K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2019

"CHÚNG TÔI XIN HIẾN TIM MÌNH ĐỂ THAY TIM CHO BÁC ..."

16 giờ ngày 12/8/1969, Bác gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây nghe báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn lên, xuống nhà sàn làm việc.

Ngày 18/8, theo đề nghị của bác sĩ, Bác Hồ không làm việc ở nhà sàn gỗ nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà 67. Kể từ hôm đó, những ngày quy luật của cuộc đời đến với Bác Hồ ở nơi đây.

Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút".

Ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi"!

9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân loại nỗi đau Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn nước mắt”. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã cứu dân tộc khỏi kiếp khổ nạn, mang lại hạnh phúc độc lập cho mọi người dân, nhưng ngày đó Bác có được hưởng đâu.

Con số 9 mới linh thiêng làm sao: Bác ra đi lúc 9 giờ 47 phút, ngày 2/9/1969, thọ 79 tuổi. Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu tiễn đưa Người về với thế giới người hiền.

Suốt 15 năm Bác sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch, không có một lần nào dân kéo về nhà Bác để làm bận lòng Bác. Trong những ngày Bác yếu, tuy giữ bí mật rất cao về tình trạng sức khỏe của Bác, nhưng xe cộ hàng ngày ra vào nhiều, đưa các đồng chí Trung ương vào thăm Bác, đưa bác sĩ vào chữa bệnh cho Bác, đưa các phương tiện vào để chạy chữa bệnh cho Bác…, nên dân dự đoán rằng có thể Bác ốm.

Vì thế, có nhiều người dân đến Cổng đỏ (cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng ngày Bác Hồ vẫn thường đi lại cổng này), nói lên một tâm nguyện: Nếu đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác.

Từ ngày 3 đến ngày 6/9/1969, dòng người không lúc nào vắng, buồn rầu đội mưa thầm lặng, trật tự đi đến Lễ đài Ba Đình để viếng ảnh Bác. Và những ngày thi hài Bác quàn trong linh cữu đặt tại Hội trường Ba Đình, vì đông người vào viếng nên có những cháu nhỏ không vào viếng Bác được, cứ giằng co với công an bảo vệ ngoài Hội trường, khóc lóc thảm thiết: Các chú trả Bác cho chúng cháu đây…!!!

2 tháng 9 2019

9h00 21/7 Kỷ Dậu
Trái Tim Vĩ Đại Đã Ngừng Đập
Cánh Chim Đại Bàng Đã Thôi Không Bay Nữa!

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và trong nhà
16 tháng 3 2019

Đáp án A

Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc

a: Nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngay sau khi giành được độc lập đã rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc là do chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết hoặc là ngay lập tức là lâu dài:

-Ở vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và đóng quân ở hầu hết các tỉnh. Trong đó có cả những lực lượng phản cách mạng như Việt Quốc, Việt Cách. Chúng mong muốn cướp chính quyền của chúng ta. Trong khi ở vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh vào nước ta với mục đích giải giáp quân Nhật theo quyết định của hội nghị Ianta(2/1945). Nhưng trong quân Anh có rất nhiều quân Pháp, và đương nhiên bọn chúng muốn xâm lược nước ta thêm một lần nữa.

=>Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ở nước ta ngóc đầu dậy và chúng làm tay sai cho Pháp nhằm cướp nước ta thêm một lần nữa. Bên cạnh đó, còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp và chúng ngang nhiên đánh lại lực lượng vũ trang của chúng ta.

-Chính quyền cách mạng vừa được thành lập nên còn rất yếu, lực lượng vũ trang cũng vậy

-Nền kinh tế cực kỳ lạc hậu và đói kém, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

-Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được giải quyết.

-Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, kho bạc nhà nước lúc đó chỉ còn 1,2 triệu đồng. Quân Tưởng còn phát hành những đồng tiền mất giá làm cho nền tài chính của chúng ta cực kỳ rối loạn vào lúc đó.

-Tàn dư của chế độ phong kiến và chế độ thực dân là rất nặng: Hơn 90% dân số nước ta mù chữ

=>Đất nước Việt Nam trong thời điểm đó đang ở thế "Ngàn cân treo sợi tóc", đòi hỏi những biện pháp giải quyết gấp những vấn đề nêu trên.

b: Bởi vì chính quyền Cách Mạng là quan trọng nhất, bởi vì nếu không có chính quyền cách mạng đủ sức lãnh đạo đất nước thì đất nước sẽ nhanh chóng mất độc lập.

Các biện pháp để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng là:

-Xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ

-Tổ chức bầu cử quốc hội(6/1/1946)

-Bầu ra hiến pháp đầu tiên(9/11/1946)

14 tháng 1

a. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do nhiều nguyên nhân. Trước hết, sau ngày 2/9/1945, Việt Nam mới giành được độc lập từ thực dân Pháp, nhưng đất nước vẫn đối mặt với những thách thức lớn từ các lực lượng quốc tế và bất ổn nội bộ. Đồng thời, sự phân hóa chính trị giữa các phe phái tại Việt Nam đã tạo ra một bối cảnh chính trị phức tạp và khó kiểm soát.

 

b. Đảng Cộng sản Đông Dương sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chú trọng nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng vì nhận thức rằng sự ổn định chính trị là quan trọng để duy trì độc lập và phát triển quốc gia. Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp. Điều quan trọng nhất có lẽ là việc thực hiện Đại hội Đảng lần thứ nhất (từ ngày 10 đến 19/2/1951), nơi Đảng xác định chính sách cách mạng và lựa chọn lãnh đạo cho chính quyền mới. Cùng với đó, việc tạo ra các cơ quan quản lý và kiểm soát như Công an, Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Việt Minh giúp củng cố quyền lực và đảm bảo sự ổn định nội bộ. Đồng thời, các biện pháp như nội vụ hóa, cải thiện đời sống nhân dân, và khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng quốc gia cũng được thực hiện để tạo ra sự ổn định và lòng tin từ phía nhân dân.

31 tháng 7 2019

Đáp án: A

Giải thích:

Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương hòa hoãn, nhượng bộ cho chúng một vài quyền lợi về kinh tế.

20 tháng 1 2017

Đáp án A

10 tháng 11 2017

Đáp án B

16 tháng 12 2018

Đáp án C

7 tháng 2 2017

Đáp án A

Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.

8 tháng 6 2019

Đáp án là D.