K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017

a. Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi ra các cách hiểu khác nhau. “Con én đưa thoi” có thể hiểu là những cánh cò chao liệng trên bầu trời như thoi đưa, bởi chim én là tín hiệu của mùa xuân. Bên cạnh đó, "con én đưa thoi” còn có thể hiểu là thời gian trôi rất nhanh chẳng khác nào thoi đưa. Nếu hiểu theo cách hai thì câu thơ "Ngày xuân con én đưa thoi không chỉ đơn thuần là câu thơ tả cảnh mà ngầm chứa trong đó bước đi vội vàng của thời gian.

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân có 90 ngày đã qua 60 ngày.Đây là lúc mùa xuân tràn mọi nẻo,mùa xuân đậm nhất ,mùa xuân đã trải màu xanh non khắp đất trời.Cây cỏ mùa xuân được tác giả miêu tả:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân và nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người.

29 tháng 12 2017

Chẳng biết là bao giờ, mùa xuân đã có sức thu hút kì diệu với lòng người đến vậy. Xuân tuyệt diệu, xuân trẻ trung, tinh khiết đã làm say lòng các thi nhân, văn sĩ. Đã có biết bao áng thơ, áng văn, biết bao bản nhạc ca ngợi mùa xuân nhưng bức tranh xuân chắc hẳn sẽ kém đi sự huyền diệu nếu không có Cảnh ngày xuân trong thơ đại thi hào Nguyễn Du. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh tuyệt diệu của mùa xuân để lưu truyền cho muôn đời:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi..

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Mở đầu bức tranh xuân, tác giả thông báo trực tiếp về thời gian:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi ra các cách hiểu khác nhau. “Con én đưa thoi” có thể hiểu là những cánh cò chao liệng trên bầu trời như thoi đưa, bởi chim én là tín hiệu của mùa xuân. Bên cạnh đó, "con én đưa thoi” còn có thể hiểu là thời gian trôi rất nhanh chẳng khác nào thoi đưa. Nếu hiểu theo cách hai thì câu thơ "Ngày xuân con én đưa thoi không chỉ đơn thuần là câu thơ tả cảnh mà ngầm chứa trong đó bước đi vội vàng của thời gian. Cách hiểu này dường như rất lô gích với câu thơ tiếp theo: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Nhà thơ Nguyễn Du đã đưa ra những con số rất cụ thể. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã trôi đi quá nửa (đã ngoài sáu mươi). Câu thơ ẩn chứa sự nuối tiếc khôn nguôi của con người trước sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân vốn đến và đi theo quy luật của tự nhiên bao giờ vẫn thế nhưng ở đây nhà thơ đã nhìn dưới cái nhìn tâm lí mang màu sắc chủ quan nên mùa xuân cũng trở nên sống động. Ta bắt gặp sự gần gũi trong cách cảm nhận thời gian của đại thi hào Nguyễn Du với ‘‘hoàng tử thơ ca" Xuân Diệu sau này

2. Bài 2: Cho đoạn thơ sauTa làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc(Mùa xuân nho nhở - Thanh Hải)a. Xác định từ láy trong đoạn thơ trên?b. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ sử dụng BPTT gì? Nó có ý nghĩa gì?c. Câu Ta làm con chom hót thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo?3.Bài 3: Cho đoạn thơ sau:Không có kính ròi xe không có...
Đọc tiếp

2. Bài 2: Cho đoạn thơ sau

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhở - Thanh Hải)

a. Xác định từ láy trong đoạn thơ trên?

b. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ sử dụng BPTT gì? Nó có ý nghĩa gì?

c. Câu Ta làm con chom hót thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo?

3.Bài 3: Cho đoạn thơ sau:

Không có kính ròi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

a. Xác định từ loại in dậm của các từ trong đoạn thơ trên?

b. Xác định phép tư từ từ vựng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng?

 

4.Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh ông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi, ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, ddefu tưởng con bé sẽ đứng yen đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba….a…..a….ba!

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

a. Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích trên?

b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.

c. Xác định cấu tạo của câu Tôi thấy đôi mắt mênh ông của con bé bỗng xôn xao. Và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

5. Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Vừa lúc ấy, tôi đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngắc, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi cảm xúc”.

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ?

b. Xác định những từ láy đưuọc dùng trong đoạn trích?

c. Hãy cho biết câu (1) và cấu (2) trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

d. Từ tròn trong câu Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?

   6. Bài 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Bà như một chiếc bóng: lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn, năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi.

(Duy Khoa, Tuổi thơ im lặng, NV9 – tập 1)

a. Tìm từ láy trong đoạn trích trên?

b. Chỉ ra 1 câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo câu ghép đó?

c. Xác định phép liên kết giữa câu (1) và câu (2) trong đoạn văn trên?

1
16 tháng 7 2021

chia nhỏ bài ra đi em, như này chị cũng ngại làm cơ :)))

16 tháng 7 2021

vâng ạ

 

2. Bài 2: Cho đoạn thơ sauTa làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnĐồng ýMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc(Mùa xuân nho nhở - Thanh Hải)a. Xác định từ láy trong đoạn thơ trên?b. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ sử dụng BPTT gì? Nó có ý nghĩa gì?c. Câu Ta làm con chom hót thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo?3.Bài 3: Cho đoạn thơ sau:Không có kính ròi xe không...
Đọc tiếp

2. Bài 2: Cho đoạn thơ sau

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyếnĐồng ý

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhở - Thanh Hải)

a. Xác định từ láy trong đoạn thơ trên?

b. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ sử dụng BPTT gì? Nó có ý nghĩa gì?

c. Câu Ta làm con chom hót thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo?

3.Bài 3: Cho đoạn thơ sau:

Không có kính ròi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

a. Xác định từ loại in dậm của các từ trong đoạn thơ trên?

b. Xác định phép tư từ từ vựng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng?

 

1
16 tháng 7 2021

2. 

a, Từ láy: xao xuyến, nho nhỏ 

b,

Tham khảo nha em:

- Điệp từ " ta" " dù là"  ⇒thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

- Động từ " làm", "nhập" ⇒ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.

- Ẩn dụ ⇒biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp

c, Câu đơn

3. 

a, Từ in đậm nào em?

b,

Tham khảo nha em:

 Điệp ngữ '' không có '' : cho ta thấy được bom đạn chiến trường ngày càng canh tạc, khốc liệt, dữ dội hơn. Những chiếc xe ấy không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe chỉ còn lại cái thùng xe bị xước. Những chiếc xe ấy ngày càng biến dạng đến trần trụi.

- Hình ảnh hoán dụ " trái tim": là 1 hình ảnh hay và gợi cảm,đó là trái tim của nhiệt huyết tuổi trẻ,trái tim của lòng yêu nước thiết tha, trái tim của ý chí chiến đấu uyet tâm để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

20 tháng 10 2019

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.


#Bé Cừuvui

Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những...
Đọc tiếp

Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu còn sót lại hay chúng được chắt chiu dệt lên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ ,...Cô bé ngồi lặng lẽ dọi theo về chút ánh nắng yếu ớt hắt lên từ phía chân trời xa xa . Bất giác , cô bé thấy mùa đông thật tội nghiệp đáng thương phải chắt chiu cho mình từng giọt nắng yếu ớt . Không đủ sức sua đi gió mùa lạnh lẽo . Thương mùa đông lắm . Cô bé đã ngắt những bông hoa cải trong vườn thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng . Sắc hoa cải dập dềnh , mênh mang trên sóng nước của một buổi chiều đông...Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu còn sót lại hay chúng được chắt chiu dệt lên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ ,...Cô bé ngồi lặng lẽ dọi theo về chút ánh nắng yếu ớt hắt lên từ phía chân trời xa xa . Bất giác , cô bé thấy mùa đông thật tội nghiệp đáng thương phải chắt chiu cho mình từng giọt nắng yếu ớt . Không đủ sức xua đi gió mùa lạnh lẽo . Thương mùa đông lắm . Cô bé đã ngắt những bông hoa cải trong vườn thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng . Sắc hoa cải dập dềnh , mênh mang trên sóng nước của một buổi chiều đông...

a) Có bạn cho rằng ''Đoạn văn 9 câu trên cần chia làm nhiều đoạn  nhỏ thì ý mới rõ ràng rành mạch.'' Nếu em đồng ý với ý kiến của bạn thì em sẽ phân đoạn ra sao? Căn cứ phân đoạn là gì? (Gợi ý chia làm 3 đoạn)

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

c) Đặt đầu đề cho đoạn văn

d) Phân tích cái hay của đoạn văn

0