K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2017

Trung Thu là Tết thiếu nhi ...

Cho đến bây giờ, cái định nghĩa về Tết Trung Thu trong tôi vẫn là thế, đó là một dịp để chúng ta được sum vầy bên gia đình, vui đùa với đám bạn, khoe nhau những chiếc đèn lồng trước đó ta dày công chuẩn bị...

Quê tôi là một thôn nhỏ, cứ mỗi dịp Trung Thu đến thì điều háo hức đầu tiên của đám nhỏ chúng tôi là những túi bánh kẹo sẽ được phát vào sáng ngày 15 tháng 8 âm lịch. Cứ là trẻ em (tôi nhớ lúc tôi học đến lớp 9 ở quê thì tôi vẫn được xếp vào ...trẻ em), dịp này nếu không thể tự tay mình làm một chiếc lồng đèn thật đẹp thì phải cố gắng nhờ bố mẹ, anh chị "hỗ trợ" phụ giúp làm một chiếc đèn lồng cho đêm ấy...

Đơn giản nhất là chiếc lồng đèn bánh ú, chỉ cần 2 thanh tre, một ít giấy kính (nếu tốt nhất thì mỗi mặt là một màu), bạn đã có cho mình một chiếc đèn lồng thật lung linh, tự tin xách đi với đám bạn mà không sợ gió sẽ làm tắt đèn bên trong. Tôi còn nhớ lúc đó chúng tôi đã không dùng đèn cầy để đốt, bọn tôi hay tự "chế" cho mình những chiếc đèn dầu, chỉ bằng những lon sơn nhỏ, chân vanh xe đạp, một ít vải, và dĩ nhiên, dầu hỏa được chiết ra từ những cây đèn một cách lén lút ^^... Cứ như vậy, với cái lồng đèn đúng nghĩa là "lồng chứa đèn", bọn chúng tôi đi từ nhà mình, dạo tít lên đầu xóm, xong bắt đầu đi dần xuống phía ủy ban xã, từng tốp từng tốp trên tay là những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc mà không cần phải dừng lại để thay nến, vui đùa tung tăng...

Cũng không quên nhắc đến đèn ngôi sao. Việc làm một chiếc lồng đèn ngôi sao không khó, nhưng nó đòi hỏi hơn về kỹ thuật làm, về chất lượng giấy kính, và đặc biệt là thẫm mỹ khi bắt tay vào làm. Đám bạn chúng tôi cũng thích làm lồng đèn ngôi sao, nhưng đó là lúc đầu, sau một thời gian, khi nhận ra rằng lồng đèn ngôi sao rất dễ cháy, đặt đèn cầy bên trong thì hay bị gió thổi tắt,... thì chúng lại bày ra trò mới, trò thổi đèn của nhau :)

Ngoài những chiếc đèn lồng, mùa Trung Thu lại là mùa của những chiếc "ống thụt" bằng tre hay trúc. Nếu bạn ở quê, chắc cũng một lần nhớ đến trò chơi này. Mùa bời lời xanh cây là mùa đầy ắp "đạn dược" cho những xạ thủ chúng tôi ^^. Buổi chiều, sau khi leo lên núi hái cho mình một ít "đạn dược", tập trung lại ngồi lặt ra từng trái, bỏ vào túi nhỏ, giắt "súng" vào túi quần, đeo mặt nạ, cầm lồng đèn, chúng tôi lên đường...

Nói tôi nghịch ngợm cũng đúng, vì tuổi thơ mà, sao lại nỡ để vô tình trôi qua một cách nhàm chán như vậy được. Lúc nào đi cùng tôi cũng là đám em nhỏ, nhiệm vụ của nó là cầm lồng đèn, tôi đi bên cạnh "hộ tống", theo đúng kiểu là "bảo vệ", từ việc cản mấy thằng nhóc bên cạnh cố ý thổi tắt đèn của chúng tôi đến việc dùng "súng" của mình "chống lại" đám xóm dưới "tập kích"... Có lần tôi nhớ chúng tôi đã đuổi đám nhóc xóm dưới chạy tít vô trong xóm, chiếm lợi phẩm giành được chỉ là...một chiếc áo đầy mũ bời lời :( Hic... Bạn biết đó, mũ bời lời rất độc, quần áo đã dính mũ thì khó mà giặt ra được. Nên gọi là "Tết Trung Thu", nhưng chúng tôi toàn...mặc đồ xấu đi chơi cũng vì lý do như vậy đó ^^ Đôi khi đó lại là một điểm nhấn đặc biệt của mùa Trung Thu quê tôi thì sao...

ஜ۩۞۩ஜ

Trung Thu là những chuyến đi...

Tôi có những mùa Trung Thu thật khác...

Những năm Tiểu học tôi đi rất nhiều nơi, mỗi năm tôi lại có cho mình một kỷ niệm khác nhau về mùa Trung Thu thật nhớ. Năm tôi học lớp 1, Trung Thu với tôi chỉ là thời gian ở nhà, người lớn tập trung lại, tổ chức cho bọn trẻ chúng tôi cái gọi là "Mâm cỗ Trăng Rằm", có lẽ đây là thời gian mà chúng tôi...được là trẻ con nhất (chứ không phải là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1-6 ^^).

Khi tôi học lớp 2, tôi đã được dạy làm một chiếc lồng đèn ngôi sao bởi các anh chị... dân tộc trên rẫy. Mùa thu đó tôi nhớ rất rõ, sau khi làm xong cho mình khung đèn, tôi cẩn thận buộc chặt vào một cây tre dài (lúc đó lồng đèn không được xách, mà là được buộc trên một cây, cầm lồng đèn đưa lên cao như vậy mà đi...), quan trọng là sau khi xong hết, tôi "tạo dáng" bằng cách dậm thật mạnh chiếc lồng đèn của mình xuống đất, thay vì cười, mẹ tôi hớt hải lo sợ khi thấy máu chảy đầy chân tôi :( Sự là thay vì cắm xuống đất, cây tre cắm thăng vào bàn chân tôi, chảy máu, kết quả nghỉ học nguyên một tuần vì cái tội "tạo dáng" :(

Lớp 3, tôi ở với dì tôi, mẹ tôi đi làm xa, năm đó tôi phải ở nhà vì trời mưa, nước ngập đường xá, không thể đi đâu được. Đó là năm đầu tiên tôi ở TPHCM lâu đến vậy. Cũng xem như mình đã từng là học sinh giỏi Thành phố rồi đấy ^^ Nhớ một năm lớp 3 "oai hùng"...

Khi lớp 4, kinh nghiệm làm lồng đèn từ lúc bị "tai nạn" tới giờ của tôi mới được phát huy. Tôi đã cùng mẹ tôi làm một chiếc lồng đèn ngôi sao nhiều màu sắc và rất to. Năm đó trường tôi (trường tiểu học Ngãi Giao - Bà Rịa) có tổ chức thi làm lồng đèn, thành quả sau bao đêm cố gắng của mẹ con tôi dù không đạt được giải thưởng gì, nhưng một lần được đứng giữa một "rừng lồng đèn" vào ban ngày như hôm đó thật sự rất ấn tượng với tôi...

Đêm Trung Thu năm đó là Trung Thu giữa xóm Đạo, ngoài những tiếng hò reo ý ới, vui đùa chọc ghẹo nhau là tiếng chuông nhà thờ, giọng Thánh Ca hát vang một góc đường... Sau Trung Thu năm đó, tôi chuyển trường về lại quê nhà, một sự ra đi với kỷ niệm buồn, tôi chưa chào bất cứ một người bạn trong lớp nào khi ra đi...

Đó là những mùa Trung Thu tuổi thơ xa nhà, mỗi năm lại khác, nhưng mỗi năm đôi khi lại chỉ mang đến cho tôi một kỷ niệm duy nhất, đó là sự tiếc nuối... Nếu nói hết ra, tôi không biết mình sẽ đi xa đến bao nhiêu với cái đề tài Trung Thu này, nên có lẽ sẽ quay lại, Trung Thu là tết Thiếu Nhi...

ஜ۩۞۩ஜ

Có lẽ, khi lớn hơn một chút, khi tôi không còn đúng nghĩa là "thiếu nhi" nữa thì tôi mới có được những cái Tết Thiếu Nhi như vậy. Ngày tháng ở quê thật sự đã mang đến cho tôi những kỷ niệm hoàn chỉnh hơn cho tuổi thơ của mình...

Khi tôi bước chân ra Thị xã (bây giờ đã là Thành Phố) Quảng Ngãi hay lên đường vào Sài Gòn, những dư vị mùa Trung Thu chợt tan biến, đơn giản, mỗi độ Thu về, chỉ là sự tập trung đám bạn đến xem các đoàn lân tại những khu chợ buôn bán biểu diễn. Trong đám đông ấy, có mấy ai là "trẻ em", có mấy ai thật sự thấy được cho mình giá trị của một ngày Tết Trung Thu... Tôi không nói trẻ em thị thành không có mùa Trung Thu đúng nghĩa, tôi chỉ nghĩ rằng mỗi hoàn cảnh sống khác nhau nên cách tiếp cận ở mỗi nơi là khác nhau. Được cái này nhưng lại mất cái kia, có niềm vui, sự nhộn nhịp thì vô tình làm nhạt đi sự yên bình ấm áp, sự trọn vẹn vật chất sẽ giành chỗ cho đời sống tình cảm đơn sơ... Không phải Trung Thu ở đâu cũng như thế...

Trung Thu có còn là tết của Thiếu Nhi nữa hay không?

Câu trả lời có hay không đâu phải chỉ một người trả lời...

Tôi muốn trả lời là có, nhưng có phải tôi cũng đang tự đánh lừa mình? Chỉ dám quay lại nhìn vào tuổi thơ mà không thực tế nhìn vào hiện tại. Dẫu như thế nào, tôi chỉ có thể tự thử cho mình một câu trả lời, mỗi chúng ta đều có, đã có, rồi sẽ có ít nhất một mùa Trung Thu trọn vẹn, nếu ngày đó, ta thật sự sống đúng nghĩa là trẻ thơ...

Trên đây là những kỷ niệm, những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân tôi, mỗi chúng ta ai cũng sẽ có cho mình những mùa Trung Thu thật khác, nhưng có chăng ta có nhớ và nuối tiếc gì hay chăng...

Chúc các bạn một mùa Trung Thu thật ấm áp và vui vẻ bên người thân, bạn bè...

6 tháng 1 2022

Cảm thấy vui tươi, rộn ràng ^^

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

3 tháng 1 2020

Tham khảo bài này nhé:

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

  • Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân
  • Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm
  • Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

  • Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng
  • Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bac
  • Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

3 tháng 1 2020

Bạn tham khảo dàn ý dưới đây:

Dàn ý phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

1. Mở Bài

Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thép, hùng hồn, xúc động trong "Phò giá về kinh" gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

2. Thân Bài

- Hai câu đầu: Những chiến công hào hùng của quân đội nhà Trần:
+ Địa danh: Chương Dương, Hàm Tử: Nơi diễn ra những cuộc chiến ác liệt và dân ta giành thắng lợi.
+ Hành động: Cướp giáo, bắt: sự chủ động đầy dũng mãnh, oai phong
+ Nghệ thuật: Đảo ngữ: nhấn mạnh ý
+ Không khí sục sôi, dũng mãnh, tạo khí thế hào hùng
- Hai câu cuối: Khát vọng đất nước thái bình
+ Nhiệm vụ: Xây dựng đất nước, luyện trí và lực
+ Mong ước: Giang sơn muôn đời yên ấm
=> Lời dặn dò gửi gắm con cháu đời sau

3. Kết Bài

Đọc bài thơ em thấy mình thật may mắn khi được sống trong hoà bình hôm nay, những mong ước, nhắn nhủ của người anh hùng Trần Quang Khải đang ngày được thế hệ sau tiếp thu, nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện.

26 tháng 9 2019

  Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

   ... Mặt trời đã lặn lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong làn sương mỏng. Tiếng trống ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chốn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

   Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống là tươi xanh được đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốmm Vòng nõn nà màu ngọc gói trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng.

   Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. ÁNh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm.

   Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức:

    Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

    Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

    Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

    Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

   Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng.

   Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây roưm, mái nhà... in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

   Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

28 tháng 10 2020

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Không thể thay thế từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" vì:

- Từ "tỏa" gợi sự lan truyền trong không gian.

- Từ "quyện" là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời.

- Từ "phả" là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ "phả" cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn.

   Đoạn thơ trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu về. Qua câu thơ "Bỗng nhận ra hương ổi" ta thấy hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến là dấu hiệu mùa thu đầu tiên được nhà thơ Hữu Thỉnh lựa chọn cảm nhận. Từ “bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ đánh động mọi giác quan để con người nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Hương ổi phả vào trong gió se mang đến cảm giác làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất. Ấn tượng tiếp theo về mùa thu của tác giả là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ "Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa. Từ những dấu hiệu ấy mà tác giả đưa ra kết luận "Hình như thu đã về": Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" tâm trạng của tác giả có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không dám tin là thu đã về. Qua khổ thơ trên ta thấy dược bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật thơ mộng và đồng thời ta thấy tình yêu sâu sắc với mùa thu và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh.