K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2018

Không được đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn

22 tháng 6 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

21 tháng 6 2018

 Ý nghĩa nhân văn của bài thơ "Tự tình II" (Hồ Xuân Hương) là : 
* Thể hiện sự tự nhận thức về bản thân người phụ nữ - điều mà trong văn học Trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI hầu như không thể hiện. 
* Đề cao ý thức cá nhân, ý thức về vẻ đẹp (ngoại hình, tâm hồn,...), thân phận , bản lĩnh, và sự phản kháng khá mạnh mẽ của người phụ nữ trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến 
* Thể hiện khao khát chính đáng và đáng trân trọng của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình,..

21 tháng 6 2018

A. ĐÊM KHUYA CÔ ĐƠN

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

-     Đêm đã về khuya, tiếng trống canh dồn dập từ xa vọng lại. Chỉ có một mình trơ trọi trước cảnh vật. Cái hồng nhan cụ thể hóa cái cá thể dằn vặt, thao thức.

-     Hồng nhan (má hồng) đẹp, cao quý mà đem chữ cái đặt lên trên, hơn nữa còn trơ, trơ cái hồng nhan thì thật là chán chường và khinh bạc. Đem cái hồng nhan đối lập với cảnh vật nước non thì không chỉ thể hiện nỗi buồn bực mà còn như thách thức, mỉa mai một cách chán ngán.

-     Hai câu thơ diễn tả tình cảm cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ đêm khuya thanh vắng, chuẩn bị giãi bày một tâm sự.

B. CẢNH NGỤ TÌNH

1.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

-     Men rượu bốc lên từ cơn say trước đó đã thoảng bay đi, giờ lại tỉnh. Hương rượu chỉ sự thề bồi (gương thề, chén thề). Say rồi tỉnh nói về rượu mà cũng có thể nói về tình. Hương tình dù vương vấn nhưng rồi lại thoảng bay đi.

-     Trăng gợi nhân duyên (trăng thề). Trăng khuyết chưa tròn ngụ ý nhân duyên chưa tròn như mong ước.      .

-  Sau bao lần gặp gỡ, tình dù vương vấn rồi lại thoáng qua mau. Ngày tháng trôi đi, tuổi xanh thấm thoát mà nhân duyên vẫn chưa thỏa lòng mong ước.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

chỉ duyên tình lỡ làng.

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

 Chỉ tình duyên muộn màng.

2.                    

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

-     Sau khi trông lên bầu trời có vầng trăng khuyết xế bóng, nhà thơ nhìn cảnh vật trước mắt. Hết đám rêu này đến đám rêu khác mọc trên mặt đất: thời gian vô tình cứ trôi qua. Nhìn ra xa, mấy hòn núi đá tận chân mây. Núi đá luôn trơ với trời xanh, nhưng núi dù già đến đâu vẫn là non:

Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non.

                                                                                    (Ca dao)

cho nên thiên nhiên luôn vĩnh hằng.

-     Thời gian thì lạnh lùng trôi, không gian non nước cứ vĩnh cửu. Còn con người, trước thời gian và không gian, cảm thấy nhỏ bé, kiếp đời ngắn ngủi, tuổi xuân qua mau...

-     Hơn nữa, rêu không mọc đều đặn tầng tầng, lớp lớp mịn màng mà mọc xiên, lại xiên ngang. Mấy hòn núi không chỉ đứng sừng sững nơi chân mây lại đâm, đâm toạc. Xiên ngang, đâm toạc mạnh mẽ, có vẻ ngang ngạnh, bướng bỉnh, thể hiện một nỗi bực dọc, phản kháng duyên phận, ấm ức duyên tình.

C. LỜI THAN THỞ

1.                          

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

-     Năm tháng trôi qua, xuân đi, rồi xuân lại trở về mà cuộc tình vẫn chưa được vuông tròn.

-     Mùa xuân trở về với thiên nhiên cây cỏ nhưng tuổi xuân vẫn không trở lại với con người. Thực tại phũ phàng: thiên nhiên dường như đối kháng với con người:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

                                                                                    (Xuân Diệu.)

2.                          

Mảnh tình san sẻ tí con con.

-     Có thể người phụ nữ đang ôm mảnh tình để đợi kẻ tình chung. Nhưng thời gian cứ trôi qua, mảnh tình san sẻ đi lại mà vẫn chưa tìm được kẻ chung tình, nên tuổi xuân và tình yêu cứ mòn mỏi.

-     Không được cả cuộc tình, khối tình mà chỉ mảnh tình. Nhưng mảnh tình san sẻ cũng chỉ đáp ứng một tí con con mà thôi. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, tủi buồn của chủ thể trữ tình.

21 tháng 6 2018

 -Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
.-Cái nết đánh chết cái đẹp 
-Giấy rách giữ lấy lề 
    - Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao 
-Đi một ngày đàng 
Học một sàng khôn 
-Học một, biết mười 
     -Dẫu xây chín đợt phù đồ 
Không bằng làm phúc cứu cho một người 

ủng hộ nhé

21 tháng 6 2018
  • Khi miêu tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng, vẻ đẹp của Thuý Vân là một vẻ đẹp “mây thua, tuyết nhường", một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên, điều đó có thể dự báo được cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.
  • Trái lại, vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo, làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”, đẹp đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người.. Một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhiên. Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đến tai hoạ sẽ đến với nàng. Điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.
  • Nguyễn Du cho rằng: “hồng nhan bạc mệnh”, “chữ tài liền với chữ tai một vần” - Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài. Vì vậy, cuộc đời Thuý Kiều sẽ khó bề yên ổn, bình lặng. Nàng luôn gặp nhừng bất hạnh, khổ đau. Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thuý Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn cuộc đời Thuý Kiều thì đầy nỗi tủi nhục.
21 tháng 6 2018

khó

quá 

trời

20 tháng 6 2018

mk còn thức nè kb luôn nha 

mà lần sau đừng gửi câu hỏi linh tinh nha 

20 tháng 6 2018

Dảnh ghê

20 tháng 6 2018

"Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em học một điều quan trọng hơn toán học: Đó là một thực tế phũ phàng của thế giới này. Các em có thể thấy rằng tôi viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi tôi về điều đó cả. Nhưng chỉ cần tôi viết sai một lần, tôi sẽ bị cười cợt chỉ trích. Đó là bài học của hôm nay.

Tôi muốn các em nhớ rằng thế giới có thể sẽ chẳng thèm khen ngợi hay trân trọng dù các em đã làm đúng hàng triệu lần, nhưng sẽ sẵn sàng tấn công các em ngay khi các em làm sai dù chỉ một lần. Nhưng đừng nản lòng, đừng thất vọng. Hãy mặc kệ những chỉ trích đó và tiếp tục làm những điều các em cho là đúng.

Và hãy nhớ khen tặng ai đó khi họ làm đúng, điều đó rất có ý nghĩa với họ đấy!"

20 tháng 6 2018

Cảm ơn bạn nha

21 tháng 6 2018

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km  các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong  

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.



 

21 tháng 6 2018

Bài Làm 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km  các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong  

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.



 

20 tháng 6 2018

Trả lời :

Khi chết

Hok tốt~~~

20 tháng 6 2018

Đố các bạn khi nào chúng ta mới được gần đất xa trời

trả lời

khi mất ( chết )

hok tốt

19 tháng 6 2018

mk nek!!!!!!!

19 tháng 6 2018

mk nữa.

19 tháng 6 2018

Câu 1 (3,0 điểm)

​                                                                       Bài làm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích:
– Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh; dũng khí: sức mạnh tinh thần trên mức bình thường, dám đương đầu với những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.
– Nội dung ý kiến: một mặt phê phán những kẻ hèn nhát tự đánh mất chính mình; mặt khác đề cao những người có dũng khí dám sống là chính mình.

* Bàn luận:
Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:
– Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình:
+ Sự hèn nhát làm cho con người thiếu tự tin, không dám bộc lộ chủ kiến, dễ a dua; không đủ nghị lực để thực hiện những mong muốn chính đáng của bản thân.
+ Sự hèn nhát khiến con người không thể vượt qua những cám dỗ, dục vọng tầm thường; không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác; không dám lên tiếng bênh vực cái thiện, cái đẹp.

– Dũng khí giúp con người được là chính mình:
+ Dũng khí giúp con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám dấn thân theo đuổi những đam mê chính đáng, phát huy cao độ năng lực bản thân.
+ Dũng khí tạo nên sức mạnh kiên cường giúp con người dám đương đầu với nhữngthách thức; dám bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí.

– Mở rộng:
+ Dũng khí không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, bất chấp; sống là chính mình không đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân cực đoan; do đó, con người cần tôn trọng cá tính, sự khác biệt và cũng cần biết hợp tác vì chính nghĩa.
+ Việc dám sống là chính mình của mỗi người sẽ góp phần làm nên bản lĩnh sống của dân tộc.

* Bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức đúng đắn sự tiêu cực của lối sống hèn nhát và sự tích cực của lối sống có dũng khí; từ đó, bày tỏ quan niệm sống của chính mình và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 (4,0 điểm)

                                                                     Bài làm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3 tháng 7 2018

Đây là đề lp9 ạ!