K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2018

*sự công minh, chính trực của 1 nhân tài

*không ưa thích,kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng,làm hại sự nghiệp

*sợ danh tiếng của ma gien lăng lấn át mình

*oán hận, tức giận

*công khai đánh giá cao của Bra-man-tơ là người vĩ đại

*ông thẳng thắn và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc

*ông là người trung thực tôn trọng chân lý, côn minh chính trực

BẠN XEM CÓ ĐÚNG KO NHÉ CHỨ MK KO BIẾT ĐÚNG KO NỮA

18 tháng 9 2018

mk sợ là sai bn ak

6 tháng 2 2018

Uk. haha

21 tháng 2 2019

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.

Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.

Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

Trải quá hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm dược nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.

Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân ta.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

21 tháng 2 2019

thank

14 tháng 1 2018

là''đạo đức và kỉ luật''

14 tháng 1 2018

là''đạo đức và kỉ luật''

27 tháng 12 2016

-Đạo đức và kỉ luật

Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.

Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.

Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.

Thương người, như thể thương thân.

Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.

Đất có lề, quê có thói
Phép vua thua lệ làng
Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
Luật pháp bất vị thân

Bề trên ở chẳng kỷ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

-Yêu thương con người

-Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.
Lọ là ăn thịt ăn xôi,
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
- Gương không có thuỷ gương mờ,
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng.
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung,
Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời.
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau.
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
-Anh em như chân tay.
- Có anh có chị mới hay ,
Không anh không chị như cây một mình.
- Quen nhau từ thuở hàn vi,
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn.
- Thương người như thể thương thân.
-Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Chia ngọt sẻ bùi.

Đoàn kết tương trợ

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

Chung lưng đấu cật

Đồng cam cộng khổ

-Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Khoan dung

- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.

Xây dựng gia đình văn hóa

Trên thuận dưới hòa

Cơm lành, canh ngon

Giấy rách phải giữ lấy lề

Câu 1:Thế nào là di sản văn hóa ,di sản văn hóa vật thể ,di sản văn hóa phi vật thể ?Lấy ví dụ về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể .Câu 2:Vì sao nói :''Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân''?Công dân có quyền và trách nhiệm gì?Đối với các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bằng ra.Câu 3: Cho tình huống sau :''Trên đường đi học về em thấy một bạn mang xác một con gà...
Đọc tiếp

Câu 1:Thế nào là di sản văn hóa ,di sản văn hóa vật thể ,di sản văn hóa phi vật thể ?Lấy ví dụ về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể .

Câu 2:Vì sao nói :''Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân''?Công dân có quyền và trách nhiệm gì?Đối với các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bằng ra.

Câu 3: Cho tình huống sau :''Trên đường đi học về em thấy một bạn mang xác một con gà chết định vứt xuống hồ nước ngay trước nhà . 

a,Hành vi của bạn đó đúng hay sai ?Vì sao? 

b,Trước tình huống đó em sẽ ứng xử như thế nào ? 

c,Theo em có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .

           Dạ mong mn giải giúp mình ạ.Mình cảm ơn nhiềuuuuu

2
4 tháng 5 2021

3

a hành vi  của bạn là sai . vì khi mang xác gà chết vứt xuống hồ nước ngay gần nhà , xác của nó khi phân hủy sẽ có mùi rất hôi{mà còn ở gần nhà nữa chứhihi}, xác của nó gây ô nhiễm nguồn nước với lại nếu gia đình bạn í dùng nước ở hồ, thì sẽ xài  nước đã bị ô nhiễm hoặc là cả làng cùng xài thì nhẹ là sẽ bị đau bụng nặng là ngộ độc tử vong

b trước tình tình huống em sẽ khuyên bạn nên mang xác coan gà đó đem chôn ở nơi càng xa càng tốt

c đốt rừng 

12 tháng 7 2022

Câu 1:
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan. Những di sản này đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nhất định. Bằng các hình thức như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn,… những sản phẩm này đã và đang không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di sản văn hóa phi vật thể có thể kế đến như:

+ Tiếng nói, chữ viết.

+ Ngữ văn dân gian.

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian.

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

+ Lễ hội truyền thống.

+ Nghề thủ công truyền thống.

+ Tri thức dân gian.
Câu 2:
- Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện dân chủ với đa số nhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động, chống lại nhân dân. Nói nhà nước là của dân, Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa.
Công dân theo quy định thì công dân sẽ  các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc,  nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc,  nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dâncông dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp  pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã ...

22 tháng 10 2017

Qua câu truyện " Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po", em thấy bạn Hà là một học sinh rất tự tin và ham học hỏi. Nhờ vậy mà Hà đã được chọn là một trong hai mươi ba học sinh đi du học. Dù nhà nghèo nhưng Hà vẫn tự tin học hành, không đòi hỏi nhiều. Em thấy chúng ta nên học tập sự tự tin và ham học của Hà vì nó sẽ có ích cho chúng ta sau này!

16 tháng 1 2017

Quả đúng là như thế. Nếu ta sống và làm việc có kế hoạch thì ta sẽ đạt được cái kết quả cao, tạo nếp sống tốt, luôn làm mọi việc đúng giờ,sắp xếp được các công việc chu đáo,. . . .

Chúc bạn học tốt môn GDCD yeu