K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 1. Trình bày đặc điểm của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phsu.2.  Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:            1. Mọi người phải cùng nhau gánh vácviệc chung.            2. Đất nướcta đang trên đà thay da đổi thịt.            3. Bà con lối xóm ăn ởvới nhau rất hoà thuận.            4. Chị Vỗ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.            a. Những từ in đậm...
Đọc tiếp

 

1. Trình bày đặc điểm của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phsu.

2.  Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

            1. Mọi người phải cùng nhau gánh vácviệc chung.

            2. Đất nướcta đang trên đà thay da đổi thịt.

            3. Bà con lối xóm ăn ởvới nhau rất hoà thuận.

            4. Chị Vỗ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.

            a. Những từ in đậm thuộc kiểu từ ghép nào?

            b. Giải nghĩa các từ ghép đó.

3. Nghĩa của các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn nói, ăn mặc có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu với mỗi từ.

Gợi ý: - Khi nhắc đến “làm ăn” người nói chỉ đề cập đến nghĩa “làm”.

4. Tìm từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ trong đó có chứa các tiếng sau:

a. Đỏ

b. Xe

c. Nhà

d. Cây

Câu

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

a.

VD. Đỏ đen

VD. Đỏ ối,

b.

 

 

c.

 

 

d.

 

 

 

5. Tìm một số từ ghép chính phụ có ba tiếng theo mẫu sau: máy khoan điện.

   6. Giải thích cách sắp xếp thứ tự các tiếng đứng trước, đứng sau trong từ ghép chỉ mối quan hệ gia đình, thân thuộc sau:

          a. Ông bà, bố mẹ, cậu mợ, chú thím, anh  em, …(Gợi ý: THa. Sắp xếp theo trình tự: Nam đứng trước, nữ đứng sau)

          b. Ông cháu, bố con, chị em, cô cháu, chị em, …

          c. Cậu mợ, chú thím, cô chú, dì chú.

 

          7. Chỉ ra đặc điểm của những nhóm từ ghép đẳng lập sau và tìm ít nhất 3 ví dụ tương tự:

          a. Nhà cửa, quần áo, ngày đêm,…

          b. Đi đứng, chạy nhảy, ăn uống,…

          c. Nhanh chậm, tươi tốt, cao thấp,…

Gợi ý: Xác định từ loại của các tiếng tạo thành từ ghép.

8.  Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

a. Câu văn trên trích trong văn bản nào?

b. Xác định và phân loại những từ ghép có trong câu văn.

c. Tìm và p  hân tích cấu tạo của các cụm danh từ có trong câu trên.

0
“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt...
Đọc tiếp

“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                                                (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là

Câu 2: Chỉ ra ngôi kể và tác dụng của được sử dụng ở đoạn văn ?

 Câu 3: Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

0
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay. Cô gió kìa Cô gió kìa Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Câu 2 Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.Câu 3 Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên Câu 4 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì Câu 5 Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay.

- Cô gió kìa!

Cô gió kìa!

Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi

- Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời

- Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là

Câu 2: Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy? Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.

Câu 3: Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì?

Câu 5: Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa? Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0