K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2018

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

18 tháng 12 2018

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
- Nguồn : Google

bạn tra google nha

Học tốt!!!

18 tháng 12 2018

trả lời:

cái gì ko biết thì tra google

hok tốt nhé

10 tháng 3 2019

dở hơi

17 tháng 12 2018

Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.

Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.

Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
 

Thuyết minh về cây hoa gạo .

Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng. Mỗi tháng lại có một mùa hoa để người ta thương, người ta nhớ. Với tôi, tháng ba là mùa hoa gạo. Cho dù có nhạc sĩ tên tuổi gọi hoa bằng cái tên rất đẹp – hoa Mộc miên – thì tôi vẫn chỉ thích được gọi loài hoa dân dã có mầu đỏ rực như lửa cháy khôn nguôi, với những cánh hoa dầy dặn, gợi cảm như đôi môi người đàn bà đang yêu, cũng bằng một cái tên giản dị, quê mùa đầy chất “ẩm thực”- hoa gạo.

Hay bởi tuổi thơ, nhà tôi ở gác hai của một căn nhà nằm trên con phố cổ nhìn ra đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và hồ Gươm. Trước cửa dẫn vào đền có những cây gạo lớn. Tôi biết đến bông gạo lần đầu tiên, ấy là khi một chiều, trời mùa hè đang hầm hập chợt nổi giông gió. Những bông gạo trắng trước cửa đền bỗng bay rợp, khiến cho bầu trời chỉ mù mịt những đám bông nhẹ và trắng tinh như vô hình.

Mẹ chỉ cho tôi: “Bông gạo đấy con ạ. Bông của nó tốt lắm, làm gối rất êm mà lại mát, thấm mồ hôi!” Tôi kinh ngạc. Làm sao mà loại hoa đỏ thẫm, mập mạp, dân dã nhường kia lại dâng hiến cho đời thứ bông thanh khiết nhẹ nhàng nhường kia. Hoa vắt kiệt sức mình, hay đấy là “tâm hồn” hoa đã được thanh lọc, để chỉ mang đến cho đời những giấc mơ bình yên và dịu êm?

Từ đấy, mỗi lần đi học qua cửa đền, thấy những bông hoa gạo đỏ rụng bời bời trên vỉa hè bị ai đó vô tâm, vô tình dẫm nát, tôi thấy xót lắm. Từ đấy, bông gạo trắng tinh như có sức mê hoặc, dẫn dụ tôi. Vào mùa hè đang chang chang nắng, trời bỗng sầm sầm rồi nổi giông.

Từ ban công của căn nhà nhìn ra phía đền, chỉ cần thấy một vài bông gạo bắt đầu bung nở, bay nhè nhẹ trên không trung, là tôi lén mẹ chạy ra đền Ngọc Sơn, đuổi theo nhặt những bông gạo trắng xốp như len, giữa có một cái hạt nhỏ và đen như hạt đỗ đen, lăn tròn trên mặt đất như có chân. Rồi chạy thật nhanh về nhà trước bữa cơm chiều dọn ra. Mẹ tôi dữ đòn vô cùng. Tôi nhớ, gia cảnh dạo đó sa sút lắm, nhưng mẹ vẫn giữ phép nghiêm của những gia đình trung lưu nền nếp.

Cả nhà tôi quây quần quanh mâm cơm trong cơn mưa sầm sập và không khí oi nồng. Bữa cơm thời bao cấp chỉ rặt một loại gạo tồn kho, hạt gạo rời rạc, có khi thoảng mùi mốc. Thức ăn nhiều khi chỉ có bát canh mồng tơi rau đay nấu suông, chút tép rang, lạc rang hoặc vài bìa đậu rán, cùng đĩa cà muối sổi chấm với nước mắm dầm ớt rõ cay. Hôm nào tươi lắm mới có thịt rim mặn hoặc cá rán.

Vậy mà chúng tôi ăn rất ngon miệng. Vậy mà đứa trẻ là tôi vẫn có một cảm giác hạnh phúc ấm áp khó tả, dù mẹ có khi cứ ca cẩm vì mua phải loại gạo mốc “chẳng có chút nhựa nào”. Rồi như vô tình, mẹ kể cho chúng tôi nghe bữa cơm của thợ gặt ngày mùa ra sao. Ấy là mẹ kể lại theo lời của bà ngoại, tức cụ ngoại tôi, chứ mẹ cũng là dân thành phố, sống ở thành phố từ nhỏ có ở quê ngày nào đâu.

Mẹ kể hấp dẫn lắm. “Bát cơm của thợ gặt ấy à. Cơm gạo mới thơm phức, cứ vun gọi là đầy có ngọn, như cái đấu ấy. Thức ăn chỉ có tép rang, dưa muối. Thợ ăn một loáng là sạch trơn!”. Chúng tôi mắt tròn mắt dẹt nghe, lạ lẫm như chuyện ngày xửa ngày xưa…, dù chẳng hiểu “cái đấu” là cái gì. Rồi mâm cơm cũng sạch trơn tự lúc nào. Hay mẹ tôi muốn các con được ngon miệng hơn, quên đi cái thứ gạo rời rạc thường gọi là gạo “mậu dịch”?

Nhưng có những thứ của thời xưa ấy, giờ bỗng thành quý hiếm. Như cái gối bằng bông gạo chẳng hạn. Hằng đêm tôi vẫn gối đầu lên cái gối nho nhỏ nhồi bông gạo mẹ mua ở đâu không rõ. Chiếc gối êm ái, mát rượi, đôi chỗ vẫn lợn cợn những hạt bông ở giữa, nhỏ như hạt đỗ đen. Hằng đêm, tôi gối đầu lên chiếc gối, gối đầu lên tình thương của mẹ, mê mải đọc câu truyện cổ tích có ba mẹ con “con Gạo” và “thằng Nhà” chạy trốn bọn phìa tạo trong rừng sâu.

Còn nhỏ, tôi đã hiểu sự gửi gắm khát khao có gạo ăn, có nhà ở của con người, của nhà văn. Nhưng giờ lớn lên, sao không còn thấy hoa gạo cháy đỏ trời nữa? Nhà cũ của cha mẹ tôi cũng không còn ai ở. Không biết mỗi khi trời giông gió, bông gạo có còn bay trắng xóa cả mắt người nữa không

Nghe tôi kể về tuổi thơ, anh mỉm cười nhìn tôi như đứa em gái nhỏ: “Anh sẽ đưa em đi tìm hoa gạo”. Tôi nhớ, dạo đó là tháng ba, tháng của mùa hoa gạo, mùa trảy hội chùa Hương. Ôi chao, dọc con đường từ suối Yến vào, miên man là hàng cây gạo. Hoa gạo nở đỏ trời.

Những bông hoa như những ngọn nến lớn lập lòe trên cây. Hoa soi cho con người trên đoạn hành trình gập gềnh đến với cửa Phật, với Mẫu Thượng ngàn, trên con đường hướng con người tới cái thiện. Hay hoa soi cho con người nhìn lại chính tâm hồn mình, rọi cả vào những góc u uẩn nhất, nơi những muộn phiền, thất vọng, những buồn đau xưa cũ đang dần quên?

Từ đó, mỗi năm, vào dịp tháng ba hoa gạo nở, anh lại đưa tôi đi tìm, những chuyến đi vô định. Dọc đường gặp biết bao loài hoa. Hoa hồng đỏ thẫm, hoa cúc tím ngát, hoa ly thơm nức. Có cả những cánh đồng hoa cải bên sông vàng rực, những vạt hoa dại trắng li ti, li ti… Nhưng tôi vẫn mải miết đi tìm những bông hoa của ký ức.

Sự ám ảnh và si mê hoa gạo của tôi cũng trở thành nỗi ám ảnh trong anh: “Anh và em thi nhau xem ai phát hiện được hoa gạo trước nhé”. Có những chuyến đi, bất ngờ cây hoa gạo hiện ra trước mắt như tiền định. Có cây thân gốc mốc thếch, sù sì như một người đàn bà từng trải, bản lĩnh và vững chãi. Có cây lại mảnh mai như một thiếu nữ mộng mơ, đang thuở dậy thì. Nhưng dù là đàn bà hay trinh nữ, dù từng trải hay thơ ngây, những cánh hoa gạo đều dầy dặn, đầy sinh khí, cháy đỏ, mãnh liệt một tình yêu với trời đất, với sông núi cỏ cây. Hay với chính nhân gian?

Lại có những chuyến đi mỏi mắt mà chẳng gặp, dù chỉ một cánh hoa. Nhưng bù lại, mới thấy non sông mình như lụa là gấm vóc. Mới thấy được bao thân phận khổ đau mà mỗi người trong số họ như những trang sách hay và bí ẩn mà tôi phải đọc, để hiểu và chiêm nghiệm. Mới thấy thế gian là dâu bể nhưng sự sống và được sống trong đời vẫn là thú vị, thiêng liêng để mỗi ngày qua là một ngày trân quý.

Mới hay khi cái tình trai gái, cái tình của người nam người nữ được xẻ chia với núi sông, với cuộc đời rộng lớn, thì tri kỷ như rễ cây hoa gạo bám chặt vào đất mẹ.

Cảm ơn hoa gạo, cảm ơn loài hoa dân dã, dung dị với những nắm bông nhỏ trắng tinh nhẹ như hơi thở, lại mang đến cho tôi nhiều đến thế, giàu có đến thế và nặng nợ đến thế. Cả con tim biết đập rộn ràng vì tình yêu, vì nghĩa đời rộng lớn. Cả tầm nghĩ và mắt nhìn xa hơn.

Năm tháng cứ rộng dài theo đời người. Cái khao khát có gạo, có nhà trong câu chuyện ngày xửa ngày xưa… con bé tôi từng mải mê đọc, giờ đã thành hiện thực. Đâu đâu cũng có thể bắt gặp những ngôi biệt thự, những chung cư hiện đại. Tôi cũng đã có một ngôi nhà riêng rộng rãi, đẹp hơn nhiều căn nhà nhỏ của mẹ cha nơi phố cổ. Bữa cơm hàng ngày chỉ một loại gạo dẻo thơm, ngon ngọt mà cái tên gạo- Trân châu- hệt ngọc ngà của trời đất.

Vậy nhưng sao lòng người lại bất an? Sao giờ người ta lại ao ước “cổ tích”- bao giờ cho đến ngày xưa? Cái ngày thanh bình, không tệ nạn, không tham lam, hối lộ… Hoá ra, sự bình an của tâm hồn chỉ thật sự trọn vẹn trong sự bình yên nhân thế.

Và không hiểu sao mỗi khi tháng ba về, hay những đêm hè, ngả đầu lên chiếc gối bông mút êm ái, bên ngoài trời nổi giông gió, tôi bỗng trằn trọc nhớ căn gác nhỏ với ban công sơn xanh, nhìn ra đền Ngọc Sơn. Nơi có những cây gạo sừng sững trước cửa đền, như chứng nhân tuổi thơ tôi, với những chiều bông gạo bay trắng trời trắng đất.

Bỗng âm thầm da diết, những bữa cơm quây quần bên cha mẹ bên chị bên em, ăn bát cơm gạo “mậu dịch” chan canh mồng tơi rau đay nấu suông, có quả cà muối sổi chấm nước mắm dầm ớt rõ cay… Và cứ thế mà thao thức…

Hoa gạo ơi!

17 tháng 12 2018

Ko đăng câu hỏi linh tinh !

17 tháng 12 2018

Đăng gì mà linh tinh thế

17 tháng 12 2018
Xương tayXương chân
Giống nhau

- Đều có cấu tạo các phần xương tương ứng với nhau.

- Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng kết hợp với nhau, giúp cho xương vừa có tính dàn hổi và vừa có tính cứng rắn.

- Đều có chức năng đứng thẳng và lao động.

Khác nhau

+ Xương tay nhỏ.

+ Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.

⇒ Thích nghi với quá trình lao động.

+ Xương chân dài, to khỏe.

+ Các khớp ít linh hoạt hơn.

⇒ Thích nghi với dáng đi thẳng ở người.

17 tháng 12 2018

 Sự khác nhau này chứng tỏ sự tiến hóa của con người. xương tay và xương chân được phân hóa để phù hợp với chức năng lao động. 
Xương tay có các xương ngón tay dài nhằm giúp cho việc cầm nắm, xương chân có xương bàn chân lớn và xương ngón chân ngắn, xương cẳng chân dài các khớp linh động phù hợp với việc di chuyển trên đất.

17 tháng 12 2018

14+64+55+522+4551.0=0

hok tốt nha bn

17 tháng 12 2018

=655

mk ko chơi

hk tốt

17 tháng 12 2018

Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son)

 

17 tháng 12 2018

 Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần"
(Bốn tháng rồi)

CHÚC BẠN HỌC TỐT

17 tháng 12 2018

Cái này khó quá

=> Mik ko biết làm 

=> Thông cảm nha !

CHÚC BẠN THI TỐT !

17 tháng 12 2018

Lịch Sử 8:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ 1; tình hình Châu Âu:

+) Xuất hiện một số quốc gia mới

+) Từ năm 1918---> 1923, các nước tư bản Châu Âu đều suy sụp về kinh tế, khủng hoảng về chính trị

+ Có cao trào quốc tế cộng sản được thành lập (1918--->1923)

+ Từ năm 1924---> 1929, các nước tư bản Châu Âu tạm thời ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng nhanh

+ Từ năm 1929--->1939, Châu Âu xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế