc bạn học tốt nhé!hihi

8 tháng 12 2017

cai nay mk cug ko ro

3 tháng 4 2016

tăng cường bảo vệ các loại động vật quý hiếm

 

3 tháng 5 2017

* Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam?

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

* Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

14 tháng 12 2015

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

13 tháng 1 2016

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

9 tháng 1 2016

Cấu tạo trong của thân non, gồm:

- Vỏ : + Biểu bì,

         + Thịt vỏ.

- Trụ giữa : + Một vòng bó mạch : Mạch rây, mạch gỗ.

                 + Ruột.

10 tháng 1 2016

Vỏ: + Biểu bì

      + Thịt vỏ

27 tháng 2 2016

Dân gian có câu "Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm". Đây là câu chỉ về thời gian khai thác loài Rươi. Rươi thuộc ngành Giun đốt (Annelida), Lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta). 

Rươi thường xuất hiện vào ban đêm trong khoảng từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 âm lịch. Trứng rươi đẻ từ năm trước, nằm trong đất, ở các chân ruộng vùng cửa sông nước lợ của đồng bằng Bắc bộ. Cuối tháng chín, đầu tháng mười âm lịch, lúc nước thủy triều lên hay sau đêm có mưa, trứng rươi nở ra con, từ dưới lòng đất nứt lỗ chui lên từng đàn bơi ra sông, bước vào mùa sinh sản mới. Người dân thường bơi thuyền ra, dùng các loại dụng cụ như thúng, rổ, giá hay lưới để vớt. Chỉ trong khoảng thời gian đó mới thu hoạch được rươi nhiều nhất.

 

20 tháng 4 2016

Tôi thấy đây là một ý kiến rất hay và chính xác tượng trưng cho môi trường. Mỗi con người chúng ta cần phải ý thức để bảo vệ rùng cây vì mỗi một cây cũng đã góp phần rất lớn trong sự sống của các loài. Cây là một gia vị không thể thiếu trên Trái Đất nếu con người còn tồn tại. Vì thế chúng ta hãy bảo vệ cây xanh, cây thật quý giá, cây cần phải có sự bảo vệ, che chở từ phía loài người. Vì thế hãy bảo vệ rùng cây trước khi quá muôn.

Mình viết cũng ko hay lắm nhưng tick cho mình nhahaha

20 tháng 4 2016

Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động. 
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi. 
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người. 
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.

Chúc bạn khoẻ mạnh