K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

- Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

- Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

   + Hằng năm, cứ vào cuối thu…

   + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

b, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

   + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

   + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

   + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

   + Cảm thấy mình trang trọng

   + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

   + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

   + Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sg Ngữ Văn 8 tập 1)

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Bài 2 ( trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện

c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

e, Sân trường rộng dày đặc cả người

g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong buổi tựu trường đầu tiên của bản thân mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường, trường Mĩ Lí, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.

Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên

Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.

  Advertisement: 0:21     Close Player

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Chủ đề của văn bản bản chính là đối tượng mà văn bản đề cập và thể hiện

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

- Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

- Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

   + Hằng năm, cứ vào cuối thu…

   + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

b, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

   + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

   + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

   + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

   + Cảm thấy mình trang trọng

   + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

   + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

   + Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sg Ngữ Văn 8 tập 1)

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Bài 2 ( trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện

c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

e, Sân trường rộng dày đặc cả người

g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Trong lòng mẹ
  • Trường từ vựng
  • Bố cục của văn bản
  • Tức nước vỡ bờ
  • Xây dựng đoạn văn trong văn bản
5 tháng 9 2021

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của em hứng chịu mà nó còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.

5 tháng 9 2021

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả An-đéc-xen đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh một cô bé bán diêm ngồi co ro trong góc tường trong đêm giao thừa vì đói, vì rét, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, họ hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, khi mà em còn được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Dường như thông qua cảnh ngộ của cô bé bán diêm, tác giả lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng thì em lại phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, lạnh lẽo đến vậy. Có lẽ chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Tất nhiên, trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân của các em ấy, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Đơn giản chỉ là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có chút động lực để bước tiếp. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và lan tỏa yêu thương bạn nhé.
 

1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. 

2. Chia sẻ một vài điều về bản thân: 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

1.Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh.

2.Chia sẻ về bản thân : 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi 

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh. Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

5 tháng 9 2021

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh. Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

5 tháng 9 2021

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

 

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

@Aries

#Bống

5 tháng 9 2021

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

đây  nhá t ick mình đi

5 tháng 9 2021

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ. 

5 tháng 9 2021

Mong bạn vt có dấu , mik ko hiểu cho lắm ạ

HT 

5 tháng 9 2021

Mik mo Unikey roi nhung no bi loi nha

Xiin looi

TRẢ LỜI

1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn. Người kể chuyện ngôi thứ nhất. 

2. Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vỗ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

  Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.

3. - Điều em thích ở Dế Mèn: một chàng dế có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, cường tráng, tự tin. 

- Điều em không thích ở Dế Mèn: Tính cách kiêu căng, hống hách, tự phụ. 

Vì : Ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình là một điều tốt nhưng Dế Mèn lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân thì có thể dễ dẫn đến những việc làm sai trái và kết cục đau buồn.  

4. - Những lời Dế Mèn nói với Dế Choắt khi sang thăm nhà và khi được Dế Choắt nhờ giúp đỡ: 

+ “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. … Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.” 

+ “Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.”

+ “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này. Ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”  

→ Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường, khinh khỉnh, dửng dưng, thờ ơ, không chịu giúp đỡ,… 

5. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ ân hận và thậm chí là hốt hoảng do chính Dế Mèn cũng chưa hoàn hồn: Sao? Sao?  "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.". Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Những cảm xúc, suy nghĩ cho thấy Dế Mèn đã thay đổi: Dế Mèn không còn huênh hoang, kiêu ngạo mà biết rằng mình đã sai. Dế Mèn cũng không còn coi thường người bạn là Dế Choắt mà thấy có lỗi, ân hận trước việc làm ngu ngốc của bản thân. Chính cái chết của Dế Choắt là bài học mang giá trị thức tỉnh đối với Mèn. 

6.  Dế Mèn rút ra được bài học: 

+ “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

7. - Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.

- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,… - Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.

- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,… 

5 tháng 9 2021

Tham khảo nhé!!!

“Bác Hồ ơi! Trái tim người vĩ đại
Ôm núi sống nước Việt chảy vào lòng

Trái tim Bác giàu hơn cả rừng vàng
Ôm biển bạc cho đong đầy tôm cá
Cho mai sau và muôn vàn năm nữa
Nước Việt ta sẻ ơn Bác vô cùng.”

Tôi đã đọc được đâu đó những vần thơ ấy. Những vần thơ giản dị mà đầy xúc động về Bác kính yêu. Khi tôi sinh ra, đất nước đã qua thời khói lửa, sống hòa bình và Bác cũng đã ra đi. Qua những trang sách, qua những bài học, tôi tự hào là người Việt Nam, tự hào là con cháu của Người.

Bác Hồ – người con của xứ Nghệ thân yêu, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh hơn người. Những năm tháng tuổi thơ của Người, chỉ biết đến qua sách vở thôi, cũng khiến tôi không thể không rơi nước mắt mỗi lần đọc lại. Cậu bé tinh anh ấy có một tuổi thơ vất vả hơn bao đứa trẻ khác. Năm mẹ cậu sinh thêm đứa em trai, nhưng vì thời buổi khó khăn và sức khỏe quá yếu, mẹ cậu bé Côn ngày ấy đã qua đời. Một mình chú bé 8 tuổi, vừa mất mẹ, bế đứa em đỏ hỏn mấy ngày tuổi trên tay. Em bé khóc vì đói, có mấy người hàng xóm bảo cậu bế em đi xin sữa, nhưng trong suy nghĩ của một đứa trẻ tám tuổi khi ấy đã rất chững chạc. Nguyễn Sinh Côn cho rằng chẳng ai muốn hai đứa trẻ xa lạ, không cha không mẹ lại ở nhà mình, nhất là vào những ngày Tết. Vậy là Côn một mình chăm em cho đến khi cha trở về. Lần đầu đọc cuốn sách ấy, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ tám tuổi. Tôi đã khóc. Khóc vì thương cho đứa bé nhỏ, càng khóc vì thương cho một đứa trẻ tám tuổi như mình đã phải trải qua những đau thương chẳng dễ dàng gì. Khi tôi thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, ngay cả lúc này, khi đã lớn hơn rất nhiều, tôi vẫn cảm thấy một nỗi đau ghê gớm và một sự bất lực đến bi thương. Nhưng đứa trẻ tám tuổi trong câu chuyện ấy, hơn một con người, đó là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, là Bác Hồ kính yêu, Người đã mang ánh sáng cách mạng đến cho một dân tộc lầm than thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Nguyễn Sinh Côn lớn lên, theo cha vào Huế học tập, và từ rất sớm đã quan tâm đến tình hình dân tộc đang bị thực dân xâm lược.

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành đã lên chuyến tàu Đô đốc atouche - Tréville, ra đi tìm đường cứu nước cùng đôi bàn tay trắng. Bác đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, làm mọi nghề: phụ bếp, quét tuyết, và là một trong những thành viên của tờ báo “ Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp. Trong ba mươi năm bôn ba tại nước ngoài, Bác Hồ đã tự học được rất nhiều thứ tiếng. Có những câu chuyện kể lại việc học ngoại ngữ của Người đã trở thành tấm gương sáng của biết bao thế hệ. Chuyện kể rằng ban ngày, Bác làm phụ bếp trên tàu, sau đó sẽ đi quét tuyết ở New York để kiếm sống. Chỉ có ban đêm là thời gian rảnh để học ngoại ngữ. Mùa đông ở Âu Châu lạnh giá như đóng băng, vậy mà con người ấy chỉ có duy nhất một viên gạch để sưởi ấm. Thật cảm động biết bao trước tấm lòng cao cả của Người! Hi sinh mọi hạnh phúc cá nhân vì dân tộc, vì nhân dân mà quên mình, như Tố Hữu từng viết:

“Bác sống như trời đất của ta
Thương từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Sau ba mươi năm đi khắp năm châu bốn bể, Người trở về lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm Cách mạng. Ra đi khi hai mươi tuổi và trở về lúc xế chiều của một đời người, Bác đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì độc lập dân tộc. Bởi vậy mà đâu đó tôi đã từng nghe câu nói, ý đại khái rằng Bác rất nhiều con mà lại không con! Quả thực, ở Trung Quốc, ở Mỹ, ở Nga, hay ở Pháp, có mấy vị Tổng Thống hay lãnh tụ nào như thế.

Ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông cụ Hồ Chí Minh độc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được nhân dân bầu làm Chủ tịch đầu tiên của đất nước ấy, Bác vẫn sống giản dị như một ông cụ của làng quê Việt Nam:

“Nhà lá đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gôi
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Ai đã từng đến thăm lăng Bác hẳn sẽ hiểu những vần thơ trên chân thực đến nhường nào!

Bác không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng về bài học làm người cho lớp lớp những người con của Việt Nam, Bác còn là niềm tự hào của dân tộc, là một tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, ngoài kia, bên kia quả địa cầu có lẽ có người chưa biết đến đất nước hình chữ S nhưng cả nhân loại đều biết đến Hồ Chí Minh như một vĩ nhân, một tấm gương sáng về nghị lực sống.

Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
 
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.