K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2019

I. Mở bài

- Câu cá mùa thu là một bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến - một nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.

- Trong bài thơ, bức tranh mùa thu đã được khắc họa rõ nét

II. Thân bài

1. Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

- Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu

⇒ Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng

2. Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

- Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

- Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” ⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu)

3. Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật góp phần thể hiện thành công bức tranh mùa thu trong tác phẩm

- Nhấn mạnh bức tranh mùa thu trong bài thơ được khắc họa là bức tranh mùa thu đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.



HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

2 tháng 10 2020

Tham khảo:

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có đức, có tài, một lòng yêu nước, thương dân, đau vì dân, khóc vì dân.

+ Bài thơ Câu cá mùa thu là bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến - một nhà thơ nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm.

- Dẫn dắt vấn đề: Câu cá mùa thu được đánh giá là bức tranh thu đặc sắc "điển hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam".

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

- Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với "thuyền câu, ao thu"

=> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo” : sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ "sóng biếc" : Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ "Lá vàng trước gió" : Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng => đặc trưng của mùa thu.

- Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí -> chuyển động rất nhẹ -> sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” -> chuyển động rất nhẹ rất khẽ -> Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu.

=> Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu).

* Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo : Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” => không đủ sức tạo nên âm thanh

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

=> Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

=> Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Cách gieo vần độc đáo vần "eo"

- Sử dụng từ ngữ tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

c) Kết bài

- Khái quát lại vẻ đẹp của bức tranh mùa thu

- Nêu cảm nhận của em.



Chữ Tham khảo đâu hết rồi ta :) ?

NG
29 tháng 9 2023

Câu hỏi SGK, không cần tham khảo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ giới thiệu đến thầy cô và các bạn một bài thơ em vô cùng yêu thích. Bài thơ giúp ta hiểu được thế nào là một tình bạn chân thành. Và đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được mệnh danh “Tam nguyên yên đổ” và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” được sáng tác sau khi Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường của thi nhân với người bạn của mình. Mở đầu bài thơ là lời reo vui chào mời đầy phấn khởi, hồ hởi của tác giả khi bạn đến thăm nhà: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

 

Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài nhà thơ không được gặp lại bạn, nó như một tiếng reo vui để khỏa lấp nỗi nhớ nhung sau bao lâu xa cách. Đại từ xưng hô “bác” giản dị tự nhiên thể hiện thái độ thân mật, gần gũi, niềm nở của nhà thơ đối với bạn của mình. Người tri kỉ được gặp lại có ai không vui mừng khôn xiết, chỉ một câu chào tự nhiên thôi cũng đủ cho thấy niềm sung sướng , hạnh phúc vô hạn của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến thăm.

Sau lời chào mời thân thiết ấy, ngỡ rằng sẽ là mâm cao cỗ đầy, không ít nhất cũng sẽ là vài ba món thịnh soạn để đón khách quý nhưng thực tế lại không có gì. Chủ nhà bỗng chuyển sang giọng lúng túng khi nói về gia cảnh mình:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Với cách nói đầy hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa những cái không có: Ông cũng muốn có một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đón bạn nhưng chẳng may trẻ không có nhà, không có ai để sai bảo mà chợ thì ở xa ông không thể tự đến đó. Lúc này, nhà chủ lại bắt đầu nghĩ đến những món ăn cây nhà lá vườn sẵn có để thiết đãi bạn, nhưng trớ trêu thay nhà có cá nhưng ao sâu nước lớn không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rào thưa không thể đuổi bắt, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn mới mọc.

Nhà thơ rất quý mến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh éo le của thực tại không cho phép ông làm điều đó. Đến cả miếng trầu, nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có nốt, ý thơ mở rộng như khẳng định sự tuyệt đối cái không có.

Qua cách nói dí dỏm của nhà thơ, có vẻ như gia đình ông có rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng có gì. Cách nói ấy vừa khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên.

Ông luôn yêu đời và trân trọng cuộc sống ấy. Với nhịp thơ 4/3 tạo âm hưởng nhịp nhàng, khoan thai cùng phép liệt kê, đối lập, các tính từ, từ phủ định đoạn thơ đã cho thấy cuộc sống nghèo mà sang của một bậc ẩn sĩ, đồng thời cho thấy sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối, cảm xúc như lắng lại, mọi thứ vật chất lùi về chỉ còn tình bạn tri kỉ chân thành sâu sắc lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại xuất hiện thể hiện niềm trân trọng, quý mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ phương xa tới đây, còn gì quý hơn, bác đến với tôi bằng tấm chân tình, bằng lòng tri âm chứ đâu phải vì vật chất. Chính vì thế tình bạn giữa nhà thơ và bạn hiền càng trở nên cao đẹp và thiêng liêng, tình bạn vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta mà là một. Câu thơ như một tiếng cười xòa hồn hậu để khẳng định tình bạn trong sáng, đậm đà của hai người tri kỉ.

Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trọng trong thi ca Việt Nam. Tình bạn như thế cho đến thời đại ngày nay vẫn là một tấm gương sáng, một bài học quý để cho chúng ta noi theo.

Trên đây là toàn bộ phần giới thiệu của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

12 tháng 9 2019

Gợi ý

1) Nhìn bao quát chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến

Viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Chính cảm hứng ấy với tài năng của thi nhân đã tạo nên giá trị đặc sắc của những bài thơ này. Lịch sử thi ca nhân loại từng để lại không ít vần thơ về mùa thu nhưng hiếm có những trường hợp nổi tiếng như chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đọc thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu đã nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ Nôm của Nguyền Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh".Trong đó em ấn tượn nhất là''Thu điếu''

Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.

2) Thu điếu (câu cá mùa thu)

Bài thơ cảm nhận mùa thu từ một không gian xinh xắn, thơ mộng, từ điểm nhìn của một người câu cá.

- Mở đầu bằng một cảnh thu bình dị rất riêng của làng, quê đồng bằng Bắc Bộ: ao thu. Một thế giới tĩnh lặng, trong suốt mà trong đó mọi vật hài hòa nhẹ nhõm:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Những chuyển động, âm thanh trong thế giới thu này thật nhẹ nhàng và chỉ càng gây ấn tượng về sự đọng kết, sự tĩnh lặng. Làn sóng biếc chỉ “gợn tí”. Lá vàng cũng “khẽ đưa vèo trong gió thu... Hai câu thực tả cảnh gần, hai câu luận tả canh cao, cảnh xa để hợp tạo thành bức tranh thu yên ả, đượm buồn. Chỉ ở mùa thu mới có “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” ấy (ba lần trong ba bài thơ thu đều xuất hiện bầu trời xanh ngắt). Cũng chỉ ở làng quê xứ Bắc đang độ thu mới có “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” ấy!

Trong bức tranh thu ở Thu điếu hiện lên hình ảnh con người đang ngồi câu cá nơi ao thu lạnh lẽo". Song con người này cũng chẳng hề đánh động thêm gì cho bức tranh. Trái lại, tư thế và tâm tưởng của con người chỉ tạo thêm ấn tượng về sự ngưng đọng mà thôi.

3) ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Cảbài thơ thu đã tái hiện nên những cảnh sắc mùa thu rất đỗi đặc trưng và quen thuộc của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ. bài thơ đã thể hiện được tình yêu nước thầm kín của nhà thơ.

KẾT BÀI

Đến vớibài thơ ''Thu điếu anh'' của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ. Thành công của bài thơ thu này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết về mùa thu, trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.



9 tháng 9 2019

Tham khảo:

Mùa thu là một trong những đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Nói tới đề tài này trong thơ ca Việt Nam chúng ta có thể kể tới rất nhiều tác giả với những sáng tác xếp vào hàng kiệt tác, trong số đó có Nguyễn Khuyến với chùm ba bài thơ thu. Mỗi bài trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thu đặc sắc, và Câu cá mùa thu được đánh giá là "điển hình hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu).

Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên caọ, từ hẹp đến rộng... Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm... tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co... sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc... gợi lên trong tướng tượng của người đọc khung cảnh của một buổi sớm thu yên bình trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian... Trong bức tranh thu này mọi cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vận thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bao người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng xúc động. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành đã bao lần đến trên quê hương của mỗi chúng ta.

Cảnh trong Câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thây một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hoà nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu. Cái tĩnh, cái buồn rõ ràng là trạng thái của cảnh vật ở đây tuy nhiên, đó không phải là cái tĩnh của sự chết lặng, thiếu vắng sức sống, cũng không phải là cái buồn của sự bi lụy, chán chường. Gắn với cái buồn, cái tĩnh này vẫn là sự trong sáng, thơ mộng và sức sống muôn đời bất diệt của thiên nhiên xứ sở.

Phải gắn bó tha thiết với quê hương, phải có một tâm hồn nhạy cảm đến độ nào thì Nguyễn Khuyến mới có thể tái hiện một cách tài tình tất cả vẻ đẹp xiết bao bình dị mà nên thơ của mùa thu làng quê Bắc Bộ vào trong những vần thơ tự nhiên, giản dị đến thế. Thơ thu Việt Nam giàu có, đặc sắc hơn bởi những vần thơ như thế của Nguyễn Khuyến.

7 tháng 3 2022

Hay cj

27 tháng 10 2021

Mình làm kt văn nên bạn có thể ghi thành đoạn văn câu trả lời đc hông,chứ gửi hình sao copy :(((