K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2019

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương hay bị chạm tự ái như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trẻ em thường quên rất mau và ít khi “để bụng” những chuyện buồn phiền. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.

Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. “Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.

Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến thái độ bi quan hoặc chán ghét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo... Không hài lòng với chính mình, ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì cái tôi đó nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.

Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình”.

Sự chân thành cộng với việc đánh giá đúng mức khả năng và những giá trị thực có của chính mình sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với thế giới quanh ta cũng như sẵn sàng đón nhận để vượt qua các chướng ngại trong cuộc sống. Qua đó, nếu bạn cảm thấy thiếu hụt về một lĩnh vực nào đó, bạn không nên mất tự tin, bởi vì bạn biết rằng bạn còn có những giá trị khác. Cũng giống như một đứa bé gái khi bị trêu chọc là sún răng, nó liền hỏi lại: “Còn đôi mắt con thì sao?”. Nghĩ rằng mình có đôi mắt đẹp, cô bé đó muốn được nhìn nhận ưu điểm này của nó. Nó làm điều đó một cách tự nhiên, chân thành, không mặc cảm, không sợ bị đánh giá. Nếu “chịu khó” và chân thành (nghĩa là công bằng với chính mình) trong cuộc tìm kiếm, chắc chắn mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị riêng của chính mình.

Thế thì một người phụ nữ nội trợ sẽ không thấy mất tự tin vì nghĩ rằng mình không tạo ra đuợc thu nhập và có vị trí xã hội như những người khác. Là một người vợ và một người mẹ tốt, giá trị của họ vô cùng to lớn đối với gia đình của họ và do đó họ tất nhiên là những người rất cần thiết trong xã hội. Một người không có diện mạo xinh đẹp vẫn có thể gây thiện cảm với mọi người xung quanh họ nếu người ấy thân thiện và vui tính.

Không những chỉ dừng lại ở việc tìm thấy và trân trọng những giá trị sẵn có của mình, con người còn có thể phát triển thêm những giá trị mới cho chính mình. Điều này cũng tương tự như việc các công ty trong quá trình phát triển giá trị thương hiệu đã không ngừng phát triển những dịch vụ cộng thêm (value adding service) cho khách hàng của mình. Ví dụ như các đại lý bán vé máy bay phát triển thêm dịch vụ giao vé tận nhà, hướng dẫn lộ trình bay, tư vấn cách chọn chuyến bay…

Mỗi người chúng ta cũng vậy, ai cũng có thể tạo thêm giá trị cho “thương hiệu” của chính mình bằng những việc làm đơn giản nhưng thiết thực, ví dụ như thể hiện sự quan tâm với những người xung quanh, sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người, xây dựng những mối quan hệ tốt với người thân, bạn bè… Mọi nỗ lực dù nhỏ nhoi nhưng đều mang lại những kết quả đáng kể.

Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấy hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về “cái tôi” của họ, không mặc cảm tự ti, không dễ bị tổn thương hay “chạm tự ái” với những câu nói, hành vi và thái độ dù vô tình hay cố ý của những người khác.

Tuy nhiên, ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng lại thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi lại thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh “cái tôi quá to” cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp trầm kha thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội.

Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế nếu khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các “sếp” có thể xem đó là “không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có hạnh phúc?

Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?

Khi chê ai đó có cái tôi quá lớn, người ta thường nói “cái tôi của hắn to bằng quả núi”, hoặc “anh ta tưởng anh ta là cái rốn của vũ trụ”, là “trung tâm của thế giới”… Như vậy, vô hình trung, chúng ta đã thừa nhận mình chỉ là những cá thể rất nhỏ trong một vũ trụ rộng lớn. So với vũ trụ và thế giới chung quanh, quả thật mỗi cá nhân chúng ta chỉ là những hạt nhân nhỏ bé. Những hạt nhân này khi di chuyển va đụng vào nhau, giao tiếp, hỗ tương với nhau, sau đó lại di chuyển tiếp trong quỹ đạo của riêng mình trong vũ trụ.

Đã không phải là vũ trụ hoặc chỉ là “cái rốn” của vũ trụ, thì tại sao lại dám xem mình là cả vũ trụ? Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này. Mỗi hạt nhân tuy nhỏ bé nhưng đều có một chỗ đứng nhất định trong mối tương quan với vũ trụ và các hạt nhân khác, và không tồn tại vĩnh viễn trong một thực thể nhất định.

Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?

6 tháng 8 2019

Gợi ý

-Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và mỗi người đều có cái tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau cho dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội.

-Cái tôi chính là cái cá tính, cái bản chất vốn có của mỗi người. Khi con người đã đụng chạm đến cái tôi thì nó sẽ nổi dậy rất dữ dội thể hiện bằng hành động và ánh mắt. Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình nói cách khác là cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

-Những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ cái tôi thái quá . Người có cái tôi quá lớn, là người luôn xem mình là nhất không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì và xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác không cần biết điều mình làm đúng hay sai cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính cái tôi đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có cái tôi quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không? Và có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác

-Thật ra nếu bạn có tưởng tượng ra mục tiêu của đời mình là gì thì cũng được, nhưng coi chừng kiểu cố gắng như thế để biến tướng cuộc đờì bạn theo ý mình thì chỉ làm cho cái tôi của bạn thêm lớn thôi. Cứ chạy theo mục tiêu, đích nhắm trong cuộc đời có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong tương lai, khiến bạn sẽ quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này chứ không phải của quá khứ và tương lai. Hãy nắm bắt cái hiện tại.

-Con người ai cũng có bản ngã từ đó hình thành nên cái tôi. Nó mang tính chất cá nhân vì vậy mỗi con người là một thế giới. Cái tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương và con người liên đới và sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay dở, tốt xấu chứ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có. Theo đúng nghĩa của nó, Cái tôi không có gì là xấu miễn sao mỗi người biết điều chỉnh nó cho phù hợp với những thứ có liên quan đến cuộc sống của mình. Cái tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm bản thân mình. Nhưng người có cái tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số 1, không ai quan trọng hơn mình xem thường người khác và dần dần trở nên hống hách không còn biết quan tâm đến giá trị của ai bên cạnh.

25 tháng 12 2021

Nhận xét về tác động của lối sống tích cực, ai đó đã nói rằng "Suy nghĩ một cách tích cực cho bạn cơ hội tốt nhất". Suy nghĩ tích cực là luôn hướng về những điều tốt đẹp với tinh thần lạc quan tiến về phía trước. Tại sao nói suy nghĩ tích cực sẽ mang đến cơ hội tốt nhất cho con người? Cuộc sống bên cạnh những niềm vui, sự hân hoan hay thành tựu luôn là nỗi buồn, sự thất vọng hay thất bại. Con đường trải ngập hoa hồng cũng là con đường của những chiếc gai nhọn sắc. Những khó khăn hay thử thách sẽ là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng cuộc sống còn có nhiều hơn thế ngaoì những gian nan. Vì vậy hãy giữ sự tích cực để có thể khám phá cuộc sống 1 cách có ý nghĩa. Bên cạnh đó, không ai khác, bạn là người duy nhất quyết định thái độ sống của mình trước mọi hoàn cảnh. Nếu bạn dùng lăng kính u ám rọi chiếu vào mọi thứ xung quanh mình, vạn vật có đẹp đẽ nhường nào cũng biến thành một sắc xám; ngược lại, một vũng nước tù đọng dưới màn trời đêm cũng có thể lấp lánh những ánh sao nếu bạn nhìn ngắm mọi thứ với ánh nhìn lạc quan. Trước những khó khăn, nghĩ tích cực giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tốt đẹp của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người tiêu cực không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, ngây thơ, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống mà phải xuất phát từ sự hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình. Với những khó khăn thách thức đang chờ đợi trước mắt, người trẻ cần nuôi dưỡng thái độ sống tích cực để trải nghiệm và học hỏi niềm vui và nỗi buồn, từ thành tựu và thất bại.

25 tháng 12 2021

nó bị sao sao á 

 

25 tháng 1 2022

giúp mình với ạ

 

25 tháng 1 2022

Có vì nó chỉ là một câu nói mang tính chất… khích lệ dành cho những ai trượt đại học. Trong thực tế, con đường đến thành công của những người học đại học sẽ chắc chắn và an toàn hơn. Và thực tế là hiện nay các công việc đều yêu cầu chúng ta cần có những kiến thức chuyên ngành được đào tạo trong các trường đại học, muốn thăng chức cần có tấm bằng đại học.

30 tháng 9 2019

2. Phân tích, chứng minh

- Vì sao con người cần lựa chọn lối đi riêng, mới mẻ?

+ Vì mỗi người có những nhận thức, cách nghĩ, cách nhìn khác nhau về cuộc sống; những quan niệm khác nhau về giá trị sự sống cũng như giá trị bản thân.

+ Vì cuộc sống bao giờ cũng phong phú, luôn chứa đựng những cơ hội cũng như thách thức mở ra những lối đi riêng, những ngả đường mới. Mặt khác, cuộc sống luôn vận động và phát triển, không ai tắm hai lần trên một dòng sông (Hê-ra-clit) nên những con đường đã có người đi sẽ không tránh khỏi mòn cũ, lạc hậu, lỗi thời.

- Con người lựa chọn lối đi riêng như thế nào?

+ Có thể là: Chọn lối đi riêng trong học tập; chọn lối đi riêng trong lao động, sinh hoạt; chọn lối đi riêng trong nghiên cứu khoa học; chọn lối đi riêng trong đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống,...

- Lối đi riêng có ý nghĩa như thế nào?

+ Giúp cho con người trở nên chủ động, linh hoạt, phát huy tận độ năng lực, sở trường, hạn chế sở đoản; tôi rèn bản lĩnh và ý chí; nâng cao khát vọng... tức là nâng cao giá trị bản thân và giá trị sự sống.

+ Góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú và phát triển.

3. Bàn luận, đánh giá:

- Lối đi riêng tuyệt nhiên không phải là lối đi lập dị, xa lạ với những giá trị phổ quát của nhân sinh. Đó là lựa chọn tích cực của những người chân chính. Phê phán những ngộ nhận về lối đi riêng, về sáng tạo ở kẻ tài hèn, đức mỏng, chí đoản.

- Muốn đi lối di riêng, mới mẻ, con người cần: chủ động, không ngừng trau dồi trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn và phải có bản lĩnh vững vàng trước khó khăn, thách thức, chấp nhận trả giá.


11 tháng 4 2017

Theo cuộc điều tra mang tính toàn cầu của TV Networks International trong tổng số 5400 người trẻ đến từ 14 quốc gia phát triển thì chỉ có 43% tỏ ra hạnh phúc vđi cuộc sống hiện tại của mình. Giới trẻ Ấn Độ là những người hạnh phúc nhất trong khi Nhật Bản đứng cuối bảng xếp hạng với chỉ 8% cảm thấy dễ chịu với những gì đang diễn ra. Kết quả điều tra này có thể cho chúng ta thấy được nhiều điều đáng suy ngẫm. Một trong những điều căn bản đó là môi quan hệ không tương xứng giữa tiền tài và hạnh phúc, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của mỗi con người, đặc biệt là những người trẻ.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh nơi giá trị vật chất được xem như ngang bằng với những giá trị tinh thần - đã qua rồi cái thời của Balzac, Vũ Trọng Phụng, nơi đồng tiền chiếm vị trí độc tôn và có sức mạnh thống lĩnh, kiểm soát, thậm chí làm biến đổi những thước đo xã hội. Nhưng hãy giật mình ngẫm nghĩ câu nói này, nó vẫn không xa lạ với hiện tại: Không có giời, Phật, chỉ có đồng tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người, ai ai cũng phải kính thờ nó mới sống được. Lương tâm. à? Chưa bằng đồng tiền. Giời Phật à? Còn kém đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai ai cũng phải kính thờ, chỉ có những cách xoa tiền là đáng cho người ta tụng niệm (trích kịch Không một tiếng vang, 1931, Vũ Trọng Phụng). Đồng tiền luôn có một sức mạnh ghê gớm trong bất kì hoàn cảnh nào, thời đại nào. Không hiếm nhưrng trường hợp chỉ vì đồng tiền mà con người sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm những chuyện phi pháp, làm tay sai cho kẻ xấu. Tại sao tiền lại có ma lực đến vậy? Bởi vì nó giúp ta thỏa mãn gần như tất cả những nhu cầu về vật chất và tinh thần, tạo ra những giá trị về nhân phẩm, văn hóa và tinh nghĩa. Tiền còn là thước đo giá trị con người. Anh càng giàu có thì cuộc sống anh càng sung sướng, phong phú, đầy đủ, vô hình chung trong mắt người khác anh cũng trở nên cao sang, quyền quý và được họ nể trọng; anh cứ thế tiến dần đến những nấc cao của danh vọng. Nhưng danh vọng có bao giờ đủ? Lòng tham con người có bao giờ cạn? Lợi dụng điều đó, đồng tiền đã nhanh chóng chế ngự, quyến rũ, mê hoặc một số người không có bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ vật chất, biến họ thành tay sai đắc lực cho nó. Đó là nguồn gốc của những loại tội phạm mà ta vẫn thường thấy trên phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày như: tham nhũng, buôn lậu, buôn ma túy, đám thuê, chém mướn, cờ bạc... gây bao thiệt hại nặng nề cho đất nước. Chúng ta cần thừa nhận sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. Ghê gớm chứ không phải vạn năng. Bởi có một thứ trên đời anh có nhiều tiền đến đâu cũng không thể mua nổi, đánh đổi cả cuộc đời mình cũng không thể có được, đó là những giá trị thuộc về tinh thần như trí tuệ, tình yêu, lòng nhân ái, phẩm chất, óc sáng tạo... và nhất là hạnh phúc.

Ngược lại với tiền - một khái niệm dễ dàng định nghĩa, hạnh phúc là một khái niệm cực kì khó nắm bắt, nó mong manh tựa như những bí ẩn cùa đời sống tâm hồn. Nhưng đó là điều con người trong xã hội nào cũng hướng đến, bản Tuyên ngôn Độc lập của đất nước nào cũng phải có những câu khẳng định quyền vươn tới hạnh phúc chân chính của con người. Vì một cuộc đời chỉ thật sự có ý nghĩa khi cuộc đời đó hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Có thể hiểu đơn giản: hạnh phúc là trạng thái sung sướng khi hoàn toàn đạt được những điều mình mong muốn. Ớ đây, hạnh phúc cần được hiểu theo nghĩa rộng là hạnh phúc trong gia đình, hạnh phúc trong quan hệ bạn bè, hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày. Theo cách hiểu đó, tiền bạc không thể làm cho người ta hạnh phúc, nếu làm được điều ấy, thì thứ hanh phúc đó chỉ là dục vọng được thỏa mãn về vật chất của một cá nhân ích kỉ, tầm thường. Hạnh phúc thật sự phải là những điều đẹp đẽ, cao thượng, chân thành nằm sâu trong tâm hồn - những tầng sâu không thể dò đến được của chúng ta mà không thế lực nào, kể cả đồng tiền có thể mua chuộc được. Hạnh phúc của một bà mẹ quanh năm tần tảo, không có lây một ngày nghỉ, không có lấy một chiếc áo mới, để đổi lấy cho con mình được ăn học - bằng bạn bằng bè - có ai hiểu nổi? Chính vì tình yêu con khiến cho người mẹ quên đi những nỗi nhọc nhằn của mình. Hạnh phúc của một gia đình lao động bình thường, tối tối xum vầy quanh mâm cơm, tiếng cười con trẻ trong veo - thứ hạnh phúc giản dị ấm áp của đời thường mà đánh đổi cả kho vàng cũng không có được. Chúng ta không quên một cầu nói nổi tiếng rằng: “Hạnh phúc lớn nhất của đời người là yêu và được yêu - George Sand”. Vậy cơ sở của hạnh phúc chính là tình yêu. Trên cơ sở ấy, điều xây dựng nên hạnh phúc là tình cảm, là những giá trị mang ý nghĩa xã hội và tinh thần chân chính. Hạnh phúc chính là mục đích cao đẹp của cuộc đời.

Tiền chỉ là phương tiện nhanh chóng và hữu ích đưa ta đến cái đích đẹp đẽ ấy. Đời người chỉ hạnh phúc trọn vẹn khi được thỏa mãn cả về vật chất lẫn tinh thần, vậy đồng tiền gắn vai trò rất lớn. Nó kích thích sự sáng tạo, nỗ lực trong đời sống là thước đo năng suất lao động, là giải pháp nhanh chóng và hiệu nghiệm cho những trường hợp khó khăn, quẫn bách. Một tháng lương được trả cao làm cho con người ta hăng hái làm việc bình thường. Một suất học bổng có thể khiến cho một cậu học sinh nghèo được đi du học. Một số tiền lớn cho ca phẫu thuật có thể cứu sông được một mạng người... Tuy nhiên, nếu coi đồng tiền là mục đích cao nhất của cuộc đời, làm tất cả để có được nó thì sớm muộn gì anh cũng phải trả giá rất đắt: bị hủy hoại nhân cách, gia đình tan nốt, mọi người khinh bỉ, xa lánh, ... Chẳng ai muốn sống một cuộc đời như thế cả. Bởi vậy, phải tạo được sự hài hòa giữa tiền tài và hạnh phúc, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trên cơ sở đó hạnh phúc được xây dựng nên mới vững chắc.

Để làm được điều này, mỗi con người trong chúng ta phải luôn cố gắng, phấn đấu trong cuộc sống, trong lao động và học tập, trong rèn luyện đạo đức dể trở thành một con người có trí tuệ, tài năng, nhân cách, đồng thời có bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ ngoài xã hội. Có thể khẳng định rằng: “Trong các con đường dẫn đến hạnh phúc, không có con đường tắt, chỉ có một con đường chác chắn hơn cả là lao động và kiên trì - L. Raybor”.

4 tháng 11 2019

Đúng.mik mà ko sủa được các lỗi xấu thì có thể làm j nũa

4 tháng 11 2019

làm văn nghị luận nha !!!