K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc, tháng đỉnh lũ lưu lượng đạt 9246 m3/s trong khi tháng kiệt lưu lượng chỉ 914m3/s , chênh nhau hơn 10 lần => Chọn đáp án B

2 tháng 5 2019

Đáp án: D.

Sông Đà Rằng có 1 mùa ít nước → A, B loại. Sông Hồng, sông Mê Công lũ vào mùa hạ → C loại.

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta

- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.

- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.

- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.

b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?

- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.

- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.

- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.

21 tháng 4 2017

Đáp án: A.

Dựa vào biểu đồ nhận thấy, Sông Hồng nhiều nước quanh năm. Sông Đà Rằng mùa khô ít nước. Cả 2 sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông.

29 tháng 6 2018

Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi ( sgk Địa lí 12 trang 47)

=> Chọn đáp án D

10 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sn lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).

* Giải thích

- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

22 tháng 8 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Sông Thu Bồn có mùa lũ vào thu đông và sông Đồng Nai có lũ vào hạ - thu. Vì vậy nhận xét A “Sông Thu Bồn có mùa lũ vào xuân - hạ và sông Đồng Nai có lũ vào thu - đông” là sai => Chọn đáp án A

1 tháng 12 2019

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét không đúng về chế độ mưa của Hà Nội và Huế là Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp hai lần Hà Nội. Vì Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp 795,6 / 318,0 = 2,5 lần Hà Nội.

=> Chọn đáp án C

23 tháng 3 2019

Đáp án D

Vùng Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

=> Chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và cạn

17 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Bình quân đất nông nghỉệp theo đầu người của c nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2012

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện bình quan đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2012

b) Nhận xét

- Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với c nước.

- Điều đó chứng tỏ mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng rất cao.