K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Thái độ của tác giả vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá: Cho rằng không nhất thiết phải có sự xung đột lẫn nhau, cần bảo vệ và xây dựng lẫn nhau.

- Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy: Tuy nhiên, chiếc xe Lệch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Huyện đường được trích từ tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện. Qua lời nói của tri huyện cho thấy sự gian xảo và dối tra khi nghĩ ngay tới việc kiếm chác tiền từ trùm Sò, ngang nhiên bàn bạc những ý đồ cùng với đề lại mà không cần giữ ý. Tên đề lại bên cạnh tri huyện cũng không kém phần mưu mô khi “kẻ tung người hứng” cùng với tri huyện để đạt được mục đích, thậm chí đề lại còn khen cách phân xử của tri huyện rằng “quan xử hay lắm” dù thực chất cả hai người đều không xử gì mà chỉ nhìn vào cái lợi. Không dừng lại ở tri huyện, đề lại ngay cả nhân vật lính lệ, kẻ ở dưới cũng ngang nhiên nói dối để kiếm tiền từ dân. Tiếng cười châm biếm đả kích ngay trong không gian trang nghiêm của chốn cửa quan. Sự đối nghịch giữa hành động lời nói của các nhân vật ngay trong chốn công đường đã tạo nên sự châm biếm trong đoạn trích.

29 tháng 8 2023

- Thái độ của tác giả: Đánh giá khách quan, nhìn nhận bao quát.

- Một số câu văn, đoạn văn:

+ Chiếc xe Lếch - xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch - xớt.

+ Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta sẽ rất khó phát triển. 

+ Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hóa Việt.

5 tháng 3 2023

- Thái độ của tác giả vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá: Cho rằng không nhất thiết phải có sự xung đột lẫn nhau, cần bảo vệ và xây dựng lẫn nhau.

- Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy: Tuy nhiên, chiếc xe Lệch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.

b. - “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:

+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)

+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.

9 tháng 8 2019

a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

    + Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

    + Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

    + Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    + Thái độ gần gũi, cởi mở.

    + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)

    + Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.

Bài tập đọc hiểuĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuCàng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác...
Đọc tiếp

Bài tập đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Càng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp. Điều đáng chú ý nhất, đó là mỗi ngày chúng ta đều có quyền lựa chọn thái độ sống cho ngày hôm đó. Quá khứ chắc chắn ta không thay đổi được. Chúng ta cũng không thể thay đổi được sự thật rằng mỗi người có cách hành xử khác nhau. Chúng ta cũng không thể biến đổi những gì không thể biến đổi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là thay đổi thái độ sống của chính mình. Tôi tin cuộc sống là 10% những gì xảy ra với tôi, và 90% còn lại nằm ở cách tôi phản ứng với sự việc đó. Và với bạn cũng tương tự như thế - ta là người quyết định thái độ sống của ta.

Charles Swindoll

(Trong sách Bài học cuộc sống của Brian E. Bartes, NXB Phụ nữ, 2014, tr.24)

Câu 1: Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định chủ đề của đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của một biện pháp tu từ trong đoạn sau: Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp.

1
30 tháng 1 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Chủ để của đoạn trích: Thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế