K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2015

Bạn làm như vậy hoàn toàn đúng rùi.

Đối với bài này ta có thể giải theo phương pháp đếm cho đơn giản.

Ta xét trên đoạn AB, sẽ có những điểm cực đại và cực tiểu xen kẽ nhau, mà mỗi cực đại tương đương như bụng, cực tiểu là nút (giống như sóng dừng).

Số bó sóng: \(\frac{AB}{\frac{\lambda}{2}}=\frac{60}{10}=6\)

Trong mỗi bó sóng sẽ có 2 điểm dao động với biên độ 3cm.

Như vậy, tổng số điểm dao động với biên độ 3cm trên AB là 12 điểm.

Trên cả đường tròn sẽ có tổng: 12.2 = 24 điểm.

 

25 tháng 6 2015

Giữa M và trung trực của AB có 2 cực đại khác nên M là cực đại thứ 3 kể từ trung trực.

Vì: \(d_1-d_2=\text{k}\lambda-\frac{\lambda}{6}\)

Nên: k = 1 là cực đại thứ 1 (để cho d1 - d2 > 0).

k = 2 là cực đại thứ 2.

M là cực đại thứ 3 nên k = 3 bạn nhé.

26 tháng 6 2015

ok. cảm ơn phynit mình hiểu r. :d

24 tháng 6 2015

Điểm M dao động với biên độ cực đại thì: \(MA-\left(MB-\frac{\Delta\varphi}{2\pi}\lambda\right)=k\lambda\)

\(\Rightarrow MA-MB=k\lambda-\frac{\Delta\varphi}{2\pi}\lambda\)

Thay \(\Delta\varphi=-\frac{\pi}{3}\) vào biểu thức trên thì: \(\Rightarrow MA-MB=k\lambda-\frac{\lambda}{6}=\frac{\lambda}{3}\)(giả thiết)

Không tìm đc giá trị nguyên k thỏa mãn PT trên, nên \(\Delta\varphi=-\frac{\pi}{3}\) không thỏa mãn.

25 tháng 6 2015

bạn ơi đấy là đáp án D trong ABCD

A. -pi/6           b. -2pi/3           c.2pi/3             d. -pi/3

cả A và B đều không thỏa mãn giống D mà

22 tháng 6 2015

Bạn lưu ý, là bài này khác bài kia là A sớm pha hơn B nhé. 

Do A sớm pha hơn B là \(\frac{\pi}{2}\) nên tương tự bài trước, mình lấy điểm A' cùng pha với B.

Do đó, A'A = \(\frac{\lambda}{4}\)

Điểm M dao động biên độ cực tiểu khi: \(d_2-\left(d_1-\frac{\lambda}{4}\right)=\left(k+\frac{1}{2}\right)\lambda\Rightarrow d_2-d_1=\left(k+\frac{1}{4}\right)\lambda\)

Theo đáp án, ta có: \(d_2-d_1=-1,75cm=\left(-2+\frac{1}{4}\right)\lambda\)

Nên M dao động cực tiểu.

22 tháng 6 2015

A B M d1 d2 B'

Mình giải thích chi tiết hơn công thức của bạn Giang Nam thế này:

B sớm pha hơn A là \(\frac{\pi}{3}\)

Mình lấy điểm B' trên phương truyền sóng BM sao cho B' cùng pha với A, nên B' trễ pha \(\frac{\pi}{3}\)so với B \(\Rightarrow BB'=\frac{\lambda}{6}\)

B' cùng pha với A nên B dao động cực đại thì: \(MB'-MA=k\lambda\Leftrightarrow\left(d_2-\frac{\lambda}{6}\right)-d_1=k\lambda\)

\(\Leftrightarrow d_2-d_1=k\lambda+\frac{\lambda}{6}\)(Trong công thức của bạn Giang Nam phải sửa lại như thế này mới đúng đc)

Dựa theo các phương án của bài toán thì d1=12cm, d2 = 18cm thỏa mãn công thức trên nên điểm M dao động biên cực đại.

21 tháng 6 2015

Điểm M dao động với biên cực đại khi: \(d_2-\left(d_1-\frac{\lambda}{6}\right)=k\lambda\Rightarrow d_2-d_1=k\lambda-\frac{\lambda}{6}\)

Thử giá trị: \(d_2-d_1=6,5=2\lambda-\frac{\lambda}{6}\) thỏa mãn điều kiện cực đại ở trên nên điểm M dao động với biên cực đại.

19 tháng 12 2016

bước sóng =v/f=2cm. nhìn đáp án thì d1-d2=k2.k là số nguyên. suy ra chỉ có đáp án C là đúng

21 tháng 12 2016

chi tiết hơn đk ko ạ

 

22 tháng 6 2015

Câu này đáp án là đenta phi= (2n+1)lamđa/2 chắc chắn không đúng vì vế trái là đơn vị góc còn vế phải lại là độ dài.

Bạn xem lại câu hỏi xem có thiếu sót gì không nhé.

22 tháng 6 2015

Gọi \(\Delta\varphi\) là độ lệch pha dao động của 2 sóng truyền tới M.

Vì dao động tại M là tổng hợp của dao động do 2 sóng truyền đến nên M dao động cực đại khi độ lệch pha 2 sóng này là nguyên lần \(2\pi\) (tương đương như 2 dao động cùng pha).

\(\Rightarrow\Delta\varphi=n.2\pi\) (n nguyên).

 

20 tháng 8 2018

Đáp án A

Cách 1: Dùng giản đồ vectơ

Xây dựng giãn đồ vectơ như hình vẽ.

Ta thấy vectơ A2 đạt giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi vectơ A2 trùng với OH.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông

 

Cách 2

 

 

Trong toán học khi bài toán yêu cầu tìm cực trị thì các em đạo hàm của hàm y sau đó xét y’=0 và lập bảng biến thiên để xét giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN). Tuy nhiên thông thường đối với bài toán vật lý hàm y có nghĩa khi nghiệm đó là nghiệm dương, khi đó đề hỏi GTLN hoặc GTNN thì khi đạo hàm của hàm y thì chỉ có duy nhất 1 nghiệm dương (tức là tồn tại GTLN thì không tồn tại GTLN và ngược lại). Do đó chúng ta không cần vẽ bảng biến thiên mà kết luận ngay tại giá trị x0 nào đó (x0 là nghiệm dương duy nhất của hàm y’) hàm đạt GTLN (GTNN).

 

Cho ba linh kiện: R=30căn3, L và C. lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường đọ dòng điện trong mạch lần lượt là i1=2căn3cos(100pit  - pi/12)   A               i2=2căn3cos(100pit + 5pi/12) ANếu đặt điện áp trên vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là                           ...
Đọc tiếp

Cho ba linh kiện: R=30căn3, L và C. lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường đọ dòng điện trong mạch 

lần lượt là i1=2căn3cos(100pit  - pi/12)   A

               i2=2căn3cos(100pit + 5pi/12) A

Nếu đặt điện áp trên vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là

                                                                   GIẢI

giả sử u=Uocos(wt + phi)

gọi phi1 là độ lệch pha giữa u và i1, phi2 là độ lệch pha giữa u và i2. do đoạn mạch RLC cộng hưởng suy ra phi1=-phi2

mà phi1=phi + pi/12

     phi2=phi- 5pi/12

suy ra tan(phi+pi/12)=-tan(phi-5pi/12)  suy ra phi=pi/6

suy ra phi1=pi/4 suy ra ZL/R = tan(pi/4) suy ra ZL=R= 30căn3

suy ra ZRL = 30căn6 suy ra UZL= 30căn6 * 2căn3 = U (do cộng hưởng)

I=U/R=2 căn6

vậy mà đáp án lại ra i=4cos(100pit + pi/6)

mong thầy xem giúp e bị sai cho nào ạ.

1
12 tháng 8 2015

Bài làm của em hoàn toàn đúng rồi, mình không thấy lỗi sai nào cả.