K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2019

cho hỏi vưn nghị luận cm là j.để mị giúp

là chứng minh đó

5 tháng 5 2022

Dàn ý

I. Mở bài: 

- Dẫn dắt

- Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”.

- Rút ra bài học.

~ Tick cko tớ nhé ~
 

6 tháng 5 2022

Cảm ơn nhiều nkaaa

30 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

 

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen

- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội

- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.

b. Nghĩa bóng

- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập

- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập

- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi

- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được

Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”

- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng

- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết

- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách

- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt

- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân

Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội

 

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm

- Học vẹt, học tủ,…

- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi

- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập

III. Kết bài

- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ

- Xác định mục tiêu học đúng đắn

- Có phương pháp học đúng đắn

Câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

 

*Văn chứng minh-tư tưởng đạo lý

*Mở bài: Nêu vấn đề cần cm

*Thân bài: 

+Giải thích: -nghĩa đen

                   - nghĩa bóng

                   -khái quát

+Chứng minh: -xét về lý

                       - xét về thực tế (dẫn chứng)

+Đánh giá, mở rộng

-Đánh giá (đúng/sai)

-Mở rộng: một số biểu hiện trái ngược

+Bài hok

*Kết bài:

-Khẳng định lại gt vấn đề

-Liên hệ vs bản thân

* Văn chứng minh-hiện tượng đời sống

*Mở bài: Nêu vấn đề-hiện tượng

*Thân bài:

+Giải thích (khái niệm)

+Chứng minh: -Thực trạng

                        -Nguyên nhân

                        - Hậu quả

                        -Biện pháp

+Bài học

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

* Văn giải thích

-Là gì? (giải thích): 

+nghĩa đen

+nghĩa bóng

+khái quát

-Vì sao?

+Lí lẽ

+Dẫn chứng

-Như thế nào?

-Đáng giá mở rộng

+Khẳng định giá trị (đánh giá)

+Mở rộng (Câu tn phên phán điều j?)

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

23 tháng 8 2019

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

6 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.

Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.

chúc bạn học tốt nha

Tham khảo:Dàn ý giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 

a. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

b. Thân bài:

- Giải thích:

+ Lá lành: những chiếc lá nguyên vẹn → Chỉ những người có cơ thể đầy đủ, có hoàn cảnh sống đủ đầy, không gặp thiếu thốn hay bất hạnh+ Lá rách: những chiếc lá đã bị tổn thương, không còn nguyên vẹn → Chỉ những người có cuộc sống khó khăn, bất hạnh, gặp phải nguy nan

→ Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta nên biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp điều không may trong cuộc sống

- Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ người khác?

+ Vì có những người khi sinh ra đã kém may mắn hơn người khác, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, thể xác… cần được giúp đỡ, chia sẻ+ Có những người trong cuộc sống không may gặp điều xui xẻo, cũng rất cần được hỗ trợ, sẻ chia+ Có những người đôi khi chỉ là có những lúc buồn bã, cảm thấy trống vắng, thiếu thốn và chênh vênh cần được tâm sự, giãi bày 

→ Ai cũng có lúc yếu lòng, khó khăn cần được giúp đỡ, nên hãy chia sẻ với người khác khi họ cần đến chúng ta

- Ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ người khác:

+ Giúp những người đang gặp khó khăn, mệt mỏi được giúp đỡ vượt qua giờ phút nguy khốn+ Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đã làm được việc tốt+ Giúp chúng ta trở thành người được mọi người yêu quý, kính trọng+ Giúp cộng đồng trở nên đoàn kết và hạnh phúc hơn

- Mở rộng vấn đề:

+ Phê phán những người sống vô cảm, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác+ Phê phán những người lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân

- Liên hệ bản thân:

+ Em đã từng được ai giúp đỡ khi gặp khó khăn? Cảm xúc của em khi đó?+ Em đã từng giúp đỡ ai chưa? Vì sao em lại làm như vậy?+ Em đã từng khuyên nhủ, nhắn nhủ bài học Lá lành đùm lá rách cho ai quanh mình chưa?

c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về tính đúng đắn của câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

27 tháng 2 2022

Mình bị bí quá nên mình mới nhờ thôi ạ, bạn ko trả lời giúp mình thì cũng ko sao đâu ạ 

12 tháng 4 2020

lên google

12 tháng 4 2020

Bài làm:

 a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 

Luận cứ :

  • Có thói quen tốt và thói quen xấu
  • Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
  • Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ

Lập luận :

  • Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
  • Hút thuốc lá…..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
  • Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người

b. Tìm hiểu đề:

Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.

Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng

Lập làn ý:

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?

2.Thân bài:

Giải: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

  • Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo.
  •  Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân
  • Cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột

=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại.

Bình: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:

Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

  • Thật thà là đức tính quý báu,giúp cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn,dễ gần với mọi người hơn.
  • Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người,cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.
  • Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách. -Được người khác tin tưởng

Luận:  Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.

  • Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).
  • Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
  • Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)

Rút: Rút ra bài học:

  •  Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. 
  • Thật thà đúng thời điểm:" Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

3. Kết bài: 

  • Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
  • Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...
6 tháng 5 2022

tham khảo********

Môi trường sống có những ảnh hưởng nhất định đến con người. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên quý giá của ông cha ta qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ đã mượn hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người là mực và đèn. Trước hết, “mực” là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn “đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi - bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

Có thể kể đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là dẫn chứng cho “gần mực thì đen” vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất cho “gần đèn thì rạng”. Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên đúng đắn, giàu giá trị đối với mỗi người. Mỗi người cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

6 tháng 5 2022

Tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa bóng:

+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen

+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng

– Nghĩa đen:

+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy

+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng

2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng

 

- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn

- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.



 

20 tháng 5 2021

về chủ đề gì hả bn

20 tháng 5 2021
Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.

Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài

Lưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.

Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đóDùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đóĐưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống

Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động

Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.

Kết bàiĐánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luậnMở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.