K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Em đồng ý với nhận định "Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo". Thông qua những chính sách cải cách ông đưa ra sau khi lên ngôi vua có thể thấy, ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong bài viết "Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV" của trang Bảo tàng lịch sử Việt Nam có viết: "Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh. Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục." Những chính sách cải cách của ông thể hiện ông rất quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán. Chính sách cải cách thu được những thành tựu nhất định xong vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập. Cuốc chiến đấu có ý nghĩa to lớp, giúp giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Không chỉ vậy, nó còn có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- La tinh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền; khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo.

+ Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc: quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Phong trào đã lan sang nhiều nước tư bản chủ nghĩa.

Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm… Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

*Nguyên nhân cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công:

- Một số nội dung cải cách còn bộc lộ điểm hạn chế, không triệt để, gây ảnh hưởng đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân. Ví dụ:

+ Tiền giấy “Thông bảo hội” dễ bị làm giả và chưa được đông đảo dân chúng tin dùng.

+ Chính sách hạn điền đã hạn chế cả sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, làm cho tầng lớp quý tộc và những người giàu có bị tước mất ruộng đất; còn lợi ích tầng lớp nông dân nghèo và nô tì thì chưa thực sự rõ ràng.
+ Chính sách hạn nô không làm cho nô tì được giải phóng mà chuyển từ gia nô thành quan nô (nô tì của nhà nước).

+ Cải cách về văn hoá, giáo dục dù có những tiến bộ nhất định nhưng cũng vấp phải phản ứng của lực lượng Phật giáo lúc đó còn đang đông đảo và mạnh mẽ.

- Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện trong hoàn cảnh đầy khó khăn và phức tạp của đất nước: vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng bên trong, vừa phải đối phó với nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, do đó, triều Hồ khó có khả năng tập trung mọi nguồn lực của đất nước để tiến hành cải cách.

5 tháng 8 2023

Tham khảo: 

♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

- Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

♦ Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Nội dung: từ cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã từng bước tiến hành nhiều chính sách cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục,…) nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần.

- Kết quả: bước đầu ổn định được tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước; tuy nhiên, một số chính sách còn bộc lộ điểm hạn chế, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.


- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trong những năm vừa qua, tình hình thế giới, khu vực cũng như trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Những dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là sức mạnh tổng hợp quốc gia có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động như: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Bởi thế ta cần phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc. Với tình hình trên thế giới đang diễn ra toàn cầu hóa muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường. Hơn nữa phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tinh thần chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Chúng ta cần phải hiểu rằng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, phải biết kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước và tuân thủ luật pháp quốc tế. Xây dựng nền kinh tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển vững chắc, toàn vẹn. Thế hệ trẻ ngày nay cần tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền dân tộc. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Luôn mang trong mình tấm lòng yêu quê hương đất nước, tấm lòng hướng về biển đảo thân thương.

5 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Trên lĩnh vực chính trị:

+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;

+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;

+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;

- Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: chú trọng phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài.