K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a: Nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngay sau khi giành được độc lập đã rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc là do chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết hoặc là ngay lập tức là lâu dài:

-Ở vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và đóng quân ở hầu hết các tỉnh. Trong đó có cả những lực lượng phản cách mạng như Việt Quốc, Việt Cách. Chúng mong muốn cướp chính quyền của chúng ta. Trong khi ở vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh vào nước ta với mục đích giải giáp quân Nhật theo quyết định của hội nghị Ianta(2/1945). Nhưng trong quân Anh có rất nhiều quân Pháp, và đương nhiên bọn chúng muốn xâm lược nước ta thêm một lần nữa.

=>Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ở nước ta ngóc đầu dậy và chúng làm tay sai cho Pháp nhằm cướp nước ta thêm một lần nữa. Bên cạnh đó, còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp và chúng ngang nhiên đánh lại lực lượng vũ trang của chúng ta.

-Chính quyền cách mạng vừa được thành lập nên còn rất yếu, lực lượng vũ trang cũng vậy

-Nền kinh tế cực kỳ lạc hậu và đói kém, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

-Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được giải quyết.

-Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, kho bạc nhà nước lúc đó chỉ còn 1,2 triệu đồng. Quân Tưởng còn phát hành những đồng tiền mất giá làm cho nền tài chính của chúng ta cực kỳ rối loạn vào lúc đó.

-Tàn dư của chế độ phong kiến và chế độ thực dân là rất nặng: Hơn 90% dân số nước ta mù chữ

=>Đất nước Việt Nam trong thời điểm đó đang ở thế "Ngàn cân treo sợi tóc", đòi hỏi những biện pháp giải quyết gấp những vấn đề nêu trên.

b: Bởi vì chính quyền Cách Mạng là quan trọng nhất, bởi vì nếu không có chính quyền cách mạng đủ sức lãnh đạo đất nước thì đất nước sẽ nhanh chóng mất độc lập.

Các biện pháp để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng là:

-Xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ

-Tổ chức bầu cử quốc hội(6/1/1946)

-Bầu ra hiến pháp đầu tiên(9/11/1946)

14 tháng 1

a. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do nhiều nguyên nhân. Trước hết, sau ngày 2/9/1945, Việt Nam mới giành được độc lập từ thực dân Pháp, nhưng đất nước vẫn đối mặt với những thách thức lớn từ các lực lượng quốc tế và bất ổn nội bộ. Đồng thời, sự phân hóa chính trị giữa các phe phái tại Việt Nam đã tạo ra một bối cảnh chính trị phức tạp và khó kiểm soát.

 

b. Đảng Cộng sản Đông Dương sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chú trọng nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng vì nhận thức rằng sự ổn định chính trị là quan trọng để duy trì độc lập và phát triển quốc gia. Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp. Điều quan trọng nhất có lẽ là việc thực hiện Đại hội Đảng lần thứ nhất (từ ngày 10 đến 19/2/1951), nơi Đảng xác định chính sách cách mạng và lựa chọn lãnh đạo cho chính quyền mới. Cùng với đó, việc tạo ra các cơ quan quản lý và kiểm soát như Công an, Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Việt Minh giúp củng cố quyền lực và đảm bảo sự ổn định nội bộ. Đồng thời, các biện pháp như nội vụ hóa, cải thiện đời sống nhân dân, và khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng quốc gia cũng được thực hiện để tạo ra sự ổn định và lòng tin từ phía nhân dân.

Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

* Giặc Ngoại xâm và nội phản:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.

* Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

- Về tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

3 tháng 3 2021

TK: 

Nhật phải đảo chính Pháp do:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của quân Anh - Mĩ cả ở trên biển và trên bộ.

- Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ.

⟹ Mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên gay gắt.

⟹ Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.

 

3 tháng 3 2021

Trả lời ý sau nữa đi em !

24 tháng 3 2018

Đáp án D

Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng mới được thành lập đã đứng trước nguy cơ bị lật đổ, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 8-9-1945, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

14 tháng 3 2022

B

14 tháng 3 2022

A

16 tháng 3 2019

Đáp án A

Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc

13 tháng 3 2023

* Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

- Về tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.