K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2021

undefined

17 tháng 2 2021

undefined

18 tháng 6 2021

* Các di tích lịch sử ở Bình Dương:

- Nhà tù Phú Lợi.

- Địa đạo tam giác sắt Tây Nam - Bến Cát.

- Chiến khu Thuận - An - Hòa.

- Chiến khu Đ.

* Học về các di tích lịch sử ở Bình Dương có ý nghĩa:

- Chúng ta biết về các di tích và những giá trị lịch sử to lớn của chúng đối với dân tộc.

- Chúng ta thêm tự hào và phát huy những truyền thống quý báu của cha ông.

18 tháng 6 2021

Tham khảo

Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát (27/08/2010 04:17:00) ...

Núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng (23/08/2010 11:07:00) ...

Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (23/08/2010 10:33:00) ...

Chợ Thủ Dầu Một (23/08/2010 02:23:33) ...

Nhà tù Phú Lợi (20/08/2010 11:28:20) ..

.Chiến khu Đ (20/08/2010 04:46:00)

Học về các di tích lịch sử ở Bình Dương có ý nghĩa giúp các em hs hiển hơn và lich sử nơi mình sống và biết đc các di tích của nơi mình ở  

2 tháng 11 2016

vào youtube có ik

 

13 tháng 12 2021

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

13 tháng 12 2021

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.

- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết tâm đánh giặc của toàn quân dân ta.

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị vua và tướng nhà Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Quân đội nhà Trần tinh nhuệ, quả cảm, có tinh thần hi sinh, quyết thắng.

- Nghệ thuật quân sự :

+ Thực hiện kế sách “ vườn không nhà trống”, “thanh dã”.

+ Tránh mạnh, đánh yếu

+ Buộc địch đánh theo cách của ta

+ Buộc địch lâm vào bị động

+ Chớp thời cơ

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

- Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định một lần nữa lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

- Góp phần làm phong phú truyền thống chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.

- Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc.

- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.

sorry, bài này mai mk mới hok

18 tháng 10 2016

Thế kỉ IV : vương triều Gúp-ta

Thế kỉ VI : Vương triều Gúp-ta diệt vong

Thế kỉ XII : Vương triều Hồi giáo Đê-li

Thế kỉ XVI : Vương triều Ấn Độ Mo-gôn

Giữa XIX : Bị thực dân Anh xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh

18 tháng 10 2016

Thành tựu văn hóa :

- Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng, phổ biến là chữ Phạn, trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ"

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo (đạo Hin-đu) với những bộ sư thi, kịch thơ nổi tiếng và những công trình kiến trúc đồ sộ, tinh xảo.

23 tháng 12 2016

Câu 1 thi min biet lam roi ,xin m.n giup min cac câu còn lai a

 

26 tháng 3 2017

Ôn tập lịch sử lớp 7Ôn tập lịch sử lớp 7Ôn tập lịch sử lớp 7Ôn tập lịch sử lớp 7Ôn tập lịch sử lớp 7Ôn tập lịch sử lớp 7Cái cuối cùng là chữ kí của tui ,xin chân thành cảm ơn!~leu

27 tháng 3 2017

Cảm ơn bạn nhiều nhiều :))

15 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:

- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!

Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.

Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:

- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.

Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.