K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2018

Chọn đáp án: B

Đọc đoạn trích  và thực hiện các yêu cầu sau:      “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích  và thực hiện các yêu cầu sau:      

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

(Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai)

1. Câu 1. Xác định  các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

2. Câu 2. Theo tác giả, Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm gì?

3. Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai từ tự hào và gieo hạt trong câu: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt…

4. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến  “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

1
26 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: nghị luận

Câu 2:

Để đất nước và con người VN phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đâu tiên là  phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách.

Câu 3:

Khi có tủ sách trong nhà, nếu là tủ nhiều sách, con cháu, ông cha trong nhà đọc sách thì đó là niềm ''tự hào'' và nếu trẻ em được nhìn thấy sách trong tủ từ khi còn nhỏ thì đó là ''gieo hạt'' sở thích đọc sách trong các em

Câu 4:

Đồng ý, vì thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu thay đổi từ thế hệ trẻ, mọi thứ sẽ phát triển theo hướng tích cực, đem lại nhiều điều tốt cho xã hội, những cái cũ sẽ được thế hệ trẻ cải cách và thay đổi

26 tháng 2 2021

cảm ơn đại tá rất nhiều 

 

7 tháng 6 2017

Chọn đáp án: C

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những vòng tròn nước Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao, rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những vòng tròn nước Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao, rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, phá vỡ sự yên bình của tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu làm hôm nay đều có ảnh hưởng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu; khi cháu buồn hay gặp chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần – mà mỗi người tạo ra hay gánh chịu – sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu thuẫn, căm hờn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ của riêng ta vẫn giao thoa với những “vòng tròn nước” của người khác, và chúng sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác bình an, tin cậy. ( Firs New -Theo Inspirations - Từ những điều bình dị; NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh; tr 85,86) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu sau: “Hãy ứng xử sao cho “vòng tròn nước” của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác tin cậy, bình an.” Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ văn bản? Vì sao?

1
9 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Nghị luận, miêu tả.

2. NDC: Nói về những ảnh hưởng của bản thân mình đối với cuộc sống quanh mình. 

3. BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh

Cho thấy cảm xúc của mỗi chúng ta luôn ảnh hưởng đến mọi người và mọi thứ xung quanh, tác giả đã sử dụng hình ảnh ''vòng tròn nước'' để thể hiện sự lan tỏa của những cảm xúc của mỗi cá nhân đến mọi người xung quanh.

4. Thông điệp: Hãy luôn hành xử một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tránh đem đến những điều tiêu cực đến với người khác. 

4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

27 tháng 9 2021

a, Câu chuyện nói về tình huống gặp người ăn xin của tác giả

b, Yếu tố miêu tả:"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay ra xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả''

Yếu tố biểu cảm:  ''Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.''

  Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây...
Đọc tiếp

 

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt […].  Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói :
- Cách mạng thành công rồi ! Cả dân tộc đã đứng dậy ! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc chia cho dân nghèo.

a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.

b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.

1
27 tháng 8 2018

a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”

   + Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.

   + Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự

b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng

- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”

9 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B