K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2
  1. Việc uống nước nhớ nguồn không chỉ đề cao tinh thần biết ơn mà còn nhấn mạnh vào việc giữ gìn và trân trọng những nguồn tài nguyên quý báu mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta.

  2. Câu nói "Học, học nữa, học mãi" của Lê Nin thể hiện tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng rèn luyện kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

22 tháng 2

Truyện ngụ ngôn chắc chẳng còn xa lạ với chúng ta nữa và câu chuyện “Rùa và thỏ” của La-Phông-Ten cũng vậy. Câu chuyện không chỉ là để giải trí mà còn là bài học sâu sắc. Bài học ấy được gửi gắm và thể hiện qua hai nhân vật: rùa và thỏ.

     Truyện kể rằng, ở rừng sâu kia có con Thỏ huênh hoang, nó cho rằng nó là người chạy nhanh nhất ở đây mà chẳng thèm để ai vào mắt. Thỏ đã chê bai, coi thường Rùa là kẻ chậm chạp, dù có cố gắng cả đời cũng chẳng thể nào nhanh lên được. Nghe vậy, Rùa tức giận và thách Thỏ thi chạy với mình. Kiêu ngạo nắm chắc phần thắng, Thỏ ta nhận lời. Thỏ chạy nhanh nên chỉ một lát đã bỏ lại Rùa ở phía xa. Nhưng Thỏ nghĩ rằng: mình chạy nhanh như thế, Rùa còn lâu mới đuổi kịp chứ đừng  nói là thắng. Nên ta làm một giấc đã. Hết đuổi bướm bắt hoa, rồi ngủ một giấc Thỏ đã bỏ quên Rùa. Rùa biết mình chậm chạp nhưng vẫn chẳng bỏ cuộc, vẫn tiếp tục chạy. Do ngủ quên nên khi Thỏ giật mình tỉnh giấc thì Rùa đã về đích từ lúc nào. Dù không cam lòng nhưng thắng bại đã rõ Thỏ đành phải nhận thua.

Thỏ và Rùa là đại diện cho hai loại người trong xã hội.

Thỏ là kẻ có tài nhưng lại huênh hoang, hống hách coi trời bằng vung để rồi phải lãnh một bài học đắt giá. Ỷ vào việc mình được trời phú cho đôi chân nhanh nhạy, hoạt bát Thỏ lên mặt coi thường những người khác, nghĩ rằng mình là nhất. Đến đây, ta bỗng nhớ đến chú Dế Mèn hống hách của Tô Hoài, kẻ cũng từng nghĩ mình “ đứng đầu thiên hạ”. Và ở thực tế những người tự phụ này có rất nhiều. Họ cho rằng mình tài năng, mình xuất sắc mà xem thường sự cố gắng và nỗ lực của người khác. Nhưng họ đâu biết ở ngoài kia giỏi hơn họ có biết bao người, núi này cao ắt có núi khác cao hơn. Và chẳng cần ngọn núi nào cao hơn thì họ cũng đã thua trên con đường thành công rồi. Vì sao ư? Vậy thì hãy đến với nhân vật Rùa. Rùa là đại diện cho những người tuy không xuất chúng nhưng lại kiên trì, luôn nỗ lực và không bao giờ bỏ cuộc. Ông cha ta đã có câu “ cần cù bù thông minh” và Rùa là người như thế. Biết mình chẳng thông minh bằng nhưng luôn nỗ lực, luôn kiên định với mục đích đề ra và luôn học hỏi tiếp thu. Chẳng  như Thỏ, ỷ mình có tí tài năng thì kênh kiêu coi thường tự phụ, cho rằng mình đã quá hoàn hảo và chẳng cần phải vội vì chẳng ai đuổi kịp mình. Đó quả là một suy nghĩ ngu ngốc, cũng bởi cái suy nghĩ đó mà Thỏ đã thảm bại dưới tay người mà mình từng cười vào mặt.

Qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm đến độc giả một thông điệp vô cùng sâu sắc: hãy luôn khiêm tốn và luôn rèn luyện trau dồi kiến thức. Đặc biệt là đừng bao giờ tự phụ, tự mãn với những điều mình đã.

      Mong rằng từ hai nhân vật trên, chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh sẽ rút ra cho mình bài học ý nghĩa. Hãy luôn học tập không ngừng vì điểm số hôm nay không phải là mãi mãi.

22 tháng 2

- Biện pháp tu từ : So sánh 

" Bóng Bác cao lồng lộng,

Ấm hơn ngọn lửa hồng"

=> Tác dụng : Điểm tô đậm đà hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của dân tộc lớn lao, vĩ đại. Bác hiện lên rõ nét và thật vĩ đại , là tâm điểm của bức tranh phác hoạ màn đêm trong chiến dịch biên giới năm 1950.

Quê nội ơi Mấy năm trời xa cách  Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi Nghe tiếng trời gầm xa lắc... Cớ sao lòng thấy nhớ thương. Ôi cơn mưa quê hương  Đã ru hát hồn ta thuở bé, Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé. Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối,bẹ dừa, Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa. Ta yêu quá như lần đầu mới biết Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre,dừa,như làng xóm quê...
Đọc tiếp

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách 

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

Ôi cơn mưa quê hương 

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối,bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre,dừa,như làng xóm quê hương.

Như những con người - biết mấy yêu thương

Đoạn thơ trênntrichs trong bài thơ Nhớ cơn mưa quê hương-một bài thơ rất hay của tác giả Lê Anh Xuân.Cũng có một văn bản rất hay như thế:Gò me.Có thể nói,cả hai bài thơ đều thể hiện xúc động tình yêu,sự gắn bó thiết tha của lê anh xuân và hoàng tố nguyên đối với quê hương.Qua đoạn thơ và văn bản được nhắc ở trên,em hãy làm sáng tỏ nhận định này

 

0
22 tháng 2

15 820 : 54 

22 tháng 2

tổng cộng là 4 con

Tôi cũng bốn con

 

22 tháng 2

Từ nhỏ cho đến lớn, em có một người bạn thân thiết nhất và luôn quan tâm em nhất, chính là Lan. Lan rất tốt bụng. Sáng nào, cậu ấy cũng dậy sớm, phụ giup ba mẹ làm việc nhà. Hôm nào cũng như hôm nào, cứ đến 6 giờ 15 phút là em lại nghe thấy tiếng: " Linh ơi, đi học Linh ơi" tiếng gọi nhẹ nhàng, ấm áp của cậu ấy hôm nào cũng gọi em đi học đúng giờ. Đén lớp, cậu ấy cũng rất hay giúp đỡ bạn bè. Trong giờ học Lan cũng rất sôi nổi nữa. Vì cạu ấy học rất tốt nên giờ ra chơi, cô giáo hay nhờ Lan kèm giúp các bạn học yếu. Tuy vậy nhưng Lan vẫn luôn quan tâm em, hay hỏi han, trò chuyện cùng em. Lan là một người bạn tuyệt vời. Em mong tình bạn của chúng em sẽ không bao giờ chia lìa.

văn tham khảo, văn mẫu ( ngắn )  
I. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:             Buổi học cuối cùng Buổi học cuối cùng, mai cô giáo về hưu  Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước  Bàn con trai không nghịch đùa, gõ thước Bàn con gái lặng yên, bím tóc cũng nơ hồng.   Cô vẫn là cô, mái tóc hoa râm Bàn tay xương gầy, bám đầy phấn trắng  Giọng nói êm êm, nụ cười như giọt nắng  Sao buổi học...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

            Buổi học cuối cùng

Buổi học cuối cùng, mai cô giáo về hưu 

Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước 

Bàn con trai không nghịch đùa, gõ thước

Bàn con gái lặng yên, bím tóc cũng nơ hồng.

 

Cô vẫn là cô, mái tóc hoa râm

Bàn tay xương gầy, bám đầy phấn trắng 

Giọng nói êm êm, nụ cười như giọt nắng 

Sao buổi học này, chúng em mới nhận ra. 

 

Buổi học cuối cùng, mai cô giáo đã xa 

Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước 

Ai cũng cố ngoan hơn mà không bù đắp được

Những phút giây lười, nghịch để cô buồn.

                                       NGUYỄN THỊ MAI

– Về hưu: nghỉ làm việc do lớn tuổi hoặc do sức khoẻ kém và đã làm việc đủ số năm theo quy định.

– Hoa râm: (tóc) điểm trắng lốm đốm.

Câu 5. (1.0đ) Qua bài thơ trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 6. (1.0đ) Chỉ ra quan hệ từ có trong dòng thơ “Giọng nói êm êm, nụ cười như giọt nắng”.

Câu 7. (1.0đ) Đặt 1 câu về bài thơ trên, trong đó có chứa cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả hoặc điều kiện – kết quả.

1
22 tháng 2

câu 5. qua bài thơ trên, mình phải trân trọng những gì mình đã có ngay từ đầu, không thì sẽ bỏ lỡ cơ hội, tập trung nghe cô giảng bài, để không thì sẽ không còn bù đắp được.

câu 6. dấu phẩy

câu 7. hong bt :)))

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm ) Đọc văn bản sau:                NHÀN              Một mai(1), một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao  Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).                      (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm )

Đọc văn bản sau:

               NHÀN             

Một mai(1), một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).

                     (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II)

* Chú thích:

(1) Mai: dụng cụ đào đất, xới đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai, dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này).

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8: tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cánh hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả.

Câu 3 (0.75 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê có trong hai câu thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu 4 (1.0 điểm): Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng)  

3

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ liệt kê: Một mai, một cuốc, một cần câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh: sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn; vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý…

Câu 4:

Quan niệm khôn – dại của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả.

Câu 5:

Là người sống giản dị, thanh bạch.

– Là người có trí tuệ, cốt cách thanh cao.

– Là người bản lĩnh: coi thường danh lợi.

7 tháng 3

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ liệt kê: Một mai, một cuốc, một cần câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh: sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn; vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý…

Câu 4:

Quan niệm khôn – dại của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả.

=>Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

Câu 5:

Một số gợi ý:

– Là người sống giản dị, thanh bạch.

– Là người có trí tuệ, cốt cách thanh cao.

– Là người bản lĩnh: coi thường danh lợi.