K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

Buổi sáng chủ nhật, em thường theo bà ra công viên tập thể dục.

Tuy trời vừa tờ mờ sáng, nhưng ở đây đã có khá đông người đến tập. Ai cũng ăn mặc gọn gàng, đơn giản, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau. Ở khoảng rộng giữa công viên, các bà, các bác tay cầm quạt, uyển chuyển múa theo điệu nhạc được phát bằng chiếc loa đen. Thỉnh thoảng, bác nhóm trưởng sẽ dừng lại, điều chỉnh động tác cho từng người. Dọc đường đi quanh bờ hồ, vườn hoa, là những cô, bác và bạn trẻ chạy bộ. Từng nhịp chạy đều đặn vang lên, hòa vào tiếng hô 1, 2, 3 của nhóm tập thể dục ở góc cạnh vườn hoa. Lác đác dọc công viên, còn có các nhóm nhỏ chơi cầu lông, tập võ, hay đơn giản là thư giãn cơ thể, ngắm bình binh lên. Điểm chung là ai cũng chăm chú vào việc mình làm, chứ không tụ tập nói chuyện phiếm.

Một hồi lâu sau, mọi người dần thu dọn trở về nhà. Trông ai cũng vui vẻ và phấn khởi hơn hẳn. Bầu không khí ở công viên cũng vì thế mà trở nên sinh động, vui tươi hơn dáng vẻ trầm lắng lúc đầu.

26 tháng 12 2021

Bạn Duy Bảo viết hay đó

Còn bạn Anh Thư làm ơn văn minh một chút nhé!

9 tháng 2 2022

Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.

26 tháng 12 2021

khóc he he he

Học sinh đọc các bài ca dao sau                                    Bài 2                 Công cha như núi ngất trời        Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông                Núi cao biển rộng mênh mông        Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi                       Bài 3         Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương           Nhớ ai dãi nắng dầm sươngNhớ ai tát nước bên đường hôm naoYêu cầu-...
Đọc tiếp

Học sinh đọc các bài ca dao sau

                                    Bài 2

                 Công cha như núi ngất trời

        Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

                Núi cao biển rộng mênh mông

        Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

                       Bài 3

         Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

           Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Yêu cầu

- Nhận biết và đánh giá được một số yếu tố hình thức nổi bật (dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,…)nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, …) của bài ca dao

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh.

- Nhận biết từ và thành ngữ. Giải nghĩa thành ngữ

- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài ca dao

0
Học sinh đọc các bài ca dao sau:                         Bài 1            Công cha như núi Thái sơn        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra              Một lòng thờ mẹ kính cha       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con                                    Bài 2                 Công cha như núi ngất trời        Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông                Núi cao biển rộng mênh mông        Cù lao chín chữ ghi...
Đọc tiếp

Học sinh đọc các bài ca dao sau:

                         Bài 1

            Công cha như núi Thái sơn

        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

              Một lòng thờ mẹ kính cha

       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

                                    Bài 2

                 Công cha như núi ngất trời

        Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

                Núi cao biển rộng mênh mông

        Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

                       Bài 3

         Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

           Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Yêu cầu

- Nhận biết và đánh giá được một số yếu tố hình thức nổi bật (dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,…)nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, …) của bài ca dao

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh.

- Nhận biết từ và thành ngữ. Giải nghĩa thành ngữ

- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài ca dao

1
26 tháng 12 2021

a)Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình

b)

+) Lời ca dao mở đầu ( 2 câu đầu ) bằng lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nuớc.trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”. Cha mẹ sinh ra con, nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thế so sánh với núi sông hung vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha me dù’ thế nào thì chữ hiếu cũng phải được giữ gìn trọn vẹn....

+) ( 2 câu cuối ) Lời khuyên ấy được đúc kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lí đúng đắn muôn đời.Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếu trước hết là phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha me. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ săn sóc mẹ cha… đều là biểu hiện cụ thể của chữ hiếu...........

==> Ta cũng nên hiểu rằng, ngoài bổn phận có hiếu với cha mẹ trong gia đình, ta còn có bổn phận “hiếu với dân” nữa như Bác Hồ đã từng dạy: “Trung với nước, hiếu với dân” là vậy. Đây là một phương châm sống, giúp ta vừa giữ trọn đạo làm con, vừa trở thành người công dân tốt, hữu ích cho xã hội

Mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui và nhiều điều bổ ích. Những giờ học toán, học lý hay học hóa đều khiến đầu óc căng thẳng, tập trung suy nghĩ và tư duy rất nhiều. Nhưng xen vào trong những tiết học căng thẳng đó luôn là những tiết học bổ ích, nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Đó là tiết học môn ngữ văn. Tiết học mà em luôn mong đợi vì nó có thật nhiều điều thú vị. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

Mà mọi thứ không như em vẫn mong đợi. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra mười lăm phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng động, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Cô đọc mẫu cho cả lớp nghe một đoạn. Cô hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm rồi cô gọi các bạn trong lớp đứng lên đọc tiếp bài. Bài thơ được đọc lên từ rất nhiều người, nhiều giọng nói khác nhau. Nhưng tất cả các bạn trong lớp đều cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc. Bài thơ kết thúc. Cô tiếp tục dẫn dắt bài, gợi ý cho chúng em tìm hiểu về bài thơ, để có thể cảm nhận hết được ý thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kéo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống trường vang lên. Cũng là lúc cô kết thúc bài giảng của mình. Cô vui vì tinh thần học tập và sự hăng say xây dựng bài của chúng em. Còn chúng em vui vì qua tiết học chúng em được trả qua nhiều cung bậc cảm xúc và bản thân mỗi người thấy yêu cuộc sống hơn, thấy tự hào, có động lực để chúng em phấn đấu. Cả lớp ai cũng chờ đến tiết văn tiếp theo