K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2020

Ta có:

\(2a^2+b^2-2ab-6a+2b+5=0\)

\(\Leftrightarrow\left[\left(a-b\right)^2-2\left(a-b\right)+1\right]+\left(b^2-4b+4\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b+1\right)^2+\left(b-2\right)^2=0\)

\(\Rightarrow b=2;a=1\)

Khi đó phương trình tương đương với:

\(x^2-2x-m^2-1=0\)

Xét \(\Delta'=1+m^2+1>0\) có 2 nghiệm phân biệt

Không hiểu ý đề bài cho lắm :V

21 tháng 6 2020

 có \(\Delta>0\) rồi xét P<0 là ok. 

Thanks ~~

21 tháng 6 2020

Bài làm:

Ta có: Xét bất đẳng thức sau:

\(\left(x-y\right)^2\ge0\left(\forall x\right)\)\(\Rightarrow x^2-2xy+y^2\ge0\)

\(\Leftrightarrow x^2+2xy+y^2\ge4xy\)

\(\Leftrightarrow\left(x+y\right)^2\ge4xy\Leftrightarrow x+y\ge2\sqrt{xy}\)

Áp dụng bất đẳng thức trêm vào biểu thức:

\(\frac{a}{a+1}+\frac{a+1}{a}\ge2\sqrt{\frac{a}{a+1}.\frac{a+1}{a}}=2.1=2\)

\(\Rightarrow\frac{a}{a+1}+\frac{a+1}{a}\ge2\)

Học tốt!!!!

21 tháng 6 2020

                                                                      Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp

                                                                      Con thuyền xuôi mái nước song song”

Những lời thơ “ Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận gợi nhắc hình ảnh dòng sông Hồng với điệu chảy chầm chậm. Con sông đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam.

Thượng lưu dòng sông bắt nguồn từ miền đất Trung Hoa xa xôi, tự lâu nó đã song hành với nền văn hóa lúa nước của dân tộc. Tên con sông do màu nước luôn đỏ nặng phù sa mà được gọi là sông Hồng. Lòng sông rộng và sâu, ngày ngày thuyền bè đi lại tấp nập trên dòng nước để trao đổi mua bán. Cả con sông lúc nào cũng nhộn nhịp. Con sông nhẫn nại ngày ngày đem nguồn nước phì nhiêu, màu mỡ tưới tắm vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn. Nhìn từ xa, dòng sông uốn lượn mềm mại như tấm lụa điều quý giá, khẽ vắt qua những cánh đồng lúa, ôm ấp nhũng lũy tre, xóm làng. Từ bao đời, sông phản chiếu chiều sâu văn hóa của từng vùng đất mà nó đi qua. Từng con sóng gợn lăn tăn xô nhau tới tận chân trời. Sông Hồng vào mỗi buổi chiều trầm ngâm ngắm nhìn bầu trời sâu vời vợi với những cánh chim nhỏ xinh chao liệng trên bầu trời. Dọc đôi bờ con sông, bao bãi mía nương dâu cứ xanh tốt một màu tới ngút ngàn, lúc nào cây lá cũng xanh mượt mà bởi nguồn nước tưới tiêu dồi dào. Mỗi sớm mai, khi làn sương còn lảng vảng trên mặt sông, nghe như vang vọng tiếng mái chèo gõ vào mạn thuyền của người dân chài. Dưới dòng nước mát lành này, có biết bao loài cá nước ngọt đang tung tăng bơi lội tạo nên nhịp sống sinh động không bao giờ ngơi nghỉ của con sông. Sông Hồng bao dung nuôi dưỡng, ấp ủ những ước mơ tuổi thơ.

Dòng sông như một con người vậy. Đôi khi trầm lặng ánh chiếu sự bình yên của xóm làng với nhịp nước lặng lờ trôi. Có khi vào mùa nước lũ, sông gồng mình lên với những sóng nước cuồn cuộn. Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt, bẳn tính. Con đê lúc này cũng phải chống lưng ngăn những cuộn nước dữ dội. Sông Hồng thay đổi tính cách đến khó lường nhưng đi đâu xa người dân quê em vẫn nhớ về người cố hương hay trái gió trở giời ấy. Nhớ những lúc sông hiền hòa, chảy êm đềm, nhớ những trưa hè, sông dang rộng vòng tay ôm những đứa con bé bỏng vào lòng. Dòng nước vẫn nhẹ trôi mang màu vĩnh cửu của thời gian, nguồn nước ngọt ngào nuôi lớn mảnh kí ức tuổi thơ em.

Sông Hồng mang vẻ đẹp bình dị như chính người nông dân Việt Nam. Dù đi đâu về đâu, hình ảnh dòng sông thân thương còn sống mãi trong tâm trí em.

22 tháng 6 2020

a) miêu tả

b)  CDT1:1 pho tượng đúc đồng 

     CDT2:các bắp thịt cuồn cuộn,

     CDT3:cặp mắt nảy lửa

     CDT4: một hiệp sĩ của trường sơn hùng vĩ

     CDT5:quai hàm bạnh ra

Mô hình cấu tạo:

Phụ trướcTrung tâmphụ sau
1pho tượng đúc đồng 
 các bắp thịt cuồn cuộn
 cặp mắtnảy lửa
mộthiệp sĩ của trường sơnhùng vĩ
 quai hàmbạnh ra

c)ND : nói về vẻ đẹp và sức mạnh của con người mà còn làm hiện lên trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn

21 tháng 6 2020

x= \(\frac{325.\left(325-1\right)}{2}\)

\(=\frac{325.324}{2}\)

\(=\frac{105300}{2}\)

\(=52650\)

1 tháng 4 2022

nhưng chỉ cho biết : – Tỉ số tuổi của hai bố con ở hai thời điểm khác nhau. – Khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm đó. Nhưng ta có thể dễ dàng phát hiện ra một điều kiện nữa của bài toán, đó là “hiệu số tuổi của hai bố con là không đổi”. Từ đó ta có thể giải được bài toán như sau. Giải : Hiện nay, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 7 phần như thế. Ta có sơ đồ thứ nhất :

Hiệu số tuổi của hai bố con hiện nay là : 7 – 1 = 6 (phần) Hiện nay tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là 1 : 6 = 1/6 Sau 10 năm nữa, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 3 phần như thế (mỗi phần bây giờ có giá trị khác mỗi phần ở trên). Ta có sơ đồ thứ hai :

Phân tích : Bài toán yêu cầu tính số tuổi của hai bố con hiện nay nhưng chỉ cho biết : – Tỉ số tuổi của hai bố con ở hai thời điểm khác nhau. – Khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm đó. Nhưng ta có thể dễ dàng phát hiện ra một điều kiện nữa của bài toán, đó là “hiệu số tuổi của hai bố con là không đổi”. Từ đó ta có thể giải được bài toán như sau. Giải : Hiện nay, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 7 phần như thế. Ta có sơ đồ thứ nhất : ? Tuổi con : |——-| ? Tuổi bố : |——-|——-|——-|——-|——-|——-|——-| Hiệu số tuổi của hai bố con hiện nay là : 7 – 1 = 6 (phần) Hiện nay tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là 1 : 6 = 1/6 Sau 10 năm nữa, nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi bố là 3 phần như thế (mỗi phần bây giờ có giá trị khác mỗi phần ở trên). Ta có sơ đồ thứ hai : ? Tuổi con : |——-| ? Tuổi bố : |——-|——-|——-| Sau 10 năm hiệu số tuổi của hai bố con là : 3 – 1 = 2 (phần) Sau 10 năm tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi của hai bố con là 1 : 2 = 1/2 Vì hiệu số tuổi của hai bố con không bao giờ thay đổi nên ta có thể so sánh về tỉ số giữa tuổi con hiện nay và tuổi con sau 10 năm nữa. – Tuổi con hiện nay bằng 1/6 hiệu số tuổi của hai bố con. – Tuổi con sau 10 năm nữa bằng 1/2 hay 3/6 hiệu số tuổi của hai bố con. Vậy tuổi con sau 10 năm nữa gấp 3 lần tuổi con hiện nay. Ta có sơ đồ tuổi con ở hai thời điểm : ? Hiện nay :

Tuổi con hiện nay là : 10 : 2 = 5 (tuổi) Tuổi bố hiện nay là : 5 x 7 = 35 (tuổi) Đáp số : Con : 5 tuổi ; Bố : 35 tuổi