K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2020

Tham khảo:

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có đức, có tài, một lòng yêu nước, thương dân, đau vì dân, khóc vì dân.

+ Bài thơ Câu cá mùa thu là bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến - một nhà thơ nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm.

- Dẫn dắt vấn đề: Câu cá mùa thu được đánh giá là bức tranh thu đặc sắc "điển hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam".

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

- Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với "thuyền câu, ao thu"

=> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo” : sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ "sóng biếc" : Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ "Lá vàng trước gió" : Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng => đặc trưng của mùa thu.

- Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí -> chuyển động rất nhẹ -> sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” -> chuyển động rất nhẹ rất khẽ -> Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu.

=> Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu).

* Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo : Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” => không đủ sức tạo nên âm thanh

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

=> Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

=> Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Cách gieo vần độc đáo vần "eo"

- Sử dụng từ ngữ tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

c) Kết bài

- Khái quát lại vẻ đẹp của bức tranh mùa thu

- Nêu cảm nhận của em.



HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:

* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:

- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)

- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”

* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.

- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”

+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.

- Hầu đàn:

+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”

+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”

* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:

- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”

-  Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).

- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).

2 tháng 11 2019

1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:

- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an

- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng

⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn

• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:

- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.

- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng

⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”

⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội

2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa

- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời

⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận

• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề

- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:

+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua

+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người

- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”

+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt

⇒ Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng

⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

• Câu 7:

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

• Câu 8:

- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ



28 tháng 9 2019

I. Mở bài

- Câu cá mùa thu là một bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến - một nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.

- Trong bài thơ, bức tranh mùa thu đã được khắc họa rõ nét

II. Thân bài

1. Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

- Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu

⇒ Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng

2. Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

- Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

- Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” ⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu)

3. Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật góp phần thể hiện thành công bức tranh mùa thu trong tác phẩm

- Nhấn mạnh bức tranh mùa thu trong bài thơ được khắc họa là bức tranh mùa thu đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.



-         Đoàn tàu là biểu tượng của một thới giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng.

-         Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, và quẩn quanh của người dân phố huyện.

-         Đối với chị em Liên, chuyến tàu gợi nhớ về tuổi thơ đẹp ở Hà Nội.

Chuyến tàu đêm – hình ảnh gửi gắm tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

       Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ thuyết trình về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học, đó là lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp.

       Trong xã hội suy tàn, người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người xung quanh. Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế. Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

       Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li-cốp vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy. Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng. Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật. Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.

       Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó. Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê-li-cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê-li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

       Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ I-van-nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm: “không thể sống mãi như thế được”. Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.

       Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta. Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi, họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .

Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay là gì? Chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.

       Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.

       Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống Bê-li-cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng. Là học sinh, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.

       Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp. Rât cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.