K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2019

Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.

Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.

Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.

29 tháng 6 2019

Tả không khí oi bức của một buổi trưa hè

Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.

Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.

Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.

CAU 1: Su dung dung dang cua cac dong tu Yesterday (be) ....... Sunday , Nam (get) .......... up at six . He (do) ....... his moring exercises . He (take) ........ a shower, (comb) ........ hair , and then he (have) ........... breakfast with his parents. Nam (eat) ............ a bowl of noodles and (drink) a galss of milk for his breakfast . After breakfast , he (help) .......... Mom clean the table . After that , he (bursh) .......... his teeth ,( put) ........ on clean clothes, and (go)...
Đọc tiếp

CAU 1: Su dung dung dang cua cac dong tu

Yesterday (be) ....... Sunday , Nam (get) .......... up at six . He (do) ....... his moring exercises . He (take) ........ a shower, (comb) ........ hair , and then he (have) ........... breakfast with his parents. Nam (eat) ............ a bowl of noodles and (drink) a galss of milk for his breakfast . After breakfast , he (help) .......... Mom clean the table . After that , he (bursh) .......... his teeth ,( put) ........ on clean clothes, and (go) ......... to his grandparents house . He (have) ......... lunch with his gandparents . He (retum) to his house at three o clock . He (do) ......... his homework . He (eat) ........ dinner at 6.30 . After dinner , his parents (take) ........... him to the movie therater . It (be) ......... a very interesting film . They (come) ......... back home at 9. 30 . Nam (go) ........ to bed at ten o clock

1 . What day was yesterday ?

2. What time did Nam get up ?

3. What did he do after breakfast ?

4. Who did he have lunch with ?

5. What time did he have dinner ?

6. What time did Nam go to bed ?

................................................................................................................................................................................cho nick :

Tên đăng nhập : acmaquaiso1

Mật khẩu : tu1den9

5

Một ngày cuối năm 1947, nhà thơ Tố Hữu có chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hôm ấy đến đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của chiến sĩ rất sôi nổi nên rất vui mừng. Sau khi báo cáo tình hình của đồn, các đồng chí chỉ huy đồn mời nhà thơ đi tham quan tình hình xung quanh. Bất chợt ông nhìn thấy chú bé khoảng hơn 10 tuổi trông rất lanh lẹ và hoạt bát đang xem xét những bao thư trong túi xắc. Nhà thơ nhìn chú bé rất chăm chú.

Cậu bé có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi chân cứ thoăn thoắt chạy đi chạy lại hỏi han nhưng người xung quanh điều gì đó. Bên hông chú chiếc xắc nhỏ xinh cứ lắc đập tung tẩy. Đôi mắt cậu mở to, trong sáng, hồn nhiên, rất hợp với chiếc mũ ca nô xinh xắn đội lệch trên đầu. Đồng chí Tố Hữu hỏi một chiến sĩ đi cùng thì được trả lời:

- Báo cáo đồng chí, đó là em Lượm, liên lạc viên xuất sắc nhất của đồn hiện nay. Có lẽ em đang hỏi để đưa thư cho mọi người.

Nhà thơ Tố Hữu vui vẻ lại gần chú bé Lượm hỏi chuyện:

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ, cháu 11 tuổi ạ!

- Đi liên lạc cháu thấy thế nào?

- Dạ, vui lắm chú ạ! Mọi người ai cũng vui vẻ, hăng hái. Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà nữa cơ.

- Nếu thành Huế ai cũng như cháu thì quân Pháp sẽ bại trận trong một ngày không xa.

Nhà thơ chưa kịp hỏi chuyện thêm thì Lượm đã cất tiếng chào để tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

Bẵng đi một vài tháng, một hôm nhà thơ Tố Hữu đang làm việc ở cơ quan thì có một đồng chí trong ban chỉ huy đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi làm xong việc, nhân được gặp người quen, Tố Hữu và đồng chí ở đồn Mang Cá hàn huyên trò chuyện. Nghe hỏi đến tình hình anh em trong đồn, đồng chí ở đồn Mang Cá bỗng trầm xuống, ngậm ngùi nói:

- Anh có nhớ chú bé Lượm liên lạc không? Cháu bé mà anh rất thích ấy ... Cháu đã hi sinh rồi!

Tố Hữu sững người.

- Hôm ấy, như mọi ngày, Lượm nhận công văn của đồn để chuyển đến vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay. Không ngờ trên đường đi, em gặp ngay một ổ phục kích của quân địch. Em vội lánh chạy nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hi sinh! Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy ra thì thấy người em đã lạnh, chỉ riêng làn môi là vẫn còn mỉm cười. Một tay chú giữ chiếc ca nô, tay kia cầm chặt bông lúa sữa. Cách đó không xa, dưới lòng mương, những mảnh vụn của tờ điện khẩn đã nát vụn, ướt sũng.

Đồng chí ấy vừa kể xong thì òa khóc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.

Sau ngày hôm ấy, bài thơ "Lượm" ra đời và nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các đội thiếu niên nhi đồng. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những anh hùng thiếu niên. Các anh ấy tuy nhỏ tuổi nhưng là những con người dũng cảm, dám hi sinh mình cho tổ quốc. Và nếu không có chiến tranh thì các anh các chị cũng hạnh phúc như chúng ta bây giờ.

Bài viết số 1 lớp 7 đề 2 bài Đêm nay Bác không ngủ

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.

Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc. Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Bài viết số 1 lớp 7 đề 2 bài Lượm mẫu 2

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

"Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà"

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...

"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng"

... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi...

Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...

29 tháng 6 2019

ko chép mạng bạn Trần Tuấn Nam ơi

29 tháng 6 2019

Giải thích nghĩa của từ " bén " trong các phần :

a ) " bén " ở phần ( a ) có nghĩa là bắt đầu quen , bắt đầu gắn bó 

b ) " bén " ở phần ( b ) có nghĩa là ( cây trồng ) bắt đầu bám vào đất

c ) " bén " ở phần ( c ) có nghĩa là bắt đầu chịu tác động ( bởi lửa )

29 tháng 6 2019

a)bén:yêu

b)mọc

c)lây

                                                                                                Đề tựaCon người - một sinh vật sống có độ thông minh vào độ bậc nhất trên thế giới. Từ hàng trăm triệu măn về trước con người đã có mặt trên thế giới, sinh sôi, nảy nở, phát triển không ngừng. Con người được sinh ra do đâu? chẳng ai nói rõ được cả, ở một số nước người ta có nhiều thuyết về loài...
Đọc tiếp

                                                                                                Đề tựa

Con người - một sinh vật sống có độ thông minh vào độ bậc nhất trên thế giới. Từ hàng trăm triệu măn về trước con người đã có mặt trên thế giới, sinh sôi, nảy nở, phát triển không ngừng. Con người được sinh ra do đâu? chẳng ai nói rõ được cả, ở một số nước người ta có nhiều thuyết về loài người như nữ Oa sinh ra vạn vật của trung quốc, adam và eva của Phương Tây hay gần với chúng ta nhất là Lạc Long Quân và Âu Cơ của Việt Nam. Mỗi chúng ta sinh ra đều có ý chí riêng, đều có khái niệm riêng. Nhưng hiện tại, chúng ta cũng chẳng cần suy nghĩ nhiều đến những thứ đó làm gì cả. Chúng ta vẫn sống, vẫn phát triển trong một thế hệ mới, thời đại công nghệ 4.0 mọi người đều vui vẻ lo toan cho cuộc sống sau này chứ chẳng mấy ai buồn nghĩ về việc quá khứ về lịch sử làm gì cả.

Dù chưa rõ về nguồn gốc của con người nhưng mỗi người chúng ta đều nhận được một sự quan tâm, chăm sóc người đó là ai? Không ai khác ngoài bố mẹ của chúng ta cả. Bố mẹ cũng được sinh ra như chúng ta, cũng có bố mẹ như chúng ta, cũng có những người để chúng ta kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc khi về già. Có người hết mực quan tâm cha mẹ ngày ngày bên cạnh chăm sóc. Nhưng cũng có người không bao giờ quan tâm để ý đến cha mẹ của mình mà chạy theo xu hướng ý để bắt kịp thời thế làm cho gia đình buồn khổ, bố mẹ cũng vậy có những người coi con như thiên thần vậy, nhưng cũng có những người mới sinh con ra đã vứt con hay đánh đập con mình 1 cách tàn nhẫn.Nhưng đấy cũng chỉ là 1 phần nhỏ trong cái xa hội văn minh hơn 6 tỉ người này. Tôi muốn kể về 1 câu truyện tình cảm gia đình, nói đúng hơn là kể về sự sinh ra, lớn lên và trưởng thành của đứa trẻ Nguyễn Phi Hoàng  đáng thương, ngây dại mà cũng rất tinh cảm và ngỗ nghịch.

LÀ 1 CÂU TRUYỆN MÌNH TỰ VIẾT PHẦN TIẾP THEO VẪN ĐANG VIẾT NẾU CÁC BẠN MUỐN ĐỌC TIẾP THÌ BÌNH LUẬN NHÉ

2

CHUOWNG1 ĐANG VIẾT ĐẾN TUẦN SAU SẼ CÓ NHA

Bài làm

~ Viết đi. ~
@ Vx có người đọc mà @
# Học tốt #

29 tháng 6 2019

“ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ấu thơ”

Câu ca dao ấy sống trong lòng mỗi trẻ thơ Việt Nam chúng tôi từ hồi còn tấm bé. Bà tôi vẫn ru tôi bằng những câu ca dao như thế. Lớn lên, tôi mới thấm thía được hết thế nào là sự cao cả của tình cha, bao la tình mẹ, dào dạt ơn thầy. Mỗi bước đường ta đi đều có những tình cảm lớn lao ấy nâng bước, chỉ đường.

Thưở còn trong nôi, mẹ cha cho ta những tiếng nói, những bước đi chậm chững vào đời. Con có biết đâu rằng, tiếng nói đầu tiên thốt ra từ đôi môi xinh xắn, còn thơm nồng nàn mùi sữa của con là tiếng gọi ba, gọi mẹ. Những lúc ấy, chắc hẳn là ba mẹ vui lắm. Con vẫn luôn muốn hỏi ba về cảm giác lần đầu tiên được ẵm trên tay hình hài của cô công chúa bé bỏng của ba. Ba có vụng về, lóng ngóng lắm không? Nhưng chính đôi tay tưởng chừng như chai sạm vì nắng gió, vì vất vả mưu sinh ấy lại nhẹ nhàng tắm cho con, đút cho con từng thìa cơm nhỏ. Còn mẹ thì sao? Mẹ của con! Mẹ thì hẳn phải sung sướng lắm, sau chín tháng mang nặng đẻ đau, giờ đây con đang nép mình bên mẹ, ngậm lấy bầu vú căng tròn sữa của mẹ. Con dường như cảm nhận được giọt nước mắt hạnh phúc rơi nhẹ xuống làn da mỏng manh của con. Công cha, nghĩa mẹ là thế đấy! Làm sao diễn tả được thành lời. Dẫu cho có trăm ngàn lời hay ý đẹp, dẫu cho có ngàn vạn nốt nhạc xinh tươi cũng không sao nói hết. Nhưng con thờ ơ quá! Đã có lúc chính những đứa con mà cha mẹ hết lòng yêu thương ấy đã làm phiền lòng cha mẹ. Trăm ngàn mối lo ùa đến theo từng năm tháng con lớn lên. Con không còn là đứa con ngờ dại, bé bỏng ngày nào nữa. Dường như con đang ngày càng bay xa khỏi vòng tay chở che của những người thân yêu ruột thịt. Con vào phòng, đóng kín cửa lại, chìm ngập trong thế giới của riêng con, mà vô tâm không nhận ra một ánh mắt lo âu, nhiều trăn trở. Con bắt đầu thích đến nhà bạn hơn, thay vì giúp mẹ nhặt rau trong bếp hay cùng cha trò chuyện. Dù vậy, ba mẹ vẫn yêu con, vẫn điềm tĩnh cho con bao lời khuyên bổ ích và trở thành người bạn tri kỷ của con. Con kể cho mẹ nghe về chàng trai làm con nghĩ ngợi, người đã chạm vào tóc con, gọi con là “bé”ù trong nỗi tức giận ngây ngô. Mẹ cười nhẹ: “ Bạn chỉ đùa với con chút thôi mà! Con hãy học thật chăm chỉ và chọn cho mình những người bạn tốt. Hãy mời bạn con về nhà để ba mẹ giúp con có những nhận xét đúng đắn”. Con chợt nghe mẹ nói với ba: “ Con mình đang lớn”. Con thơ ngây vụng dại, chỉ mong sao cho thời gian trôi thật khẽ, để ba mẹ luôn ở bên con. Để mỗi lần Mùa Vu Lan đến, con lại được hạnh phúc cài lên ngực hoa hồng đỏ thắm , để nhắc nhớ về ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Và câu ca dao quen thuộc lại vang lên:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”...

Tuổi thơ con còn được chấp cánh bằng những tháng ngày cắp sách đến trường. Ở đó có người thầy dạy cho em những kiến thức đầu tiên, làm hành trang cho cánh diều mơ ước của chúng em bay cao, bay xa. Người thầy vẫn hằng ngày tận tụy đứng trên bục giảng, kiên nhẫn giảng giải cho lũ học trò còn non nớt. Không chỉ có vậy, những cậu học trò ngỗ nghịch còn được thầy uốn nắn, sửa răn. Nhìn mỗi bước chân thầy cô nặng trĩu trên đường, chúng em biết mình chưa ngoan, chưa thật tốt. Những lúc ấy, ai cũng tự hứa phải cố gắng nhiều hơn nữa để mỗi bước chân thầy cô nhẹ nhàng hơn, vui tươi hơn sau một ngày làm việc vất vả. Thầy như con đò, chở từng thế hệ học sinh qua sông mãi miết, không ngừng. Nhờ những hiểu biết góp nhặt được trên ghế nhà trường, chúng em tung bay không chút sợ hãi, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách bằng sức trẻ, nghị lực và niềm đam mê. Nhưng hình ảnh của thầy cô với những đêm miệt mài bên trang giáo án không thể nào phai nhạt trong tiềm thức về một tuổi thơ tươi đẹp. Tục ngữ có câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Đạo lí ấy làm sao chúng em có thể quên được. Phải chăng, đó cũng chính là lí do mà tôi chọn ngành Sư phạm. Tôi yêu những ánh mắt thơ ngây, chăm chú nghe từng lời giảng của tôi. Tôi yêu những tình cảm trẻ thơ trong sáng, nồng nàn như mùa phượng nở của tuổi thần tiên ấy. Tôi hăm hở đứng trên bục giảng, nối tiếp ước mơ của những người thầy mà tôi yêu kính. Những nét chữ mềm mại, chứa chan nhiệt huyết của tôi viết trên tấm bảng đen cho lũ học trò là câu ca dao:

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ấu thơ”.

29 tháng 6 2019

#)Giải :

Áp dụng công thức dãy số cách đều :

Dãy số A có (199 - 1) : 2 + 1 = 100 số hạng

Vậy tổng A = (199 + 1) x 100 : 2 = 10000

Vì 10000 là số chính phương => A là số chính phương

29 tháng 6 2019

Số số hạng có trong dãy là :

( 199 - 1 ) : 2 + 1 = 100 ( số hạng )

Tổng của A là :

\(\frac{\left(199+1\right).100}{2}=10000\)

Ta có : 10000 = 1002

=> A là 1 số chính phương ( đpcm )

29 tháng 6 2019

a) Ăn

- Ăn cơm rất tốt cho sức khỏe.

- Ông em bị nước ăn chân.

- Hôm làm bài kiểm tra , em ăn được 3 con 10.

b) Mang

- Em mang giấy phế liệu ra để đi bán.

- Mẹ em đang mang bầu .

- Mấy bác công nhân phải mang vác rất nặng.

c) Đi

- Em hay tự đi học một mình.

- Bà hàng xóm nhà em hôm qua đã đi .( Nghĩa là mất )

( Thông cảm cho mình câu thứ ba mình ko nghĩ được )

~ Chúc bạn học tốt ~

28 tháng 6 2019

Cảm xúc của Mẹ:

+ Mẹ ko ngủ được

+ Mẹ ko tập trung được vào việc gì cả

+ Mẹ kiểm tra lại những thứ đã chuẩn bị cho con

+ Mẹ lên giường và trằn trọc

Cảm xúc của con:

+ Con rất háo hức hăng hái dọn dẹp đồ chơi bồn chồn nhưng khi mẹ dỗ thì ngủ ngon

+ Giấc ngủ đến với con thật dễ dàng

Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng thao thức hồi hộp suy nghĩ lo lắng của nguời mẹ

#Hk_tot

#Ken

28 tháng 6 2019

#) Tham khảo

-Trong văn bản " Trong lòng mẹ", tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh là: " Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."

-Tác dụng là: Những thứ tác giả muốn cắn, muốn nhai, muốn nghiến cho kì nát vụn đều là những thứ sắc nhọn, cứng. Vì sao tác giả không ví những cổ tục đó với những đồ vật mềm khác để dễ căn, dễ nghiền. Vì tác giả mang nỗi căm phẫn quá độ nên dù đó là vật cứng đến đâu, nhọn đến đâu cũng có thể nghiền nát dễ dàng. Từ đó ta có thể thấy tác giả thực sự căm ghét những cổ tục đã làm khổ mẹ của mình và qua đó ta thấy được tình yêu thương của tác giả đối với mẹ của mình. (còn thấy sự cảm thông, thương xót của tác giả )

~ Hok tốt ~

28 tháng 6 2019

Danh từ:cây cau vườn,sân nhà,tán cau,chiếc ô,mặt trời,mặt trăng,người.

Động từ:xoè,đến,nghỉ nhờ,làm thơ.

Tính từ:trước,xoè.

_Học tốt_