K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2022

bập bênh, gập ghềnh, khập khễnh, dập dềnh.                                 

    gửi bn

8 tháng 8 2022

là từ nhiều nghĩa

 

7 tháng 8 2022

Câu khiến: Lan tưới rau đi!

Câu khiến: Nam đi học đi!

7 tháng 8 2022

- Lan tưới rau đi!
-
Nam đi học đi!
nhớ tick mik nha

 

7 tháng 8 2022

Bạn viết có dấu hộ mình với ạ

 

7 tháng 8 2022

Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' – 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' – 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.

Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

 

Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải [14] của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)[15]. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hóa đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương… Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc.

Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung… Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hóa giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao.

 

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Ðồn – nơi có thương cảng cổ nổi tiếng một thời (1149), có núi Bài Thơ ghi bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Ðằng – nơi đã từng chứng kiến hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm..

Không chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn hóa Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Ðồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây

Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Cách đây hơn 5 thế kỷ, Nguyễn Trãi đi ngang qua khu vực này và lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là kỳ quan, khi viết trong bài "Lộ nhập Vân Đồn".

Khi mùa đông đi qua, lòng em háo hức đón chờ nàng xuân xinh đẹp với màn mưa xuân dịu nhẹ, trong trẻo như chiếc khăn voan mỏng tô điểm thêm sắc đẹp của nàng.

Trong những ngày đầu xuân, những hạt mưa nhỏ li ti giăng mắc khắp không gian như mạng lưới mờ ảo. Mưa xuân mang theo hơi ấm của sự sống, đánh thức vạn vật cuộn trào lên sức sống sau một giấc ngủ đông dài. Hạt mưa xuân hồn nhiên mơn man những búp nõn đỏ tía của anh lộc vừng hay chồi non xanh biếc của bác bàng, cô phượng vĩ. Nhựa sống bấy lâu được tích tụ, âm thầm trong thân cây xù xì, thì giờ đây nghe tiếng gọi thân thương của mưa xuân sự sống ấy bừng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mấy ai biết được một dòng nhựa nóng đang cuồn cuộn nuôi dưỡng những mầm non bé bỏng ấy?

Từng giọt nước long lanh phản chiếu ánh nắng non tơ, như muôn vàn hạt pha lê đính trên lá cành. Giọt mưa nghiêng mình đậu trên lá cỏ khiến sóng cỏ non xanh tươi mơn mởn chạy dài, nối tiếp nhau trên triền đê trải tới tận chân trời. Em lắng nghe tiếng cựa mình của đất trong tiết trời ấm áp mà mưa xuân đem tới, khi không còn cái lạnh tái tê của mùa đông. Vài chú dế chũi chui ra khỏi hang ngân nga một giai điệu, rồi say sưa uống giọt nước trong veo trên viền lá. Hạt mưa xuân nhỏ bé len lỏi vào từng con đường, ngõ xóm. Tiếng bước chân rón rén ấy cũng đủ làm lay động những nụ hoa mai, hoa đào chúm chím bung nở trong ngày tết. Khiến tết ấm cúng hơn và ngày xuân thêm rực rỡ sắc màu. Trong vườn nhà em, đủ thức hoa nào là những đóa hồng nhung, những chùm mẫu đơn cho tới những giò lan của ông em tự lúc nào đã tự tin phô vẻ đẹp kiều diễm của mình với cơn mưa xuân còn e lệ, ngập ngừng.

Ngày xuân, lũ trẻ chúng em tung tăng được diện quần áo mới, vui đùa trên các nẻo đường. Khi ấy, mưa xuân âu yếm vuốt ve mái tóc tơ của chúng em, mưa thoáng qua chứ không làm ướt áo. Mưa êm ái, nhẹ nhàng, nó không mang sự mạnh mẽ, đột ngột như mưa rào, cũng chẳng tê cóng thấu xương như mưa phùn gió bấc. Làn mưa bụi cứ lặng lẽ như thế gọi mời cả những cánh chim nhỏ trở về từ phương nam.

Mưa xuân trở thành nét đặc trưng cho vùng quê Bắc bộ, bởi vậy mỗi người con xa quê không chỉ nhớ nhung dịp tết sum vầy bên gia đình mà có vương vấn làn mưa bụi mỏng tang. Mưa xuân làm đất trời, con người cũng tràn trề trong xuân tình, trong men say giữa nét thanh xuân tươi trẻ của sự vật, nó như sứ giả tới gọi dậy mầm sống, thắp lên ngọn lửa hy vọng trong lời cầu ước bình an cho cả năm mới đầy hứa hẹn.

Cơn mưa xuân hiền dịu còn đọng lại trong em những hình ảnh đẹp tươi về quê hương. Mai này dù đi đâu về đâu em cũng không quên nét đẹp của nàng xuân phơi phới trên miền đất xứ sở.

Mùa hạ thường có những cơn mưa bất chợt như không báo trước bao giờ.

Bầu trời trong xanh, cao và rộng. Nắng mùa hạ như đang thiêu đốt vạn vật. Cái nắng gay gắt. Cái nắng chói chang làm mọi vật như đang ủ rũ. Rồi bất chợt như ai đem đổ cả nghiên mực lên trời khiến những làn mây xanh như chạy trốn. Cả ông mặt trời cũng chạy trốn, nấp mình sau những chòm mây đen. Chỉ còn lại những đám mây đen ngày càng dày đặc. Gió bắt đầu thổi mạnh. Rồi những tiếng sấm ầm ầm. Sét như những lưỡi gươm tua tủa rạch ngang bầu trời. Không khí như đông đặc lại. Gió mạnh làm những làn cây cong mình như không thể chống đỡ nổi. Gió cuốn bụi mù mịt trên những con đường. Gió làm xào xạc những khóm mía góc vườn. Mọi người hối hả trở về nhà. Những đứa trẻ hồn nhiên hình như lại thích trời mưa. Chúng í ới gọi nhau chạy ra đường như để chào đón trận mưa đang tới. Gà mẹ lục đục dắt đàn con vào tránh mưa nơi những chân đống rạ. Những chú cóc dường như vui vẻ nhất. Nhân dịp này chúng được nhảy ra khỏi những chiếc tổ cũ tha hồ kêu ồm ộp như nói chuyện với ông trời. Những đàn mối bay lượn vui vẻ trong không gian. Mối già bay cao, Mối trẻ bay thấp. Họ hàng nhà mối chỉ góp mặt đông đủ mỗi khi mưa về.

Rồi không bao lâu, trời bắt đầu đổ mưa. Lúc đầu, mưa nhỏ hạt. Rồi những hạt mưa to dần. Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, trên những tàu lá chuối như những bản nhạc vui nhộn. Rồi mưa mỗi lúc một to. Mưa làm ngập ngụa những con đường. Nước mưa tràn ngập những con ngõ nhỏ. Khắp không gian, một màu trắng của mưa. Mưa xối xả như muốn trút hết nước xuống mặt đất. Những chú cá rô nghịch ngợm lách mình lên khỏi ao bèo. Thấp thoáng trên những con đường xa, những chiếc ô với màu sắc sặc sỡ đang vội vã trở về nhà. Một vài chiếc xe máy phóng nhanh làm nước trên mặt đường bắn tung tóe… Những đứa trẻ đã chạy nhanh vào hiên nhà trú mưa. Nhưng chúng vẫn không thôi nghịch ngợm, vẫn xòe tay ra hứng những hạt nước mưa rơi trên mái nhà xuống với ánh mắt thích thú.

Những cơn mưa đến rồi bất chợt đi. Mưa mùa hạ không rả rích đêm ngày mưa thối đất thối cát như mưa mùa đông, không lấm tấm mưa phùn như mưa mùa xuân. Sau cơn mưa, nước mưa chảy thành dòng trên mặt đường. Mọi vật như được cởi bỏ tấm áo cũ dính đầy bụi bặm để khoác lên mình tấm áo mới vẫn còn lung linh những hạt mưa. Những con đường trở nên sạch sẽ và sáng sủa hơn. Những chú giun chui lên khỏi mặt đất. Rồi chúng lại nhanh chóng bảo nhau trở về tổ bởi mẹ con nhà gà đang ráo riết kiếm mồi. Mọi người lại trở lại với những sinh hoạt bình thường của cuộc sống. Những cậu bé lại kéo nhau chạy ra đường nghịch những dòng nước đầy ắp đang chảy thành rãnh lớn. Những hạt nước mưa đang trườn mình xuống đất từ những tàu lá chuối xanh. Bầu trời lại quang đãng và như cao rộng thêm ra. Không khí sau cơn mưa lại trở nên mát mẻ và dễ chịu. Những nàng gió như cũng hiền lành hơn. Nhẹ nhàng lướt thướt kéo mình qua vạn vật. Sau cơn mưa mùa hạ, bầu trời về phía tây bao giờ cũng đỏ ửng. Cầu vồng xuất hiện với bảy sắc màu kì diệu như muốn làm duyên với không gian bao la. Cơn mưa mùa hạ làm những đọt bàng non rụng xuống, rồi hoa bàng rụng trắng cả một góc sân.

Mưa mùa hạ đến và đi bất chợt. Nhưng chính sự bất chợt đó lại để lại những khoảnh khắc không thể quên. Nó làm dịu đi không khí oi nồng, ngột ngạt của mùa hạ đầy lửa, làm con người dễ chịu, thư thái để cảm nhận hương vị của cuộc sống.

7 tháng 8 2022

giúp mik