K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2019

Ai bt được???????????

Khối lượng riêng của chì 11300 kg/m3; Khối lượng riêng của sắt 7800 kg/m3 => trong 1 đơn vị thể tích chì nặng hơn sắt. Nên trong bài này 5 viên giống hệt nhau tức là cùng thể tích => viên chì nặng hơn viên bi sắt

+ Lần 1: Chia mỗi bên đia cân 3 viên, đĩa cân nghiêng về bên nào bên đó chứa viên bi chì

+ Lần 2: Lấy 3 viên bi có chưa viên bi chì, chia mỗi bên đĩa cân 1 viên bi sẽ xảy ra hai trường hợp

* Trường hợp 1: cân thăng bằng => viên bi chì là viên bi còn lại

* Trường hợp 2: đĩa cân nghiêng về bên nào thì bêb đó là viên bi chì

14 tháng 8 2019

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của  (bạn của bạn). Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của (bạn của bạn) rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên  (bạn của bạn).  (bạn của bạn) nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán.  (bạn của bạn) sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho  (bạn của bạn) mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và (bạn của bạn) cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ.  (bạn của bạn) thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:  (bạn của bạn) ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp.  (bạn của bạn) nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán,  (bạn của bạn) trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và  (bạn của bạn) đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,... Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,...

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thanh bình yên ả nên em sớm gắn bó với nhiều cảnh đẹp thơ mộng như dòng sông, con đò nhỏ, luỹ tre xanh, đồng lúa chín… Nhưng có lẽ cảnh khu vườn nhà em vào buổi sáng đẹp trời còn in sâu trong kí ức em. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn ấy lòng em rộn lên bao cảm xúc khó tả.

Em thường thức dậy khi trời còn đẫm ướt sương đêm, gió nhè nhẹ thổi, những ngôi sao thức muộn sực tỉnh giấc đang đua nhau hối hả chạy trốn. Trời chớm hè như mang lại lại vẻ đẹp và sức sống mới cho kkhu vườn. Cây lá um tùm và một mùi hương nồng nàn lan toả đâu đây.

Khu vườn nhà em thật là đẹp. Tuy không rộng lắm nhưng được trồng đủ các loại cây nào hoa, cây cảnh, rau xanh và biết bao loài cây ăn trái. Ông mặt trời đã từ từ nhô lên, vén bức màn mây toả muôn vàn ánh hào quang xuống vạn vật, ánh hồng của buổi ban mai chen vào từng cành cây, kẽ lá làm cho khu vườn trở nên đẹp một cách kì diệu. Ngay sát phía đầu sân là mấy chậu cây cảnh được cắt tỉa khéo léo, trông thật đẹp mắt. Tiếp đến là những luống hoa đủ màu đua nhau khoe sắc, toả hương. Đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở, trên cánh hoa còn vương lại những hạt sương long lanh bé xíu như những hạt ngọc. Mới sớm tinh mơ mà bao nhiêu là bướm, ong mật, ong vò vẽ…đã tụ tập về đây hút mật, đuổi nhau. Những chị bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao tìm một nơi yên bình khác.

Bên kia những luống hoa là những luống rau xanh mơn mởn. Rau muống ngọn đều tăm tắp, rau đay mỡ màng, rau mồng tơi xanh non mềm mại, tất cả như đang tràn trề sức sống mãnh liệt. Sau những luống rau là vườn cây ăn quả lô nhô. Đây là cây khế mà tuổi em cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông nội em trồng khi em chào đời. Ngắm nhìn cây, lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cành líu ríu em nhớ ông nội quá. Tận phía góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều ngon nhất. Mùa vải chín cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều chắc là vải đã chín. Tu hú báo mùa vải chín đúng không sai một tẹo nào. Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy.

Mặt trời đã lên cao ánh nắng lan toả khắp không gian, gió vẫn thổi nhè nhẹ, cây lá lao xao. Từng đàn chim kéo nhau về khu vườn chuyền cành, tìm mồi hót râm ran. Những cây bưởi nghiêm trang tư lự bế lũ con đầu tròn trọc lóc. Ông Mít có tuổi năm nay vẫn cho bao nhiêu là quả. Mùi mít chín thơm lừng lan khắp vườn. Dạo bước trong khu vườn ngước mắt lên ngọn dừa nghe đôi chim gáy đang gù mới ngọt ngào tình tứ làm sao. Nắng vàng như rót mật xuống vườn, Những chiéc lá lao xao thì thầm mãi không thôi. Em thấy thật thú vị và yêu khu vườn biết mấy.

Khu vườn nhà em thật sự cuốn hút và ghi lại bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Sau này dù có đi đâu xa em sẽ luôn nhớ về quê hương nơi ấy có khu vườn lưu giữ kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu của em.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 8 2019

a. từ láy "long lanh" đã góp phần đặc tả độ trong, bồng bềnh của làn nước mùa thu. Chỉ với từ láy được được đảo ngữ này thôi đã nhấn mạnh được làn nước mùa thu, trong tới mức có thể nhìn tới tận đáy.

b. Từ láy "lơ phơi", "hắt hiu" cho thấy sự mềm mại, uyển chuyển, như một nét vẽ mượt mà của Nguyễn Khuyến để miêu tả bức tranh cảnh vật mùa thu. Cần trúc vốn gợi sự xuất hiện của người câu cá, nhưng cần trúc lại rất hài hòa, nương theo, gắn mình với thiên nhiên cảnh vật.

c. Từ láy "chờn vờn" cho thấy hình ảnh bếp lửa tuy không rực rỡ, mạnh mẽ nhưng luôn âm ỉ cháy, bếp lửa không tắt cũng giống như tình cảm của bà dành cho cháu trong những năm tháng chiến tranh, dù còn nhiều gian khó nhưng bà luôn dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. 

    Từ láy "ấp iu" bộc lộ trực tiếp tình cảm của bà dành cho cháu. Từ láy nói riêng và câu thơ nói chung mở ra hình ảnh và đôi bàn tay tảo tần của bà vẫn ngày ngày lửa, nhóm lên tình yêu và niềm tin trong cháu.

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.

Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.

25 tháng 10 2019

fuck you hiếu huy

Mái trường nơi đó, ngày đầu tiên em bước chân vào, đứng trước cánh cổng xanh một màu xanh mát mẻ, ươm một màu nắng nhẹ của buổi sớm mai em đến. Cái cảm giác bỡ ngỡ, em cứ tưởng mình sẽ ko có, bởi nó đã đến khi em bước chân vào lớp 1, còn bây giờ là lớp 6, đã 5 năm rồi, nghĩ rằng nó sẽ chẳng đến nữa đâu, nhưng vẫn là cảm giác ấy, sự bỡ ngỡ như những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, cũng bửoi cái mới, cái lạ. Rồi khi đã quen dần, bước vào cánh cổng ấy, sự bỡ ngỡ ngày nào đó mãi là kỉ niệm đẹp. Rồi lớp 7, nhìn trường bằng ánh mắt thân thương quen thuộc, 2 năm nó ko phải là thời gian dài gắn bó, 2 năm ko phải là quá dài nếu như đem so sánh với những anh chị lớp 8, lớp 9, nhưng nó đủ để em cảm nhận được sự thân thương từ ngôi trường này đây, cảm nhận được sự yêu mếm của thầy cô, bạn bè, và cũng đủ để tìm kiếm được mọi ngóc ngách trong trường 1 cách dễ dàng.

13 tháng 8 2019

Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm. Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

https://www.google.com/search?q=d%E1%BB%B1+%C4%91%E1%BB%8Bnh+v%C3%A0+%C6%B0%E1%BB%9Bc+m%C6%A1+c%E1%BB%A7a+em+khi+v%C3%A0o+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+chuy%C3%AAn

Mk sẽ gửi link cho bn

Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!!

13 tháng 8 2019

Vui ko ước mơ gì hết nhưng lúc sau phũ mơ thoát khỏi trường chj t từng thế :))))

@_@....