K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2020

1.Phân tích đặc điểm và năng lực học tập của bản thân

Mỗi người có một đặc điểm học tập rất khác nhau: có người mê văn, có người yêu toán... Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn hay, say sưa nghe thầy bình thơ, giảng văn; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa hoặc xem thầy đưa ra những cách giải mới, đầy bất ngờ, thú vị... Trong học tập, mê văn hay yêu toán... đều rất đáng quý! Nhưng yêu cầu ở bậc phổ thông là phải học đều ở các môn. Vì thế yêu thích môn này mà bỏ bê môn kia, dẫn đến kết quả học tập giữa các môn quá khập khiễng thì cũng chưa được.

Để biết năng lực học tập của mình tới đâu, các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Để từ đó đưa ra kế hoạch học tập xác hợp nhất.

2.Xác định mục tiêu học tập

“Một trong những bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, giữ nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của bạn trong suốt một ngày”.

La Fontaine

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.

- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.

- Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.

- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.

- Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...

- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.

- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!

Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.

Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian...

12 tháng 3 2020

😅 Hơi dài đó bạn

7 tháng 5 2021

Em đã lập nên một thời gian biểu quy định rõ về giờ giấc học tập của từng môn.

7 tháng 5 2021

Lập nên một thời gian biểu quy định rõ về giờ giấc học tập của từng môn.

Đặt mục đích và cố gắng hoàng thành nó.

7 tháng 5 2018

Để thực hiện mục đích học tập, em thấy bản thân đã thực hiện được tốt tất cả những điểm đã nêu ở trên.

8 tháng 2 2022

Tham khảo, nhớ chỉ tham khảo thôi nhé:D

8 tháng 2 2022

Bản thân có thể tự tạo nhé!

29 tháng 12 2022

a ) - Đánh giá bản thân qua thái độ , hình vi , kết quả trong từng hoạt động , tình huống cụ thể .

  - Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình .

  - Thân thiện , cởi mở , tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện va phát triển bản thân .

b )

 - Biết nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình

- Đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân

-Biết sửa sai và tiếp thu ý kiến của mọi người

-Suy nghĩ tích cực,lạc quan

-.......

23 tháng 12 2021

a: 

- Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét/đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

23 tháng 12 2021

a. Có 3 cách tự nhận thức bản thân:

 

- Tự vấn bản thân một cách khách quan trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày….

 

- Lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh….

 

- Tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân…

 

b. - sửa lỗi sai

-phát huy điểm tốt

25 tháng 12 2020

Để khắc phục những tình trạng trên chúng ta phải

- Khuyên các bạn học tập chăm chỉ hơn. 

- Chịu khó làm những bài tập,...

- Ngoài ra chúng ta phải phân tích cho bạn ấy hiểu là học giúp tương lai của ta tốt hơn

25 tháng 12 2020

Cảm ơn bạn nhiều lắm nhéeoeo

16 tháng 11 2023

Nếu kiên trì, siêng năng thì almf cái gì cũng có thể thành công

NHỚ TICK MIK NHÉ

       ⚠️SOS⚠️

Mọi người ơi giúp mình với 

Hu hu hu hu hu 😭😭😭😭😭😭🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

3 tháng 4 2017

Bản thân vẫn chưa thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo.

Em đã thực hiện tốt những điều:

- Chăm chỉ học bài

- Nghe lời bố mẹ

- Em đã biết tự lập

Em chưa thực hiện tốt những điều:

- Chưa giúp bố mẹ làm việc nhà

- Chưa tự giác

Lên kế hoạch rèn luyện:

- Giúp bố mẹ làm việc nhà nhiều hơn

- Nhanh chóng giúp khi bố mẹ nhờ vả.

12 tháng 1 2018

Theo em tự nhận thấy, đôi lúc em còn chưa thực hiện tốt bổn phẩn của mình đối với thầy cô giáo, với cha mẹ.

Những việc thực hiện tốt:

  • Cố gắng chăm ngoan học giỏi vâng lời cha mẹ, thầy cô.
  • Thực hiện tốt các quy chế của trường lớp
  • Về nhà giúp đỡ cha mẹ việc vặt trong nhà…

Những việc chưa làm tốt:

  • Mải chơi quên làm bài tập về nhà.
  • Không chịu trông em giúp cha mẹ…

Để thực hiện tốt bổn phận của mình hơn, em cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ thầy cô, biết giúp đỡ cha mẹ những việc có thể làm được….để trở thành con ngoan trò giỏi.