K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

2. Phân tích, chứng minh

- Vì sao con người cần lựa chọn lối đi riêng, mới mẻ?

+ Vì mỗi người có những nhận thức, cách nghĩ, cách nhìn khác nhau về cuộc sống; những quan niệm khác nhau về giá trị sự sống cũng như giá trị bản thân.

+ Vì cuộc sống bao giờ cũng phong phú, luôn chứa đựng những cơ hội cũng như thách thức mở ra những lối đi riêng, những ngả đường mới. Mặt khác, cuộc sống luôn vận động và phát triển, không ai tắm hai lần trên một dòng sông (Hê-ra-clit) nên những con đường đã có người đi sẽ không tránh khỏi mòn cũ, lạc hậu, lỗi thời.

- Con người lựa chọn lối đi riêng như thế nào?

+ Có thể là: Chọn lối đi riêng trong học tập; chọn lối đi riêng trong lao động, sinh hoạt; chọn lối đi riêng trong nghiên cứu khoa học; chọn lối đi riêng trong đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống,...

- Lối đi riêng có ý nghĩa như thế nào?

+ Giúp cho con người trở nên chủ động, linh hoạt, phát huy tận độ năng lực, sở trường, hạn chế sở đoản; tôi rèn bản lĩnh và ý chí; nâng cao khát vọng... tức là nâng cao giá trị bản thân và giá trị sự sống.

+ Góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú và phát triển.

3. Bàn luận, đánh giá:

- Lối đi riêng tuyệt nhiên không phải là lối đi lập dị, xa lạ với những giá trị phổ quát của nhân sinh. Đó là lựa chọn tích cực của những người chân chính. Phê phán những ngộ nhận về lối đi riêng, về sáng tạo ở kẻ tài hèn, đức mỏng, chí đoản.

- Muốn đi lối di riêng, mới mẻ, con người cần: chủ động, không ngừng trau dồi trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn và phải có bản lĩnh vững vàng trước khó khăn, thách thức, chấp nhận trả giá.


25 tháng 12 2021

Nhận xét về tác động của lối sống tích cực, ai đó đã nói rằng "Suy nghĩ một cách tích cực cho bạn cơ hội tốt nhất". Suy nghĩ tích cực là luôn hướng về những điều tốt đẹp với tinh thần lạc quan tiến về phía trước. Tại sao nói suy nghĩ tích cực sẽ mang đến cơ hội tốt nhất cho con người? Cuộc sống bên cạnh những niềm vui, sự hân hoan hay thành tựu luôn là nỗi buồn, sự thất vọng hay thất bại. Con đường trải ngập hoa hồng cũng là con đường của những chiếc gai nhọn sắc. Những khó khăn hay thử thách sẽ là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng cuộc sống còn có nhiều hơn thế ngaoì những gian nan. Vì vậy hãy giữ sự tích cực để có thể khám phá cuộc sống 1 cách có ý nghĩa. Bên cạnh đó, không ai khác, bạn là người duy nhất quyết định thái độ sống của mình trước mọi hoàn cảnh. Nếu bạn dùng lăng kính u ám rọi chiếu vào mọi thứ xung quanh mình, vạn vật có đẹp đẽ nhường nào cũng biến thành một sắc xám; ngược lại, một vũng nước tù đọng dưới màn trời đêm cũng có thể lấp lánh những ánh sao nếu bạn nhìn ngắm mọi thứ với ánh nhìn lạc quan. Trước những khó khăn, nghĩ tích cực giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tốt đẹp của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người tiêu cực không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, ngây thơ, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống mà phải xuất phát từ sự hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình. Với những khó khăn thách thức đang chờ đợi trước mắt, người trẻ cần nuôi dưỡng thái độ sống tích cực để trải nghiệm và học hỏi niềm vui và nỗi buồn, từ thành tựu và thất bại.

25 tháng 12 2021

nó bị sao sao á 

 

25 tháng 1 2022

giúp mình với ạ

 

25 tháng 1 2022

Có vì nó chỉ là một câu nói mang tính chất… khích lệ dành cho những ai trượt đại học. Trong thực tế, con đường đến thành công của những người học đại học sẽ chắc chắn và an toàn hơn. Và thực tế là hiện nay các công việc đều yêu cầu chúng ta cần có những kiến thức chuyên ngành được đào tạo trong các trường đại học, muốn thăng chức cần có tấm bằng đại học.

2 tháng 8 2019

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương hay bị chạm tự ái như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trẻ em thường quên rất mau và ít khi “để bụng” những chuyện buồn phiền. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.

Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. “Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.

Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến thái độ bi quan hoặc chán ghét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo... Không hài lòng với chính mình, ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì cái tôi đó nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.

Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình”.

Sự chân thành cộng với việc đánh giá đúng mức khả năng và những giá trị thực có của chính mình sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với thế giới quanh ta cũng như sẵn sàng đón nhận để vượt qua các chướng ngại trong cuộc sống. Qua đó, nếu bạn cảm thấy thiếu hụt về một lĩnh vực nào đó, bạn không nên mất tự tin, bởi vì bạn biết rằng bạn còn có những giá trị khác. Cũng giống như một đứa bé gái khi bị trêu chọc là sún răng, nó liền hỏi lại: “Còn đôi mắt con thì sao?”. Nghĩ rằng mình có đôi mắt đẹp, cô bé đó muốn được nhìn nhận ưu điểm này của nó. Nó làm điều đó một cách tự nhiên, chân thành, không mặc cảm, không sợ bị đánh giá. Nếu “chịu khó” và chân thành (nghĩa là công bằng với chính mình) trong cuộc tìm kiếm, chắc chắn mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị riêng của chính mình.

Thế thì một người phụ nữ nội trợ sẽ không thấy mất tự tin vì nghĩ rằng mình không tạo ra đuợc thu nhập và có vị trí xã hội như những người khác. Là một người vợ và một người mẹ tốt, giá trị của họ vô cùng to lớn đối với gia đình của họ và do đó họ tất nhiên là những người rất cần thiết trong xã hội. Một người không có diện mạo xinh đẹp vẫn có thể gây thiện cảm với mọi người xung quanh họ nếu người ấy thân thiện và vui tính.

Không những chỉ dừng lại ở việc tìm thấy và trân trọng những giá trị sẵn có của mình, con người còn có thể phát triển thêm những giá trị mới cho chính mình. Điều này cũng tương tự như việc các công ty trong quá trình phát triển giá trị thương hiệu đã không ngừng phát triển những dịch vụ cộng thêm (value adding service) cho khách hàng của mình. Ví dụ như các đại lý bán vé máy bay phát triển thêm dịch vụ giao vé tận nhà, hướng dẫn lộ trình bay, tư vấn cách chọn chuyến bay…

Mỗi người chúng ta cũng vậy, ai cũng có thể tạo thêm giá trị cho “thương hiệu” của chính mình bằng những việc làm đơn giản nhưng thiết thực, ví dụ như thể hiện sự quan tâm với những người xung quanh, sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người, xây dựng những mối quan hệ tốt với người thân, bạn bè… Mọi nỗ lực dù nhỏ nhoi nhưng đều mang lại những kết quả đáng kể.

Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấy hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về “cái tôi” của họ, không mặc cảm tự ti, không dễ bị tổn thương hay “chạm tự ái” với những câu nói, hành vi và thái độ dù vô tình hay cố ý của những người khác.

Tuy nhiên, ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng lại thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi lại thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh “cái tôi quá to” cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp trầm kha thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội.

Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế nếu khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các “sếp” có thể xem đó là “không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có hạnh phúc?

Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?

Khi chê ai đó có cái tôi quá lớn, người ta thường nói “cái tôi của hắn to bằng quả núi”, hoặc “anh ta tưởng anh ta là cái rốn của vũ trụ”, là “trung tâm của thế giới”… Như vậy, vô hình trung, chúng ta đã thừa nhận mình chỉ là những cá thể rất nhỏ trong một vũ trụ rộng lớn. So với vũ trụ và thế giới chung quanh, quả thật mỗi cá nhân chúng ta chỉ là những hạt nhân nhỏ bé. Những hạt nhân này khi di chuyển va đụng vào nhau, giao tiếp, hỗ tương với nhau, sau đó lại di chuyển tiếp trong quỹ đạo của riêng mình trong vũ trụ.

Đã không phải là vũ trụ hoặc chỉ là “cái rốn” của vũ trụ, thì tại sao lại dám xem mình là cả vũ trụ? Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này. Mỗi hạt nhân tuy nhỏ bé nhưng đều có một chỗ đứng nhất định trong mối tương quan với vũ trụ và các hạt nhân khác, và không tồn tại vĩnh viễn trong một thực thể nhất định.

Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?

6 tháng 8 2019

Gợi ý

-Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và mỗi người đều có cái tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau cho dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội.

-Cái tôi chính là cái cá tính, cái bản chất vốn có của mỗi người. Khi con người đã đụng chạm đến cái tôi thì nó sẽ nổi dậy rất dữ dội thể hiện bằng hành động và ánh mắt. Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình nói cách khác là cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

-Những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ cái tôi thái quá . Người có cái tôi quá lớn, là người luôn xem mình là nhất không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì và xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác không cần biết điều mình làm đúng hay sai cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính cái tôi đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có cái tôi quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không? Và có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác

-Thật ra nếu bạn có tưởng tượng ra mục tiêu của đời mình là gì thì cũng được, nhưng coi chừng kiểu cố gắng như thế để biến tướng cuộc đờì bạn theo ý mình thì chỉ làm cho cái tôi của bạn thêm lớn thôi. Cứ chạy theo mục tiêu, đích nhắm trong cuộc đời có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong tương lai, khiến bạn sẽ quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này chứ không phải của quá khứ và tương lai. Hãy nắm bắt cái hiện tại.

-Con người ai cũng có bản ngã từ đó hình thành nên cái tôi. Nó mang tính chất cá nhân vì vậy mỗi con người là một thế giới. Cái tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương và con người liên đới và sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay dở, tốt xấu chứ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có. Theo đúng nghĩa của nó, Cái tôi không có gì là xấu miễn sao mỗi người biết điều chỉnh nó cho phù hợp với những thứ có liên quan đến cuộc sống của mình. Cái tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm bản thân mình. Nhưng người có cái tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số 1, không ai quan trọng hơn mình xem thường người khác và dần dần trở nên hống hách không còn biết quan tâm đến giá trị của ai bên cạnh.

4 tháng 11 2019

Đúng.mik mà ko sủa được các lỗi xấu thì có thể làm j nũa

4 tháng 11 2019

làm văn nghị luận nha !!!

6 tháng 3 2023

Thuốc kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Loại thuốc quen mặt này xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp và có thể mua ở hầu hết mọi nhà thuốc. Tuy nhiên nhiều người lại lạm dụng chúng quá mức và còn nêu ra quan niệm: Khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh.

     Vậy có thực là thuốc kháng sinh sẽ giúp nhanh khỏi bệnh hay không? Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể, nhưng nó còn có tác dụng phụ như phản ứng phụ hoặc dị ứng. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh khiến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole... Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người. Thực trạng dễ thấy hiện nay là nhiều người khi bị ốm, thậm chí bị cảm cúm do virus nhưng do ngại đến cơ sở y tế khám nên tự tìm mua kháng sinh để uống với mong muốn nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng thuốc… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, khiến cho thuốc kém hiệu quả và mất dần tác dụng. Đặc biệt là các bậc phụ huynh thấy trẻ bị ho, sốt, viêm họng nhẹ, mặc dù chưa cần dùng đến thuốc kháng sinh cũng tự ý kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ cho trẻ uống. Những bệnh nhẹ này của trẻ thay vì sử dụng thuốc kháng sinh có thể dùng những biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho... Nếu bệnh tình tái phát hoặc không thuyên giảm thì đưa trẻ đến các trung tâm y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khiến cho thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh. Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Tác dụng chính của kháng sinh là diệt khuẩn và nấm chính vì thế nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh không đúng cách, liều lượng, tự ý dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong khu vực niêm mạc, lợi, hầu, trong cơ quan tiêu hóa,…  Vì vậy, sử dụng kháng sinh quá nhiều lần gây nên hiện tượng loạn khuẩn, khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sai nguyên tắc còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu dùng kháng sinh sai cách, khiến cho bé dễ bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi,… nên bé khó có thể phát triển khỏe mạnh. Để hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh cần nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, góp phần giảm bớt nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Mỗi cán bộ y tế cần sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, chỉ định sử dụng kháng sinh đúng các hướng dẫn chuyên môn và kê đơn khi cần thiết.  Đối với các cơ quan chức năng, trực tiếp là ngành y tế, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, nhà thuốc, tăng cường kiểm soát, quản lý sử dụng kháng sinh. Đồng thời, có chế tài xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm.

 

     Có thể thấy không phải cứ ốm mà mình sử dụng thuốc kháng sinh, thay vào việc tự tiện sử dụng hay lạm dụng nó thì chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và uống theo đúng liều lượng được kê đơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

     Thuốc kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Loại thuốc quen mặt này xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp và có thể mua ở hầu hết mọi nhà thuốc. Tuy nhiên nhiều người lại lạm dụng chúng quá mức và còn nêu ra quan niệm: Khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh.

     Vậy có thực là thuốc kháng sinh sẽ giúp nhanh khỏi bệnh hay không? Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể, nhưng nó còn có tác dụng phụ như phản ứng phụ hoặc dị ứng. Mặc khác, việc lamhj dụng thuốc kháng sinh khiến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole... Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người. Thực trạng dễ thấy hiện nay là nhiều người khi bị ốm, thậm chí bị cảm cúm do virus nhưng do ngại đến cơ sở y tế khám nên tự tìm mua kháng sinh để uống với mong muốn nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng thuốc… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, khiến cho thuốc kém hiệu quả và mất dần tác dụng. Đặc biệt là các bậc phụ huynh thấy trẻ bị ho, sốt, viêm họng nhẹ, mặc dù chưa cần dùng đến thuốc kháng sinh cũng tự ý kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ cho trẻ uống. Những bệnh nhẹ này của trẻ thay vì sử dụng thuốc kháng sinh có thể dùng những biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho... Nếu bệnh tình tái phát hoặc không thuyên giảm thì đưa trẻ đến các trung tâm y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khiến cho thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh. Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Tác dụng chính của kháng sinh là diệt khuẩn và nấm chính vì thế nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh không đúng cách, liều lượng, tự ý dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong khu vực niêm mạc, lợi, hầu, trong cơ quan tiêu hóa,…  Vì vậy, sử dụng kháng sinh quá nhiều lần gây nên hiện tượng loạn khuẩn, khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sai nguyên tắc còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu dùng kháng sinh sai cách, khiến cho bé dễ bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi,… nên bé khó có thể phát triển khỏe mạnh. Để hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh cần nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, góp phần giảm bớt nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Mỗi cán bộ y tế cần sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, chỉ định sử dụng kháng sinh đúng các hướng dẫn chuyên môn và kê đơn khi cần thiết. Đối với các cơ quan chức năng, trực tiếp là ngành y tế, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, nhà thuốc, tăng cường kiểm soát, quản lý sử dụng kháng sinh. Đồng thời, có chế tài xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm.

     Có thể thấy không phải cứ ốm mà mình sử dụng thuốc kháng sinh, thay vào việc tự tiện sử dụng hay lạm dụng nó thì chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và uống theo đúng liều lượng được kê đơn.