K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.

Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.

Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.

Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.

Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.

Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.

Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.

Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.

Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.

Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).

Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Con người nhiệt huyết ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm hai câu thơ của Viên Mai:

“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương”.

Nghĩa là:

“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,

Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”.

Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướng cho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn.

Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.

Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình.

Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v..

Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.

Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Anh nhận thấy ở đâu người dân cũng lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh thống khổ của nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.

Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuối tháng 5-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).

Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp.

Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.

Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước.

Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn.

Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn. Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hướng người con trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh được tiếp tục học lên.

Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài.

Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội. Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp, để tìm cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.

Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than. Quê hương có truyền thống đấu tranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế – trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn lại các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Anh rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi anh có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.

5 tháng 2 2017

1890-Lớn lên trong nghèo khó

Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy, Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.

1895- Theo cha mẹ vào Huế

Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.

1906- Quay lại Huế lần thứ hai

Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiếu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, Người trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất trong kỳ thi primaire. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

1910- Rời Huế vào Phan Thiết

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Người dạy chữ hán và chữ quốc ngữ ho học sinh lớp ba tại trường tư thục Dục Thanh. Tại đây chàng trai trẻ có cơ hội được gặp các tiền bối nhà nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tuy khâm phục trước tài đức của hai vị tiền bối, song Nguyễn Tất Thành không tán thành trước cách làm của ai cả. Điều này thôi thúc người cần làm điều gì đó cho đất nước quê hương.

1911- Bước ngoặt lịch sử

Trước tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Sau 3 tháng học tập, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết đinh tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và để trở về giúp nhân dân Việt Nam.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.


- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

11 tháng 4 2017

Vich-tô-huy-gô (1802-1885)

Lép tôn Xtôi (1828-1910)

5 tháng 1

(*) Tham khảo: Quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam

- Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến quốc gia này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, đồng thời, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

- Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song... đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm mới có thể hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và thực dân Pháp còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

- Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương và tiến hành giảng hoà với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

- Dưới tác động từ cuộc khai thác này, Việt Nam dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

- Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu: thành thị mọc lên; một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện; một số yếu tố tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây cũng từng bước du nhập vào Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền; khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo.

+ Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc: quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Tham khảo:

Trận Chi Lăng - Xương Giang (1427)

- Bối cảnh:

+ Tháng 10/1427, nhà Minh điều động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông, lực lượng gồm 15 vạn quân và 3 vạn ngựa, chia làm 2 đạo tiến vào nước ta: đạo quân thứ nhất, do Liễu Thăng cùng với Lương Minh, Thôi Tụ chỉ huy, theo đường Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn; Đạo quân thứ hai, do Mộc Thạnh cùng với Từ Hanh, Đàm Trung chỉ huy, theo đường vân nam tiến vào Việt Nam theo hướng Lào Cai.

+ Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã quyết định chọn đạo quân thứ nhất của địch làm đối tượng quyết chiến chủ yếu.

- Diễn biến chính:

+ Ngày 8/10/1427, đạo quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy đã tiến vào Lạng Sơn. Quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút lui, nhử địch vào trận địa đã mai phục ở Chi Lăng. Khi thấy quân Minh đã lọt vào trận địa, quân Lam Sơn từ các vị trí mai phục đã đồng loạt tiến công, khiến quân địch đại bại, Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên.

+ Sau khi Liễu Thăng tử trận, phó tướng Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy, chấn chỉnh lại đội ngũ tiếp tục tiến quân về phía Đông Quan. Đến Cần Trạm (Kép, Bắc Giang), quân Minh tiếp tục bị quân Lam Sơn chặn đánh một trận quyết liệt, hàng vạn tên bị chết trong đó Lương Minh cũng bị đâm chết tại trận.

+ Sau khi Lương Minh tử trận, Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, cùng với các tướng Lý Khánh, Hoàng Phúc cố kéo quân về thành Xương Giang mà chúng tưởng là quân Minh còn đang chiếm giữ. Đến Phố Cát (Lạng Giang, Bắc Giang) cách Xương Giang khoảng 8 km, quân Minh tiếp tục lọt vào trận địa phục kích của quân Lam Sơn, nhiều tướng Minh bị tiêu diệt, tướng Lý Khánh uất ức và tuyệt vọng phải thắt cổ tự tử.

+ Sau khi Lý Khánh tự vẫn, Thôi Tụ và Hoàng Phúc chỉ huy số quân còn lại tiến về thành Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), nhưng thành đã bị hạ, quân Minh phải đắp luỹ tự vệ trên cánh đồng Xương Giang.

+ Ngày 3/11/1427, nghĩa quân Lam Sơn từ bốn hướng tổng công kích, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân Minh.

+ Lúc này, đạo quân thứ hai của quân Minh (do Mộc Thạnh chỉ huy) đang bị chặn lại ở vùng biên giới Lào Cai, nghe tin đạo quân của Liễu Thăng đã bị diệt, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước. Quân Lam Sơn truy kích, tiêu diệt và bắt sống hơn 2 vạn tên địch.

- Ý nghĩa: Chiến thắng Chi lăng - Xương Giang là chiến thắng lớn nhất trong 10 năm chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn, đã đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải chấp nhận hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427 và chính thức rút quân vào ngày 29/12/1947. Đến ngày 3/1/1428, đội binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước. Đất nước ta được hoàn toàn giải phóng.

Trận Ngọc Hồi-Đống Đa(1789)

- Bối cảnh:

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược nước ta.

Động thái của quân Tây Sơn:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

+ 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

- Ý nghĩa:

Là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Em đồng ý với nhận định "Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo". Thông qua những chính sách cải cách ông đưa ra sau khi lên ngôi vua có thể thấy, ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong bài viết "Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV" của trang Bảo tàng lịch sử Việt Nam có viết: "Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh. Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục." Những chính sách cải cách của ông thể hiện ông rất quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán. Chính sách cải cách thu được những thành tựu nhất định xong vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đầu những năm của thế kỷ XIX vùng Đông Nam Á rộng lớn trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Đông Nam Á sớm bị dòm ngó, trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân phương Tây bởi Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nền văn hóa lâu đời. Hơn nữa từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Giữa XIX, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan tiến hành xâm lược In-đô-ne-xi-a. Từ năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philippin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của mình. Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. Thực dân Pháp trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) để hoàn thành việc xâm chiếm 3 nước Đông Dương. Đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây hoàn thành quá trình xâm chiếm và thôn tính Đông Nam Á trừ Xiêm (Thái Lan). Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á thực dân phương Tây sử dụng chính sách “chia để trị”. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, thực hiện biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc. Đối với nền văn hoá – xã hội, chúng tìm mọi cách  kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói. Thực hiện hành động làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.